Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và cần lưu ý những gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bé bị ho sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Vì vậy, vấn đề bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ.

Bé bị ho sổ mũi do đâu?

Ho và sổ mũi là những phản xạ tự nhiên của đường hô hấp nhằm loại bỏ sạch vi khuẩn, virus, dị vật hay các chất kích thích ra khỏi đường thở. Trẻ em rất dễ gặp phải tình trạng này, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì
Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc được nhiều bậc phụ huynh quan tâm

Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc các bệnh lý như:

=> ĐỌC THÊM: Trẻ bị ho về đêm (khi ngủ) – Nguyên nhân & cách chữa HIỆU QUẢ NHẤT 

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?

1. Thảo dược tự nhiên

Bài thuốc từ gừng

Gừng ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể còn giúp giảm ho, ngăn chặn tình trạng sổ mũi và làm dịu cảm giác đau rát trong cổ họng của bé. Bài thuốc này khá đơn giản nhưng được các mẹ đánh giá rất cao về hiệu quả.

bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì
Bài thuốc trị ho sổ mũi cho bé từ gừng đang được nhiều mẹ tin dùng

Bài thuốc từ lá húng quế

Trong y học, cây húng quế được sử dụng làm thuốc trị ho, viêm họng, viêm phế quản, làm tiêu đờm nhầy, giảm nghẹt mũi, sổ mũi. Thảo dược này an toàn ngay cả đối với trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, chất caffeic acid được tìm thấy trong tinh dầu lá húng quế còn có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, diệt virus, cải thiện sức đề kháng cho bé.

Lá hẹ hấp mật ong

Nguồn vitamin C và hoạt chất kháng sinh allicin phong phú trong lá hẹ chính là vũ khí giúp bé chống lại tình trạng ho sổ mũi và các vấn đề khác ở đường hô hấp. Đặc biệt, lá hẹ còn có tác dụng tiêu đờm, trợ khí, thích hợp cho trẻ em bị ho có đờm, sổ mũi do viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi.

trẻ em bị ho sổ mũi uống thuốc gì
Lá hẹ hấp mật ong là bài thuốc trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả

Lá cúc tần

Trong Đông y, cúc tần là dược liệu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm nhẹ. Vị thuốc này được ghi nhận với khả năng thông tiểu, giải độc, chống ứ, sát khuẩn, làm tan đờm, kích thích tiêu hóa, mang lại cảm giác ngon miệng. 

=> BẬT MÍ: 5 mẹo trị ho cấp tốc và lời khuyên giúp khỏi hẳn bệnh

2. Uống thuốc Tây

Tùy theo nguyên nhân và các triệu chứng khác đi kèm, bác sĩ có thể kê đơn cho bé các thuốc sau:

Thuốc chống dị ứng

Hay còn gọi là thuốc kháng histamin giúp ức chế quá trình sản xuất chất trung gian gây dị ứng, qua đó giảm ngứa cổ họng, làm dịu cơn ho… Điển hình là Chlorpheniramin hay Dexchlorpheniramin. Thuốc được được điều chế dưới các dạng như viên uống, thuốc nước, siro uống… Tùy theo độ tuổi của bé mà cân nhắc sử dụng loại thuốc thích hợp.

bé bị ho sổ mũi nên uống thuốc clorpheniramin
Thuốc clorpheniramin trị ho sổ mũi do dị ứng cho trẻ

Khi dùng thuốc này, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, mắt lờ đờ, mệt mỏi, khô miệng, nôn ói… 

Thuốc giảm ho

Bao gồm các thuốc Dextromethorphan hay Rhumenol… Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các dây thần kinh gây phản xạ ho. Tuy nhiên cần lưu ý, chỉ dùng loại thuốc này cho các bé bị ho không có đờm hoặc ho quá nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol được chỉ định cho các bé bị ho sổ mũi kèm theo đau họng, sốt trên 38 độ. Liều dùng thông thường là 10 – 15mg/kg x 3 – 4 lần mỗi ngày. Trẻ trên 12 tháng tuổi có thể uống 4 – 6 lần trong ngày nếu bé bị tái sốt liên tục.

Các tác dụng phụ của Paracetamol như: đau bụng, buồn nôn, ngộ độc gan, suy giảm chức năng thận… 

Thuốc giáng đờm, làm loãng đờm

Sử dụng thuốc làm loãng đờm hay thuốc giáng đờm là cần thiết cho các bé bị ho có đờm đặc. Đờm nhầy bám dính chặt trong cổ họng không long ra được sẽ kích thích gây ho nhiều, khó thở và khiến bé dễ bị nôn trớ khi ăn.

Các loại được dùng phổ biến như Mucomyst, Exomuc, Cloramphenicol, Tetracyclin, Bromhexin, Fluoroquinolon, N-acetylcystein, Acetylcystein. 

trẻ em bị ho sổ mũi nên uống thuốc exomuc
Thuốc Exomuc giúp giảm ho đờm sổ mũi ở trẻ em nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Men gan tăng nhẹ
  • Co thắt phế quản
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Viêm loét dạ dày
  • Chảy nhiều nước mũi hơn trong thời gian đầu uống thuốc.
 

Thuốc kháng sinh

Nếu được xác định bị ho sổ mũi do nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm, bé sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh. Trường hợp bị nhiễm trùng nặng hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn, có thể phải kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc để trị dứt điểm mầm bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ dùng kháng sinh rất dễ gặp các tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, ăn khó tiêu, buồn nôn…
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
  • Răng đổi màu

Siro trị ho

Một số loại siro trị ho, sổ mũi, làm tan đàm từ thảo dược có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của bé và rút ngắn được thời gian sử dụng thuốc tây. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua các loại siro ho sau về cho con uống trị bệnh: Astex, Prospan, Tiffi…

=> ĐỪNG BỎ LỠ: Top 5 thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay

Lưu ý khi dùng thuốc trị ho sổ mũi cho bé

  • Làm sạch mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên để đường thở được thông thoáng;
  • Mùa lạnh, cần cho bé mặc quần áo đủ ấm, mang khăn choàng cổ, khẩu trang;
  • Hạn chế ở trong máy lạnh quá lâu, nhất là vào mùa hè dễ gây sốc nhiệt; 
  • Tập trung tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách khuyến khích con vận động nhiều hơn và có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.  
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm. Có thể pha dung dịch Oresol cho trẻ uống để ngừa mất nước. 

Ho, sổ mũi là những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy bên cạnh việc tìm hiểu bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì thì cha mẹ nên chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh cho bé để giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay

Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Một số căn…

Hướng dẫn cách điều trị ho không kháng sinh cho trẻ. Lời khuyên từ chuyên gia

Do sức đề kháng chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ em trở thành đối tượng…

Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này

Ho kéo dài dai dẳng, chữa mãi không khỏi là tình trạng mãn tính gây ảnh hưởng sức khỏe và…

Thuốc trị ho có đờm cho người lớn loại nào tốt?

Neo-codion, Terpin- codein, Ameflu,… là những loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn được sử dụng phổ biến.…

Siro Ho Cảm Ích Nhi – Đối tượng sử dụng, giá bán & cách dùng

Siro ho Cảm Ích Nhi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Nam Dược. Sản phẩm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua