Bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Người bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa. Đây không phải là phương pháp điều trị tối ưu cho mọi đối tượng.

Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch?

Hút dịch khớp gối là thủ thuật y tế nhằm loại bỏ dịch tích tụ bất thường trong khớp gối, thông qua việc sử dụng kim chọc chuyên dụng. Phương pháp này được được chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối, giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng đau nhức cùng tình trạng sưng viêm.

Bị Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch
Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh tràn dịch khớp gối cũng có thể hút dịch

Không ít bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối muốn chọc hút dịch khớp để nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào áp dụng cách này cũng phù hợp. Nếu tùy tiện thực hiện, bệnh chẳng những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy trọng hơn.

Người bị tràn dịch khớp gối chỉ nên hút dịch khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tuy nhiên, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn về phương pháp chọc hút dịch khớp, quá trình thực hiện và những rủi ro có thể xảy ra để chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý.

Xem thêm: Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn?

Trường hợp nào bị tràn dịch khớp gối nên và không nên chọc hút dịch

Phương pháp chọc hút dịch khớp gối không chỉ có tác dụng giảm sưng viêm mà còn giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thông qua mẫu bệnh phẩm được lấy ra. 

Đối tượng được chỉ định hút dịch khớp gối:

Chống chỉ định:

  • Người bệnh mắc chứng chảy máu, đang tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc có chứa thành phần chống đông.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị trầy xước ở vùng da bị chọc hút dịch khớp gối.
  • Người bị máu khó đông, máu thuộc loại hiếm, không có mày dự phòng để truyền sẵn.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn ngoài da hoặc quanh vùng cần chọc kim để hút dịch.
  • Người bệnh huyết áp không ổn định.
  • Trường hợp có tiền sử đau tim
  • Đối tượng bị bệnh tiểu đường.

Quy trình chọc hút dịch chữa tràn dịch khớp gối

Quy trình hút dịch cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối được tiến hành lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá và chuẩn bị

  • Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và lịch sử y tế để xác định xem hút dịch là cần thiết hay không.
  • Vùng da quanh khớp gối được làm sạch và tiệt trùng để tránh nhiễm trùng.
người bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch
Bệnh nhân tràn dịch khớp gối cần được thăm khám, đánh giá kỹ trước khi hút dịch

Bước 2: Gây tê cục bộ

Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê cục bộ tại vùng da và mô xung quanh khu vực dự kiến chọc hút để giảm đau cho bệnh nhân.

Bước 3: Chọc hút dịch

  • Bác sĩ nhẹ nhàng đưa kim chuyên dụng vào trong khoang khớp gối để tiếp cận với vùng dịch tích tụ.
  • Dịch được hút ra thông qua kim và có thể được gửi đi xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch khớp gối chính xác hơn.

Bước 4: Chăm sóc sau thủ thuật:

  • Áp dụng băng ép vùng được chọc hút để giảm sưng và ngăn ngừa chảy máu.
  • Bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh nghỉ ngơi và hạn chế vận động để khớp gối nhanh chóng phục hồi.

Bước 5: Theo dõi và tái khám:

  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi tại nhà để đề phòng dấu hiệu nhiễm trùng hoặc biến chứng nếu có.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Hút dịch khớp gối có đau không? 

Hút dịch khớp gối thường được thực hiện dưới tác dụng của thuốc tê cục bộ. Do đó bản thân quá trình hút dịch không gây đau đớn nhiều. Bệnh nhân có thể cảm thấy áp lực hoặc những cảm giác khó chịu nhẹ khi kim được đưa vào khớp gối.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ tại vùng chọc hút. Tuy nhiên, triệu chứng này thường được kiểm soát tốt với thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Cảm giác đau cũng giảm dần và biến mất sau vài ngày.

Tham khảo thêm: Cách điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em an toàn

Bị tràn dịch khớp gối hút dịch có nguy hiểm không?

Mặc dù thủ thuật hút dịch khớp gối tương đối an toàn nhưng vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn. Đây chính là lý do rất nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chỉ định điều trị vẫn còn phân vân, lo lắng về vấn đề bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch hay không.

Tràn dịch khớp gối nên hút dịch
Hút dịch khớp gối chữa tràn dịch tiềm ẩn một số rủi ro nhất định nên cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện

Những rủi ro có thể gặp khi hút dịch khớp gối bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoang khớp qua vết thương do kim gây ra, dẫn đến nhiễm trùng khớp.
  • Chảy máu: Có khả năng xảy ra chảy máu trong hoặc xung quanh khớp gối sau khi hút dịch.
  • Đau tăng lên: Một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác đau tăng thêm sau khi thủ tục được thực hiện.
  • Tổn thương mô: Có nguy cơ tổn thương các mô xung quanh khớp gối, bao gồm dây chằng và gân.
  • Phản ứng với thuốc tê: Một số bệnh nhân có thể có phản ứng dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn đối với thuốc tê sử dụng trong quá trình hút dịch.
  • Tụ dịch lại: Dịch có thể tích tụ trở lại sau thủ tục, đôi khi đòi hỏi phải thực hiện thêm các biện pháp can thiệp.

Nguy cơ gặp biến chứng sau khi chọc hút dịch khớp tăng lên khi quá trình thực hiện không đảm bảo vô trùng, bản thân bác sĩ/kỹ thuật viên không đủ trình độ tay nghề… Do vậy, người bệnh chỉ nên thực hiện thủ thuật này ở các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn.

12 Lưu ý sau khi chọc hút dịch khớp gối

 Để bệnh nhanh khỏi sau khi chọc hút dịch khớp gối, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, không được cử động nhiều, nhất là ở đầu gối
  • Hạn chế đi lại để trọng lượng cơ thể không bị dồn nhiều ở khớp gối.
  • Chườm đá và thường xuyên kê cao chân để ngăn ngừa tình trạng tràn dịch do chấn thương và ngăn ngừa phù nề.
  • Tiến hành thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát bệnh, tránh trường hợp bệnh tái phát trở lại.
  • Đeo nẹp chân trong những trường hợp cần thiết, theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chú ý luyện tập sức khỏe ở phần cơ đùi để giúp xương khớp dễ vận động, tránh tình trạng nhức mỏi, chấn thương ở khớp.
  • Áp dụng các bài tập thể dục theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh bị thừa cân, béo phì, gây áp lực lên đầu gối.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại vitamin, rau xanh và chất xơ
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo để đào thải các độc tố cho cơ thể.
  • Giữ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng, căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

Như vậy, bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch hay không không phải do người bệnh quyết định mà phải theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được vì quá nóng lòng muốn bệnh nhanh khỏi mà tìm đến các cơ sở khám chữa “chui, không đáp ứng đủ điều kiện chọc hút dịch khớp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?
Lựa chọn được loại thuốc phù hợp có thể giúp chữa khỏi bệnh tràn dịch khớp gối mà không phải can thiệp ngoại khoa. Do đó, vấn đề bị tràn…
Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt.…

Tràn dịch khớp gối có nên uống Glucosamine

Người bị tràn dịch khớp gối nên uống Glucosamine để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm và giảm đau.…

Siêu âm tràn dịch khớp gối ở bệnh viện nào chính xác nhất

Kết quả siêu âm tràn dịch khớp gối có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.…

7 cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả, thông dụng

Có nhiều cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền…

Bệnh tràn dịch khớp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tràn dịch khớp không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt thường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua