Bệnh viêm khớp vẩy nến – Chẩn đoán và điều trị
Bệnh viêm khớp vẩy nến là một dạng viêm khớp mãn tính chủ yếu xảy ra ở những người từng mắc vảy nến biến chứng viêm khớp. Vậy, viêm khớp vảy nến có chữa được không và chữa bằng cách nào hiệu quả? Mời người bệnh và bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết sau để tìm hiểu kiến thức bệnh và giải pháp chữa trị hiệu quả nhất từ thảo dược thiên nhiên do bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tư vấn.
Bệnh viêm khớp vẩy nến là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm ở khớp do hậu quả của bệnh vảy nến nặng gây biến chứng. Bệnh gây tổn thương, sưng đau khớp đi kèm với sự xuất hiện của các mảng da bị viêm, ngứa, đỏ có vảy bạc đặc trưng của bệnh vẩy nến.
Bệnh thường phát triển ở 10 – 30% những cá nhân có tiền sử mắc bệnh vẩy nến ngoài da. Nam, nữ đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Độ tuổi mắc viêm khớp vẩy nến phổ biến là từ 30 đến 50.
Khi viêm khớp vẩy nến không được điều trị tốt, tình trạng viêm có thể lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Một số biến chứng của bệnh đã được ghi nhận như:
- Làm biến dạng móng tay, thay đổi màu sắc, mất móng
- Viêm màng bồ đào, đau mắt đỏ, suy giảm thị lực
- Bệnh viêm ruột, viêm đại tràng
- Viêm phổi kẽ, ho, khó thở
- Làm mạch máu dày, cứng và bị sẹo hóa. Từ đó dẫn đến đau tim và đột quỵ
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Lo lắng, trầm cảm
- Viêm khớp vẩy nến lâu ngày gây phá hủy các khớp và dẫn đến biến dạng khớp, tàn tật vĩnh viễn
Bệnh viêm khớp vẩy nến không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các triệu chứng bệnh thường có khuynh hướng thuyên giảm trong thời gian mang thai. Mặc dù vậy, bạn cần nhớ rằng, một số loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh có thể di truyền sang trẻ trong quá trình mang thai. Vì vậy, bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ về ý định mang thai trong thời gian bị.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến
Viêm khớp vẩy nến có thể xảy ra ở một khớp riêng lẻ trên cơ thể hoặc các cặp khớp có tính chất đối xứng như khớp gối, khuỷu tay, khớp ngón tay hay khớp háng… Các dấu hiệu của bệnh đặc trưng là sưng đau các khớp, kèm theo bong tróc da, có thể phân biệt ở các loại viêm khớp do vảy nến bao gồm:
- Viêm khớp vẩy nến đối xứng: Bệnh ảnh hưởng đến các khớp đối xứng cùng lúc và chiếm khoảng 50% trong tổng số bệnh nhân.
- Viêm khớp vẩy nến không đối xứng: Bệnh có thể phát triển ở một đến 3 khớp trong cơ thể. Các triệu chứng ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào, chẳng hạn như bạn có thể bị viêm ở khớp đầu gối, khớp háng và một vài khớp ngón tay. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 35%.
- Bệnh viêm khớp vẩy nến ngoại biên ( DIP ): Khớp bị bệnh thường là các khớp ngón tay và ngón chân. Đôi khi bệnh viêm khớp vẩy nến ngoại biên thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm xương khớp – một bệnh mãn tính gây ra sự suy giảm của sụn và xương ở khớp.
- Viêm cột sống dính khớp: Bệnh ảnh hưởng đến cột sống và có thể gây viêm, cứng đốt sống ở cổ, lưng dưới, khu vực vùng chậu, khiến cho việc vận động trở nên khó khăn. Viêm cột sống cũng có thể tấn công các mô liên kết, chẳng hạn như dây chằng.
- Viêm khớp mutilans: Đây là loại viêm khớp vảy nến nghiêm trọng nhất. Bệnh gây biến dạng và phá hủy các khớp nhỏ ở ngón tay và ngón chân gần móng nhất. Điều này dẫn đến mất chức năng của các khớp liên quan. Nó cũng liên quan đến các cơn đau ở lưng và cổ . May mắn thay, loại viêm khớp vẩy nến này là rất hiếm gặp.
Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?
Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho khớp nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bệnh. Trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến trước đó, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết nếu bạn bị đau khớp
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vẩy nến
Bệnh viêm khớp vẩy nến xảy ra khi có sự rối loạn trong hoạt động của hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô khỏe mạnh dẫn đến viêm trong khớp. Đồng thời kích thích sự tăng sinh quá mức của các tế bào da.
Mặc dù nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường sống. Khoảng 40% bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh.
Các yếu tố kích hoạt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Chấn thương da: Vết trầy xước, viêm da hay nhiễm trùng… đều có thể kích hoạt vẩy nến bùng phát.
- Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời: Một số bệnh nhân nhận thấy tia UV trong ánh nắng mặt trời khiến các triệu chứng của họ trở nên trầm trọng.
- Nhiễm liên cầu khuẩn: Khi xâm nhập vào cơ thể, liên cầu khuẩn có thể gây bệnh viêm khớp vẩy nến, bệnh vẩy nến thể giọt hay vẩy nến mảng bám.
- Nhiễm HIV/AIDS: Một cá nhân bị viêm khớp vẩy nến thường phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi nhiễm HIV/AIDS.
- Thuốc tân dược: Một số loại thuốc như Lithium, thuốc chẹn bêta, thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm… khi sử dụng trong thời gian dài có thể kích hoạt bệnh phát triển.
- Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến ở nam giới.
- Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi hormone thường làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp vẩy nến
Bên cạnh việc trao đổi về những triệu chứng bạn đang gặp phải, lịch sử sức khỏe của bản thân và gia đình, bác sĩ còn thực hiện một số kỹ thuật sau để chẩn đoán viêm khớp vẩy nến:
– Kiểm tra thể chất: Kiểm tra các khớp có dấu hiệu sưng, đau; kiểm tra các dấu hiệu bất thường tại móng tay.
– Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang đánh giá mức độ tổn thương khớp. Chụp cộng hưởng từ MRI quan sát chi tiết biến đổi cấu trúc mô cứng và mô mềm tại khớp bị ảnh hưởng.
– Xét nghiệm máu: Nếu chưa chắc chắn về kết quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu kiểm tra kháng thể RF để chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm khớp vẩy nến với các căn bệnh khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout.
-Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ dùng kim để lấy một lượng dịch nhỏ từ khớp bị ảnh hưởng.
Cách điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến
Mục tiêu chính của việc điều trị viêm khớp vẩy nến là làm giảm các triệu chứng. Đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một số biện pháp được áp dụng:
1. Chữa viêm khớp vảy nến tại nhà bằng dân gian
Các mẹo tự nhiên được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ. Cách chữa tại nhà nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hầu hết đều được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian, chưa được chứng mình về hiệu quả. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Dùng nha đam: Gel nha đam chứa anthraquinone, saponin hay axit salicylic, giúp làm dịu vùng da bị vảy nến, giảm viêm ngứa và hạn chế bong tróc. Bôi gel nha đam lên vùng da vảy nến 1 – 2 lần/ngày.
- Trị viêm khớp vẩy nến bằng củ nghệ: Củ nghệ vàng có đặc tính chống viêm mạnh. Dùng nghệ làm gia vị trong các món ăn hoặc uống viên nang nghệ để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Giấm táo: Axit trong giấm táo có thể giúp giảm ngứa da do viêm khớp vẩy nến. Nguyên liệu này được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 và thoa trực tiếp lên khu vực cần điều trị vài lần mỗi tuần.
- Tắm với muối Epsom: Ngâm mình trong bồn nước ấm được pha với muối Epsom có thể giúp làm dịu da, giảm đau và viêm khớp. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thì không nên áp dụng mẹo này.
2. Chữa viêm khớp vẩy nến bằng thuốc
Các thuốc trị viêm khớp vẩy nến có thể được lựa chọn bao gồm:
– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID):
Nhóm thuốc này bao gồm một số loại phổ biến như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Advil, Motrin, các chất ức chế COX-2 ( Celecoxib hay Etoricoxib ). Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Dùng NSAID có thể gây một số tác dụng phụ như loét dạ dày, viêm ruột, khó tiêu…
Người bị viêm khớp vẩy nến thường được chỉ định thuốc kháng viêm không steroid
– Thuốc Corticosteroid:
Corticosteroid có thể giúp giảm sưng đau ở khớp nhưng có tác dụng mạnh hơn. Thuốc có thể được chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp với hiệu quả kéo dài tháng. Dạng viên uống giảm đau và sưng nhiều khớp. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lâu dài thường gây ra nhiều rủi ro. Đặc biệt bệnh vẩy nến có thể bùng phát dữ dội. Các tác dụng phụ của Corticosteroid bao gồm: yếu cơ, tăng lượng đường và mỡ trong máu, bệnh Glôcôm tăng nhãn áp, suy tuyến thượng thận, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng, teo da, mỏng da…
– Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ( DMARDs )
DMARDs phổ biến là Leflunomide, Sulfasalazine, Methotrexate…hoạt động bằng cách giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây viêm trong khớp. Thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của viêm khớp vẩy nến. Thuốc DMARDs thường bắt đầu cho hiệu quả sau vài tuần đến vài. Vì vậy bạn cần kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Thuốc ức chế miễn dịch:
Có tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, kiểm soát không cho bệnh viêm khớp vẩy nến tiếp tục tiến triển nặng hơn. Các thuốc ức chế miễn dịch được dùng phổ biến nhất gồm có: Imuran, Azasun, Gengraf, Sandimmune hay Neoral. Sử dụng những loại thuốc này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Thuốc ức chế TNF-alpha:
TNF-alpha có thể giúp cải thiện được tình trạng sưng, đau và cứng khớp vào buổi sáng do bệnh viêm khớp vẩy nến gây ra. Các thuốc ức chế TNF-alpha gồm có: Enbrel, Remicade, Humira, Simponi, Cimzia. Trong quá trình sử dụng cần thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc như nhiễm trùng, rụng tóc, buồn nôn hoặc đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày.
– Một số loại thuốc chữa bệnh viêm khớp vẩy nến khác:
Bên cạnh các loại thuốc trên, bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ nhằm cải thiện tình trạng khô, ngứa và bong tróc da do vẩy nến gây ra. Ví dụ như Axit salicylic, kem steroid, Tazarotene, hay Calcitriol…
3. Điều trị viêm khớp vẩy nến bằng liệu pháp sinh học
Thuốc sinh học ức chế các hóa chất đặc biệt trong máu và ngăn chặn không cho chúng kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào khỏe mạnh tại khớp. Các thuốc sinh học bạn có thể được chỉ định bao gồm:
- Adalimumab
- Certolizumab
- Etanercept
- Golimumab
- Infliximab
- Secukinumab
- Ustekinumab
- Ixekizumab
- Tofacitinib
Tác dụng phụ phổ biến nhất của liệu pháp điều trị sinh học là phản ứng ở vùng da bị tiêm thuốc, như đỏ, sưng hoặc đau. Đôi khi bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác ảnh hưởng đến chức năng gan, thận hoặc thay đổi công thức máu. Vì vậy, cần phải xét nghiệm máu hoặc nước tiểu thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường này.
Ngoài ra, 1 số biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu cũng được chỉ định để giảm các triệu chứng viêm khớp vảy nến. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, mất khả năng vận động có thể được chỉ định phẫu thuật. Nhưng phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, tiềm ẩn rủi ro và tốn kém.
4. Chữa viêm khớp vảy nến theo Đông y bằng bài thuốc hoàn chỉnh
Tất cả các phương pháp kể trên đều có những ưu điểm và nhược điểm. Nhưng các phương pháp này chỉ tập trung giảm triệu chứng bệnh mà quên đi gốc rễ gây ra bệnh. Theo quan điểm Đông y, vảy nến là do phong hàn, phong nhiệt, tà độc, nhiệt độc, huyết táo mà ra. Lâu dần không được điều trị, các yếu tố gây hại này tấn công vào khớp và gây viêm khớp.
Do đó, nếu chỉ chú trọng vào điều trị các triệu chứng sưng đau khớp mà căn nguyên gây bệnh từ vảy nến vẫn còn đó thì việc điều trị trở nên vô ích. Dù có may mắn thoát khỏi tình trạng viêm khớp thì khi vảy nến bùng phát tình trạng viêm khớp lại tái phát.
Chính vì vậy, Đông y với chủ trương điều trị chậm mà chắc, kết hợp điều trị cả trong lẫn ngoài đem lại hiệu quả toàn diện. Trước hết điều trị vảy nến kết hợp kháng viêm để loại bỏ cùng lúc viêm khớp vảy nến.
Phác đồ điều trị viêm khớp do vảy nến bằng thảo dược Đông y tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được xem là giải pháp hiệu quả hiện nay. Trung tâm sử dụng kết hợp bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị vảy nến từ căn nguyên kết hợp trong 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa (lá tắm). Đồng thời kết hợp với các liệu pháp Đông y trị liệu châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm để điều trị viêm khớp.
Trong đó, điểm nhấn nằm ở bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc điều trị vảy nến hiệu quả. Khi bệnh vảy nến được đẩy lùi thì các liệu pháp chữa viêm khớp mới đạt được hiệu quả. Những ưu điểm nổi bật của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang:
Điều trị viêm khớp vảy nến từ gốc, ngăn tái phát:
Sự kết hợp hoàn hảo tinh hoa Y học cổ truyền (YHCT) và nghiên cứu khoa học hiện đại, Thanh bì Dưỡng can thang có công thức đặc biệt. Bài thuốc kết hợp thuốc uống điều trị bên trong và thuốc ngâm rửa, bôi da điều trị bên ngoài. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả toàn diện, điều trị bệnh từ gốc, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái phát.
➡️ Thuốc uống: Thành phần Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Ké đầu ngựa… đi sâu loại bỏ phong tà, phong nhiệt, tà độc, huyết nhiệt, huyết táo uất tích dưới da và khớp. Đồng thời, bài thuốc giúp giải độc, tiêu viêm, bổ sung dưỡng chất giảm triệu chứng vảy nến khớp.
➡️ Thuốc ngâm rửa + bôi ngoài: Chiết xuất Lá trầu không, Mò trắng, Tang bạch bì, Ô liên rô, Bí đao, Dâu tằm, Mật ong… Có tác dụng giảm các triệu chứng khô, bong tróc, viêm da do vảy nến.
Bên cạnh sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đội ngũ bác sĩ đầu ngành của Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp tư vấn và thực hiện phác đồ trị liệu châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt giảm nhanh tình trạng viêm đau khớp. Sau điều trị vảy nến, bệnh viêm đau khớp chưa được khắc phục, bác sĩ sẽ chỉ định bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng tại Trung tâm để đẩy lùi bệnh.
Bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế hoàn toàn bằng dược liệu sạch tự nhiên. Dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, được trồng và thu hái tại hệ thống vườn thuốc Nam của Trung tâ Thuốc dân tộc. Quy trình bào chế khép kín, được kiểm định kỹ lưỡng, phát triển bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ.
Bài thuốc đem lại hiệu quả cao đối với 95% bệnh nhân sau 2 – 3 tháng điều trị. Số ít bệnh nhân còn lại thuyên giảm chậm do không tuân thủ điều trị. 100% bệnh nhân không gặp phải tác dụng phụ.
Những những ưu điểm vượt trội, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị căn bệnh vảy nến. Đồng thời nhiều đầu báo uy tín đã biết đến và viết bài đưa tin về bài thuốc này.
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp vượt trội giúp điều trị hiệu quả và an toàn căn bệnh vảy nến trong số phát sóng ngày 17/11/2019.
Người bị viêm khớp vẩy nến nên ăn gì, kiêng gì và cách phòng bệnh tái phát
Để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, phòng bệnh tái phát, người bệnh nên tuân thủ 1 số lưu ý sau:
- Tránh hoạt động mạnh, giữ trong lượng cơ thể ở mức cân đối.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để cải thiện vận.
- Ngừng hút thuốc lá và hạn chế uống.
- Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và trái cây, bổ sung chất chống oxy hóa vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm giàu omega 3 ( dầu ôliu, quả mọng, hạt óc chó,…) và vitamin D ( nấm, đậu phụ, ngũ cốc, yến mạch, thịt thăn lợn…)
- Tránh ăn bánh mì trắng, đường tinh luyện, thịt đỏ, thực phẩm chế biến, các món cay…
- Tránh stress, giữ tinh thần thoải mái.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp vảy nến và cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược, người bệnh vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành sẽ giúp bạn tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
>> Xem thêm Video: Kinh nghiệm chữa vảy nến của bệnh nhân Chu Trần Nhã
Bình luận (2)
t bị vảy nến cách đây 5 năm, cũng chữa mấy lần nhưng thấy ko ăn thua vẫn bị lại nên sau đó t ko đi khám nữa mà tự mua thuốc theo đơn cũ với tắm lá các kiểu. vì chủ quan nên gần đây t thấy bệnh của mình ngày càng nặng, mà t cũng có dấu hiệu đau nhức ở các khớp ko biết có phải là biến chứng đến khớp ko nữa. t có xem chương trình sống khỏe mỗi ngày trên vtv2 thấy nói đến bài thuốc chữa vảy nến rất tốt. t cũng đang muốn chuyển sang chữa đông y vì sợ biến chứng. xin trung tâm tư vấn cho t về bài thuốc.
b ơi chủ quan quá, nếu mà biến chứng vào khớp thì cũng mệt đấy. b nên đi khám luôn đi nhé. mình thấy chữa ở trung tâm này cũng hiệu quả. mình chữa cách đây 3 năm rồi giờ cũng chưa bị lại. mình thì bị nhẹ thôi,mới bị mình đến đây chữa luôn rồi.