Viêm dây chằng khớp háng và những điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Viêm dây chằng khớp háng khiến bệnh nhân bị sưng tấy, đau nhức, khó chịu kéo dài ở phần xương háng và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày.

Viêm dây chằng khớp háng
Viêm dây chằng khớp háng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay

Những điều cần biết về bệnh viêm dây chằng khớp háng

Viêm dây chằng khớp háng là một bệnh lý liên quan đến xương khớp, rất thường hay gặp ở những người lao động nặng, nhất là phụ nữ. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp nếu bệnh nhân không có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số thông tin cần thiết, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm dây chằng khớp háng.

1. Thủ phạm gây viêm dây chằng khớp háng

Dây chằng khớp háng là bộ phận liên kết các xương khớp háng lại với nhau, giúp con người có thể vận động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, một khi khớp háng bị viêm, người bệnh sẽ khó có thể đi lại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dây chằng khớp háng, bệnh nhân cần phải biết để phòng bệnh cho bản thân mình.

– Lão hóa do tuổi tác

Tuổi tác cũng là yếu tố khiến người bệnh bị viêm dây chằng khớp háng. Tuổi tác càng cao thì dây chằng khớp háng hoạt động kém linh hoạt hơn. Chỉ cần người bệnh thực hiện một hoạt động nặng sẽ rất dễ khiến người bệnh bị viêm dây chằng, đau nhức ở háng.

Viêm dây chằng khớp háng
Tuổi tác cao là nguyên nhân gây viêm dây chằng khớp háng

– Lao động quá sức

Những người thường xuyên vận động, đi lại nhiều trong khoảng thời gian gấp, nhất là mang vác các vật nặng khiến cho trọng lượng dồn nhiều ở phần chân và khớp háng. Tình trạng này lặp lại trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho cơ dây chằng khớp háng bị quá tải, khó có thể vận động được như ban đầu và dễ gây ra tình trạng viêm.

– Chấn thương do hoạt động thể thao

Một số người bị viêm dây chằng khớp háng là do chơi các bộ môn thể thao như bóng đá, tennis, chạy nhảy, bóng rổ, bóng chày,… khiến cho dây chằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời, thời gian dài, dây chằng ở khớp háng sẽ nhanh chóng bị kéo căng ra và gây viêm.

– Mắc phải một số bệnh lý khác

Nếu người bệnh có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp háng, thoát vị đĩa đệm, chấn thương khớp háng, đau dây thần kinh tọa,… cũng sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm dây chằng khớp háng khá cao.

2. Triệu chứng bệnh viêm dây chằng khớp háng

Viêm dây chằng khớp háng là căn bệnh có triệu chứng tăng dần. Chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân đã không thể phát hiện bệnh, dẫn đến không thể điều trị bệnh kịp thời. Thông thường, bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ có những triệu chứng như sau.

– Đau nhức, khó chịu ở háng

Ban đầu cơn đau chỉ thoáng qua và biến mất trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, về sau, bệnh viêm dây chằng khớp háng khiến cho người bệnh không thể leo cầu thang cũng như thực hiện các hoạt động đi bộ. Cơn đau có thể kéo dài thường xuyên, dai dẳng, gây khó chịu ở khớp háng.

– Cơn đau lan nhanh ra các bộ phận xung quanh

Ngoài đau nhức khớp háng, người bệnh còn phải đối diện với tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng mông, bụng. Dần dần, các bộ phận như đùi, đầu gối, tay, chân, lưng cũng có dấu hiệu đau nhức. Người bệnh chỉ có thể ngồi một chỗ, nếu càng di chuyển thì cơn đau càng tăng nhanh.

– Khớp háng bị sưng, đỏ, nóng

Viêm dây chằng khớp háng khiến cho bệnh nhân đối diện với tình trạng khớp háng bị đỏ, nóng, sưng tấy. Nếu dùng mắt quan sát, người bệnh sẽ thấy khớp háng sưng phù lên. Đồng thời, dùng tay ấn vào, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu và phần khớp háng thường bị nóng.  

Viêm dây chằng khớp háng
Khớp háng bị sưng tấy đỏ do dây chằng bị viêm

– Cứng khớp, không thể cử động khớp háng

Mỗi buổi sáng thức dậy, người bệnh sẽ bị cứng ở khớp háng. Mọi cử động, đi lại đều gặp rất nhiều khó khăn. Người bệnh thường đi tập tễnh, chuyển động khớp háng bị hạn chế và phải nghỉ ngơi trong thời gian dài mới có thể vận động được.

– Sốt nhẹ về chiều

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm dây chằng khớp háng, bệnh nhân sẽ rất dễ bị sốt nhẹ. Những cơn nóng sốt sẽ diễn ra thường xuyên, nhất là vào buổi chiều, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

– Hạn chế đi lại

Khớp háng bị sưng tấy, viêm khiến cho việc đi lại của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Người bệnh sẽ khó thực hiện các hoạt động như đi lên cầu thang, di chuyển trong nhà, đứng lên ngồi xuống,…

3. Phương pháp điều trị viêm dây chằng khớp háng

Viêm dây chằng khớp háng là bệnh lý có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như teo khớp, hoại tử chỏm xương đùi, bại liệt,… Chính vì vậy, ngay khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

– Sử dụng thuốc kháng viêm

Với trường hợp, người bệnh bị viêm dây chằng khớp háng ở mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm để uống. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng như ibuprofen, aspirin, diclofenac, naproxen,… Ngoài ra, paracetamol là loại thuốc được dùng để giảm đau, hạ sốt cho người bệnh trong trường hợp cần thiết.

Viêm dây chằng khớp háng
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm dây chằng khớp háng

– Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh bị viêm dây chằng khớp háng ở giai đoạn nặng, không thể cử động được phần khớp háng phải tiến hành phẫu thuật để thay khớp háng. Đây là phương pháp cuối cùng giúp người bệnh có thể vận động, đi lại bình thường. Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải bệnh nhân nào cũng được bác sĩ chỉ định để thực hiện.

Ngoài việc áp dụng những phương pháp trên, người bệnh viêm dây chằng khớp háng cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Vận động nhẹ nhàng, không được đi lại quá nhanh, gây áp lực cho khớp háng.
  • Thường xuyên xoa bóp, massage theo phương pháp được bác sĩ hướng dẫn.
  • Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm dây chằng khớp háng. Khi tiến hành điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng các phương pháp chữa trị dân gian được truyền miệng, khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

→ Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc Đông Y điều trị bệnh viêm khớp – Trung tâm thuốc dân tộc

Chia sẻ:
Bài thuốc điều trị viêm khớp bằng đông y hiệu quả

Các bài thuốc điều trị viêm khớp bằng đông y thường sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá an…

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau và ảnh hưởng đến chức năng vận động. Điều trị kịp thời giúp…

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý về xương khớp, gây ra những cơn đau nhức mà người bệnh rất…

Tôi chữa khỏi bệnh viêm khớp gối không chỉ nhờ bài thuốc quý

Bị viêm khớp gối gần 6 năm, đã từng nằm viện, cắt thuốc bắc, thuốc nam rồi dùng các bài…

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp gối thường gây đau buốt, tê nhức, cản trở vận động. Nếu không được chữa trị kịp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua