Ho Đờm Có Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm? Điều Cần Biết
Ho có đờm máu là tình trạng khi bạn ho ra máu trong đờm. Đây có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, có thể có nguy hiểm hoặc không tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Ho đờm có máu là gì?
Ho đờm có máu là tình trạng thường gặp trong cấp cứu hồi sức các bệnh đường hô hấp. Máu từ đường hô hấp dưới được ho ra ngoài qua đường miệng lẫn trong dịch đờm.
Tình trạng này được xem là một trong những dấu hiệu liên quan đến nhiều bệnh lý như phổi, phế quản, tim mạch, do chấn thương lồng ngực, tác dụng phụ của thuốc, các bệnh tự miễn…
Các đặc điểm về tình trạng này;
- Ban đầu ho ra máu tươi có lẫn đờm, bọt (máu ra từ phế quản), dần dần theo thời gian ho ngày càng nhiều máu sẽ có màu sẫm;
- Mỗi lần ho ra khoảng vài chục đến vài trăm ml và nếu ho ra trên 200ml;
- Thời gian ho đờm có máu có thể kéo dài trong vòng vài giờ hoặc nhiều ngày liền;
- Máu bám và đông lại trong đường hô hấp gây bít tắc phế quản, khiến người bệnh ho và khó thở;
=> XEM THÊM: Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP
Ho đờm có máu có nguy hiểm không? Có chết không?
Không phải trường hợp nào ho ra máu cũng đều nguy hiểm, chẳng hạn như các bệnh đường hô hấp trên (viêm amidan, viêm họng…). Những trường hợp bệnh này thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn cần phải được thăm khám và điều trị đúng cách.
Còn những trường hợp ho ra máu nhiều, máu tuôn ồ ạt không kiểm cầm lại được (như tắc mạch phổi, viêm phổi, lao phổi, ung thư vòm họng, ung thư phổi…) có thể gây trụy tuần hoàn. Phát sinh các triệu chứng như suy hô hấp cấp tính, da mặt xanh xao, tái nhợt, tụt huyết áp…
Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách xử lý điều trị chứng ho đờm có máu
Việc điều trị ho đờm có máu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tiến hành cầm máu song song với các bước điều trị bệnh;
- Đảm bảo lượng oxy luôn đầy đủ cho người bệnh trong quá trình điều trị. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu oxy, nhất là với những người ho nhiều, tức ngực, khó thở.
- Người bệnh phải được nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh quá sức và kết hợp bồi dưỡng để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Có 2 phương pháp điều trị chính gồm nội khoa và ngoại khoa.
1. Điều trị bằng thuốc
- Thuốc giảm ho Neocodion, Terpin codein…;
- Thuốc cầm máu Tranexamic Acid;
- Truyền huyết tương hoặc bổ sung tiểu cầu;
- Thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng cho thành mạch như Adona, Menadione, Adrenoxyl…;
- Bổ sung lượng vitamin K cần thiết;
=> BẬT MÍ: Các loại thuốc tây trị ho có đờm hiệu quả cho người lớn [ĐỪNG BỎ QUA]
2. Điều trị ngoại khoa
Có 2 biện pháp ngoại khoa phổ biến là:
- Soi phế quản ống mềm;
- Phẫu thuật cấp cứu;
Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng ho đờm có máu cũng như cách điều trị, hỗ trợ làm giảm bớt triệu chứng đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay
- Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!