Húng chanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Húng chanh ngoài là một loại gia vị phổ biến, chúng còn được biết đến như một vị thuốc dân gian quý, giúp cải thiện triệu chứng viêm họng, chảy máu cam, ho khan,…

Cây húng chanh
Cây húng chanh còn gọi với tên là rau tần dày lá, dương tử tô hoặc rau thơm lông.

+ Tên khác: Rau thơm lùn, rau tần, tần dày lá, dương tử tô, rau thơm lông

+ Tên khoa học: Plectranthus amboinicus

+ Họ: Thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae)

Mô tả về cây húng chanh

+ Đặc điểm của cây húng chanh

Nhận biết cây húng chanh thông qua các đặc điểm nhận dạng sau:

  • Húng chanh là loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao trung bình từ 20 – 50 cm.
  • Thân cây có lông mịn, giòn và có mùi thơm.
  • Lá mọng nước, hình trái xoan thường mọc đối xứng nhau. Mép lá có răng cưa to nhưng không nhọn. Hai mặt bên của lá có màu xanh và có lông đơn.
  • Hoa có màu tím đỏ, mọc ở đầu cành hoặc ở ngọn thân.
  • Quả húng chanh rất nhỏ, có màu nâu. Mỗi quả chứa một hạt.

+ Phân bố

Cây húng chanh có nguồn gốc từ Nam Phi, Đông Phi và phí bắc Kenya. Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia,… Hiện tại, loại cây này được nhập và trồng trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam.

+ Bộ phận dùng

Thông thường, các nhà dược liệu thường sử dụng lá cây húng chanh làm thuốc điều trị bệnh.

+ Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Có thể thu hoạch lá húng chanh sau 1 tháng trồng. Sau khi hái chỉ cần bón phân và tưới nước đầy đủ, cây có thể cho lá quanh năm. 
  • Chế biến: Dùng lá hay cành húng chanh non đem rửa sạch và dùng. Hoặc cũng có thể dùng lá đã phơi khô.
  • Bảo quản: Đối với lá húng chanh khô cần được bảo vệ ở nơi khô mát.

+ Thành phần hóa học

Cây húng chanh có chứa hoạt chất màu đỏ colein và tinh dầu Carvacrol. Ngoài ra, húng chanh rất giàu hàm lượng beta carotene, vitamin K và acid ascorbic.

Tác dụng của húng chanh
Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay và không chứa độc giúp chữa cảm sốt do phong hàn.

Vị thuốc húng chanh

+ Tính vị

Theo đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay và không độc

+ Tác dụng dược lý

Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào nói về tác dụng của cây húng chanh. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 1961 của phòng Đông y Viện vi trùng cho thấy, các hoạt chất chiết xuất từ húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với các loại vi trùng như 

  • Shigella flexneri-Shigeila sonnet
  • Coli bothesda Streptococcus
  • Pneumococcus
  • Coli paihogène
  • Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi
  • Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis
  • Diphteri và Bordet Gengou

Chính nhờ tác dụng này, lá húng chanh thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm hoặc ho do sốt phong hàn, khản tiếng, ho gà hoặc trùng thú cắn.

Ngoài ra, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong húng chanh khá cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Đặc biệt thành phần hoạt chất limonene có trong lá có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giúp điều trị chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, chúng còn mang lại lợi ích chống viêm, giúp bảo vệ da, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư da và tế bào ung thư vú.

+ Cách dùng và liều dùng

Húng chanh có thể dùng dưới dạng giã đắp, thuốc xông hoặc vắt lấy nước uống. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà liều dùng thường khác nhau. Húng chanh thường dùng tươi với liều lượng sử dụng tối thiểu một ngày là từ 10 – 16 gram.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh:

+ Chữa viêm họng, khản tiếng

  • Cách 1: Sử dụng 30 gram lá húng chanh tươi đã được rửa sạch. Sau đó, nhai chung với vài hạt muối. Nuốt phần nước và bỏ bả.
  • Cách 2: Dùng 20 gram lá húng chanh, rửa sạch, giã nhỏ. Vắt lấy nước và chia đều ra uống trong ngày.
  • Cách 3: Lá húng chanh (20 gram) rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào chén rồi thêm đường phèn (20 gram), hấp cách thủy. Lọc lấy nước và uống từ từ. Sử dụng 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh
Dùng lá húng chanh tươi chữa bệnh viêm họng, khản tiếng

+ Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi

Lấy 20 gram lá húng chanh kết hợp với 15 gram cam thảo đất, 5 gram gừng và 15 gram tía tô. Sắc thuốc và uống.

+ Chữa ho, đau đầu kèm miệng đắng và sốt không ra mồ hôi

  • Cách 1: Lá tía tô (8 gram), húng chanh tươi (15 gram), bạc hà (5 gram) và gừng tươi 3 lát. Sắc thuốc và uống. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cách 2: Sử dụng 50 gram lá húng chanh, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó, cho húng chanh vào bát và đổ rượu trắng xâm xấp rồi đặt vào nồi nước xông đã sôi. Người bệnh xông khoảng 5 – 10 phút. Sau khi xông, lau khô mồ hôi và thay lại quần áo

+ Chảy máu cam

Lấy 20 gram húng chanh sắc chung với 10 gram hoa hòe sao đen, 15 gram lá trắc bá sao đen và 15 gram cam thảo đất. Uống thuốc sắc kết hợp với dùng lá húng chanh vò nát và nhét vào mũi mỗi khi bị chảy máu cam.

+ Chữa hôi miệng

Sử dụng lá húng chanh đã phơi khô, sắc lấy nước và ngậm 5 – 7 lần mỗi ngày.

+ Bị rắn, bò cạp cắn hoặc ong đốt

Dùng 20 gram lá húng chanh tươi, giã nát và đắp

+ Chữa dị ứng da bằng húng chanh

Sắc 15 gram lá húng chanh khô với 2 bát nước. Thuốc cạn còn 1 bát, chia làm 3 phần và uống trong ngày. Bên cạnh đó, dùng lá húng chanh tươi giã nát, trộn thêm ít muối hạt và đắp lên vùng sưng tấy.

+ Điều trị ho kéo dài kèm theo đờm

Sử dụng 15 – 16 lá húng chanh tươi, rửa sạch. Cho vào bát rồi thêm mật ong vào, đem hấp cách thủy. Lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

Kiêng kỵ khi sử dụng

Cây húng chanh có thể gây kích hoạt dị ứng phát triển. Vì vậy, người mẫn cảm với thành phần của thuốc tốt nhất không nên sử dụng. Bên cạnh đó, tác dụng phụ do loại cây này gây ra đến nay vẫn chưa xác định rõ. Do đó, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng húng chanh chữa bệnh.

Các bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa được khoa học kiểm chứng. Và tính hiệu quả cũng như thời gian sử dụng còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Vì vậy, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.

Tham khảo thêm: Cây cúc tần có tác dụng gì và cách sử dụng

Chia sẻ:

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua