Bệnh ho lao là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Bệnh ho lao hay bệnh lao là một dạng bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến phổi và hệ thống hô hấp. Hiện tại ho lao có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh ho lao là gì?
Lao là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Lao có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Phổ biến nhất là phổi và hệ thống hô hấp với triệu chứng điển hình là ho. Do đó, bệnh lao hay còn được gọi là ho lao hoặc lao phổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới và thường phổ biến ở các nước đang phát triển. Hiện tại lao có thể được điều trị bằng kháng sinh và phòng ngừa bằng cách tiêm phòng.
Bệnh ho lao có 2 dạng chính gồm:
- Bệnh ho lao tiềm ẩn: Đây là tình trạng vi khuẩn tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động. Do đó, vi khuẩn lao không gây ra các triệu chứng, không truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong một lúc nào đó vi khuẩn có thể hoạt động và gây bệnh.
- Lao hoạt động: Là tình trạng vi khuẩn lao gây ra các triệu chứng bệnh và có khả năng lây truyền cho người khác.
=> ĐỌC THÊM: Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?
Triệu chứng ho lao
Dấu hiệu ho lao phổ biến nhất là ho ra máu hoặc đau họng khạc ra máu. Một số trường hợp, người bệnh có thể bị ho kéo dài hơn 3 tuần và đau khi ho hoặc thở bình thường.
Một số dấu hiệu ho lao khác trong giai đoạn đầu bao gồm:
- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn
- Giảm cân không rõ lý do
- Ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- Đau ngực
Ngoài ra, lao cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn như:
- Xương: Gây đau cột sống, viêm khớp và hủy hoại các khớp.
- Não: Dẫn đến viêm màng não.
- Gan và thận: Gây suy giảm chức năng lọc chất thải và dẫn đến có máu trong nước tiểu.
- Tim: Làm suy yếu khả năng bơm máu của tim, gây chèn ép tim và có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh ho lao
Nguyên nhân
Bệnh ho lao do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Vi khuẩn lao có thể lây lan qua không khí từ việc một người bệnh lao ho, hắt hơi, khạc nhổ, cười hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, người mắc bệnh lao được điều trị thích hợp sẽ không có khả năng lây nhiễm cho người khác trong vòng 2 tuần.
Theo WHO, những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch thường dễ bị nhiễm khuẩn lao. Người bệnh HIV có nguy cơ bệnh lao cao hơn người khác 20 – 30%. Tỷ lệ này là 8% ở những người nghiện hút thuốc lá.
Yếu tố nguy cơ
- Bệnh nhân tiểu đường;
- Bệnh nhân ung thư;
- Suy thận hoặc rối loạn chức năng thận;
- Lạm dụng thuốc (ung thư, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, vẩy nến, lupus ban đỏ hệ thống…);
Biện pháp chẩn đoán
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao như:
- Xét nghiệm da: Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ PPD (protein) dưới lớp da trên cùng. Sau 2 – 3 ngày, người bệnh cần quay lại để bác sĩ kiểm tra kết quả xét nghiệm. Nếu vết tiêm sưng, cứng, đỏ lên với một kích thước cụ thể thì khả năng cao là bệnh nhân bị nhiễm lao.
- Xét nghiệm máu: Thường được ưu tiên thực hiện ở một số nhóm bệnh nhân với một số tình trạng sức khỏe cụ thể. Kết quả xét nghiệm máu có thể cho người bệnh biết kết quả dương tính hoặc âm tính với lao.
- X – quang ngực: Nếu xét nghiệm da và máu dương tính với vi khuẩn lao, người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra ngực. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ phân loại bệnh lao là tiềm ẩn hay hoạt động.
=> BẬT MÍ: Ho Đờm Có Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm? Điều Cần Biết
Điều trị ho lao như thế nào?
Bệnh ho lao được điều trị bằng kháng sinh phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và khả năng kháng thuốc của người bệnh. Thông thường, bệnh nhân lao cần sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp trong 6 – 9 tháng.
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian quy định để tránh bệnh tái phát. Mặt khác, nếu lao tái phát, vi trùng có thể trở nên kháng thuốc và khó điều trị hơn.
Một số loại thuốc thường được kê để điều trị ho lao bao gồm:
- Isoniazid
- Pyrazinamid
- Ethambutol
- Rifapentine
- Rifampin
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng kháng sinh như:
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nước tiểu đậm màu
- Sốt cao kéo dài hơn 3 tuần
- Buồn nôn hoặc nôn mà không rõ nguyên nhân
- Vàng da
- Đau bụng, đau dạ dày
Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cũng nên thường xuyên xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng gan trong thời gian sử dụng thuốc.
Biến chứng của ho lao
Mặc dù các triệu chứng ho lao thường gây ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn lao cũng có thể lây lan qua máu và dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm màng não, sưng phù não
- Đau cột sống
- Tổn thương, viêm đau khớp
- Tổn thương chức năng gan hoặc thận
- Rối loạn tim mạch (mặc dù điều này hiếm khi xảy ra)
Nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời, bệnh ho lao có thể dẫn đến tử vong.
Biện pháp phòng ngừa ho lao
- Tiêm phòng lao theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Tránh tiếp xúc quá gần với người bệnh lao.
- Không ngủ cùng phòng với người lạ.
- Thường xuyên mang khẩu trang, che miệng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn lao.
Hiện tại bệnh lao có thể được điều trị thành công bằng thuốc đặc trị. Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng quy định để tránh bệnh tái phát. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Tham khảo thêm
- Các Loại Bệnh Ho Thường Gặp và Cách Phân Biệt, Xử Lý
- Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!