Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối – Biểu hiện và cách điều trị
Viêm bao hoạt dịch khớp gối là một trong những căn bệnh về xương khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gây các triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ và nóng ở khớp gối.
Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối là gì?
Màng bao hoạt dịch là lớp trong cùng của bao hoạt dịch là một lớp màng mỏng nối với khớp gối và có chứa chất bôi trơn. Vai trò chính của lớp màng này là tiết dịch giúp hệ thống xương khớp hoạt động trơn tru hơn và thuận lợi hơn. Đồng thời giúp bảo vệ và nuôi dưỡng sụn khớp, kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, khi bao hoạt dịch ở khớp gối bị nhiễm trùng hoặc tổn thương sẽ dày lên, làm tăng tiết hoạt dịch dẫn đến tình trạng viêm màng bao hoạt dịch, gây đau nhức và sưng tấy.
Dấu hiệu viêm màng bao hoạt dịch khớp gối
Một vài dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết viêm màng bao hoạt dịch như:
- Khớp gối có triệu chứng đau nhức và tê cứng
- Đau xảy khi bệnh nhân di chuyển hoặc dùng tay ấn vào vùng xung quanh khớp gối
- Khớp gối bị sưng và nóng đỏ
Ngoài các triệu chứng nêu trên, nếu thấy khớp gối có những biểu hiện kèm theo dưới đây, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện thăm khám.
- Đau nhức ở đầu gối kéo dài liên tục trong khoảng 1 – 2 tuần
- Đau xảy ra ngay cả những lúc không tác động
- Người bệnh lên cơn sốt
- Cơn đau nhói xuất hiện khi bệnh nhân tập thể dục
- Xung quanh đầu gối có tình trạng đỏ tấy, nổi mẩn, phát ban và bầm
Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp gối
Theo các chuyên gia khoa xương khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể là do bệnh nhân thực hiện lặp đi lặp lại các động tác giống nhau trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra, bệnh hình thành có thể là do quá trình lão hóa xương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh này thường xảy ra ở người già có chức năng xương yếu dần. Bên cạnh đó, viêm bao hoạt dịch khớp gối cũng có thể là do các thủ phạm sau:
- Bệnh gout
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh đái tháo đường
Biến chứng của bệnh viêm màng bao hoạt dịch khớp gối
Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Gây phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở khớp gối như thoái hóa khớp gối, u nang bao hoạt dịch khớp gối, thấp khớp hoặc viêm khớp gối.
- Làm giảm khả năng vận động ở khớp gối, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng tê hoặc bại liệt khớp gối.
- Tràn bao hoạt dịch khiến khớp bị sưng to và phù nề. Nếu không được chữa trị có thể gây nhiễm khuẩn khớp.
Điều trị bệnh viêm màng bao hoạt dịch khớp gối
Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân nên tiến hành điều trị sớm.
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm màng bao hoạt dịch khớp gối, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp x – quang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, siêu âm hoặc các xét nghiệm phân tích dịch viêm. Dựa vào kết quả, tùy thuộc mức độ bệnh nặng hay nhẹ, họ sẽ đề nghị phương pháp điều trị phù hợp với từng người.
Một số biện pháp điều trị viêm màng bao hoạt dịch khớp gối thường được dùng như:
1. Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid giúp khắc phục triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra trong thời gian ngắn. Nhóm thuốc ibuprofen như advil và motrin hoặc naproxen,.. thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng để giảm đau trong trường hợp nhẹ. Mặt khác, trong một số trường hợp bệnh chuyển nặng, thuốc corticosteroid dưới dạng tiêm trực tiếp sẽ giúp giảm đau và chống viêm, ngăn ngừa phá hủy sụn khớp.
2. Thực hiện vật lý trị liệu
Phương pháp này chỉ áp dụng ở những đối tượng bệnh nhẹ, giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng đau nhức. Người bệnh có thể sử dụng chườm đá hoặc chườm nóng để làm giảm sưng tấy và đau ở khớp gối. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thực hiện các bài tập trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho hệ cơ bắp, giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát.
3. Phẫu thuật bao hoạt dịch
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khi bệnh chuyển nặng, gây biến chứng và điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả tốt. Mục đích của phẫu thuật là hút chất dịch ở bao hoạt dịch bị tổn thương ra ngoài, đồng thời kết hợp thêm một số thuốc đặc trị khác, giúp cải thiện bệnh.
Lưu ý: Điều trị viêm màng bao hoạt dịch bằng phẫu thuật thường không được khuyến khích. Bởi trong và sau quá trình phẫu thuật thường xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Vì vậy, nếu không thật sự cần thiết, bệnh nhân không nên lựa chọn chữa bệnh bằng phương pháp này.
Biện pháp phòng tránh viêm bao hoạt dịch khớp gối chuyển nặng
Một số biện pháp giúp phòng tránh viêm bao hoạt dịch khớp gối như sau:
- Không nên mang vác vật nặng để hạn chế giảm sức ép đè nén lên khớp gối, giảm yếu tố nguy cơ gây tổn thương bao hoạt dịch.
- Tránh các tư thế như đứng, ngồi hoặc quỳ gối quá lâu
- Luyện tập thể dục thể thao giúp cải thiện chức năng hệ thống cơ xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi tập, người bệnh không nên giữ khớp ở một tư thế trong thời gian dài, đặc biệt là các động tác liên quan đến khớp gối. Tốt nhất, bệnh nhân nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, khí công hoặc bơi lội để giảm áp lực lên khớp gối, hạn chế tổn thương.
- Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm màng bao hoạt dịch. Vì vậy, để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức trung bình.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có tính chất chống oxy hóa, kháng viêm và chống khuẩn như cá nhiều acid béo omega – 3, việt quất nhiều flavonoid và vitamin C,…. Hạn chế ăn thức ăn hoặc đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, tiêu, ớt,…
- Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại không chỉ tác động xấu đến hệ xương khớp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh không nên hút thuốc.
Viêm màng bao hoạt dịch không chỉ gây tác động xấu đến chất lượng đời sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh này. Tốt nhất nên thăm khám khi đầu gối xuất hiện biểu hiện khác thường. Việc chủ động phòng tránh sẽ giúp ngăn chặn những hệ lụy xấu có thể xảy ra trong tương lai.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!