Bạch đồng nữ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều… Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được sử dụng. Chúng ta cần phải biết cách sử dụng đúng thì mới phát huy được khả năng chữa bệnh của nguyên liệu này. 

  • Tên khác: đại khế bà, xú thỷ mạt lỵ, xú mạt lỵ, mò hoa trắng, mò trắng, vậy trắng, bấn trắng, ngọc nữ đỏ, lẹo..
  • Tên khoa học: Clerodendron paniculatum L
  • Họ: Cỏ roi ngựa

bạch đồng nữ

Mô tả cây bạch đồng nữ 

Đặc điểm của cây

Bạch đồng nữ là loại cây nhỏ có chiều cao khoảng chừng 1m. Phần thân vuông có lá đơn mọc đối nhau, có hình trái tim mép có răng thưa, màu xanh nhạt, hai mặt lá có lông và có cuốn dài. Còn phần hoa có màu vàng nhạt, nhị dài ra tận bên ngoài. Phần quả mọng hình cầu. 

Phân bố 

Cây rất dễ mọc có thể mọc ở khắp nơi từ đồng bằng đến miền đồi núi đều thấy xuất hiện. 

Bộ phận dùng 

Thường hay dùng nhất là phần rễ và phần lá 

Thu hái – sơ chế 

Thông thường nên thu hoạch vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Sau đó đem đi sấy khô rồi sắc uống

Bào chế thuốc 

Các bộ phận của cây được đem đi rửa thật sạch, sau đó cắt nhỏ, sao vàng rồi sắc để uống. Ngoài ra có thể nấu thành cao đặc hoặc làm thành viên cho dễ uống. 

Bảo quản 

Bạch đồng nữ thường được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát đề phòng trường hợp ẩm mốc làm mất tác dụng thuốc. 

bạch đồng nữ
Phần rễ và lá của bạch đồng nữ thường được sử dụng để làm thuốc

Thành phần hóa học 

Trong bạch đồng nữ chữa các chất như muối Canxi, flavonoid, Cumarin, Tanin, Aicd nhân thơm, dẫn chất Amin, Aldehyd nhân thơm

Vị thuốc bạch đồng nữ 

Tính vị 

Theo đông y, bạch đông nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có mùi hôi 

Quy kinh 

Kinh tâm và tỳ 

Tác dụng dược lý và chủ trị của bạch đồng nữ 

  • Có tác dụng hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi, lơi tiểu. 
  • Chống viêm cấp tính 
  • Chống viêm mạn tính 
  • Có tác dụng kháng trùng đối với các biểu hiện ngoài da. 
  • Điều trị giun đũa

Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp và tiêu viêm. Chuyên dùng để điều trị bạch đời, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, vàng da, xương khớp đau nhức, huyết áp cao. 

Cách dùng và liều lượng 

Thuốc được dùng dưới dạng sắc nước để uống, mỗi ngày dùng trung bình từ 12 đến 16g. Ngoài ra cũng có thể dùng lá để nấu nước để ngâm rửa bên ngoài. 

Độc tính 

Có độc tính thấp 

Bài thuốc sử dụng bạch đồng nữ 

Bạch đồng nữ có thể chữa được khá nhiều bệnh, bạn có thể thử tham khảo các bài thuốc sau. 

1/ Điều trị huyết áp cao 

  • Mỗi ngày dùng từ 12 đến 16g bạch đồng nữ sắc nước để uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì trong 1 thời gian sẽ thấy các chỉ số huyết áp có sự cải thiện rõ rệt. 

2/ Điều trị bệnh bạch đới, khí hư 

  • Chuẩn bị: 20g bạch đồng nữ, 10g trần bì, 10g ngải cứu, 10g ích mẫu, 10g hương phụ. 
  • Cho tất cả nguyên liệu đem sắc với 1 lit nước và dùng để uống trong ngày. 
  • Áp dụng liên tục từ 2 đến 3 tuần sau khi có kinh. 

3/ Điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều 

  • Chuẩn bị: 2g bạch đồng nữ, 2g ngải cứu, 2g ích mẫu, 2g hương phụ. 
  • Tiến hành sắc nguyên liệu trong 1 giờ cho thành cao lỏng với lưu lượng khoảng 20ml. 
  • Cho cao lỏng vào ống đựng 10ml rồi bỏ vào nồi đun sôi lên. 
  • Dùng để uống hàng ngày, trước khi có kinh 10 ngày. 

4/ Điều trị sưng nóng, đỏ khớp 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 80g bạch đồng nữ, 8g tầm xuân, 120g dây gấm, 8g cà gai leo, 8g đơn răng cưa, 8g cành dâu và 8g đơn tướng quân. 
  • Dùng nguyên liệu sắc lên uống và chia ra uống 2 lần mỗi ngày 

5/ Điều trị vàng da, tổn thương niêm mạc mắt 

  • Chuẩn bị: 10g rễ bạch đồng nữ rửa thật sạch. 
  • Cho nguyên liệu vào nồi đun với 400ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. 
  • Chia ra uống trong 2 lần mỗi ngày. 

6. Điều trị viêm gan, vàng da

  • Chuẩn bị: 20g mò hoa trắng, 20g cà gai leo 
  • Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 lít nước cho đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp. 
  • Chia ra uống hết trong ngày 

7/ Điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu

  • Lấy 1 nắm cây bạch đồng nữ rửa thật sạch. 
  • Bỏ vào nồi nấu khoảng 15 phút cho các tinh chất tan ra trong nước. 
  • Dùng để tắm gội và ngâm rửa hàng ngày. 

8/ Chữa bệnh viêm gan bằng bạch đồng nữ

  • Chuẩn bị: 15g lá mò hoa trắng, 15g diệp hạ châu, 15g chi tử và 12g nhân trần 
  • Cho tất cả nguyên liệu đem sắc với 600ml cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. 
  • Chia ra dùng hết trong ngày, áp dụng liên tục trong 3 đến 4 tuần để thấy tác dụng. 

9/ Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 16g bạch đồng nữ, 2g nghệ vàng, 2g ngải cứu, 10g đậu đen, 4g ích mẫu và 15g hương phụ 
  • Dùng nguyên liệu nấu trong 1 thang thuốc và uống hết trong ngày. 

Ngoài ra, bạch đồng nữ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác. Bạn có thể tham khảo để áp dụng. 

Kiêng kị khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng vị thuốc này, người bệnh nên lưu ý vài vấn đề như sau: 

  • Không sử dụng quá nhiều vì có thể gây ngộ độc thuốc, mỗi ngày chỉ nên uống từ 12 đến 16g là vừa đủ. 
  • Những người có tiền sử dị ứng với bạch đồng nữ hoặc thảo dược thì nên cẩn trọng khi dùng. 
  • Không sử dụng khi đang mang thai, chức năng gan, thận kém… 

Tùy theo cơ địa của từng người mà việc dùng bạch đồng nữ có tác dụng khác nhau. Ngoài ra việc sử dụng cũng có thể gặp phải tác dụng phụ mà chúng ta không thể lường trước. Bạn nên tham khảo thật kĩ thông tin về các bài thuốc rồi mới nên sử dụng. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Chia sẻ:

Bạch cập

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Bộ phận làm thuốc duy nhất là…

Atiso đỏ

Atiso đỏ hay còn gọi là cây Bụp giấm thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên…
Lạc tiên

Lạc tiên

Lạc tiên là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt…

Hoa hòe

Hoa hòe có vị đắng, tính bình, mát, không độc. Thảo dược này là có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, cao…

Bình luận (1)

  1. vũ hằng
    vũ hằng says: Trả lời

    cho hỏi có kết hợp trinh nữ hoàng cung với bạch đồng nữ được không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua