10 cách trị ho cho bé an toàn, hiệu quả từ các loại thảo dược

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Để trị ho cho bé hiệu quả các mẹ không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh. Thay vào đó có thể sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá húng chanh, tỏi, gừng, lá hẹ… Việc áp dụng cần chú ý tuân thủ cách làm, liều lượng và tần suất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn 10 cách trị ho cho bé đơn giản mà hiệu quả 

Do sức đề kháng còn kém nên bé rất dễ bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. 

Ở độ tuổi này, chưa cần dùng đến các loại thuốc tân dược, cha mẹ có thể thử áp dụng các bài thuốc trị ho bằng thảo dược tự nhiên. Đây là cách trị ho cho bé khá an toàn do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. 

Dưới đây là 10 cách trị ho cho bé theo dân gian hiệu quả bố mẹ có thể áp dụng: 

1. Lá húng chanh 

Trong tinh chất của lá húng chanh có chứa nhiều hoạt chất cavaron có khả năng trị ho khá tốt, an toàn và lành tính cho sức khỏe của trẻ. 

Lá húng chanh trị ho cho trẻ
Lá húng chanh chứa tinh chất kháng viêm, giảm ho hiệu quả và an toàn cho trẻ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá húng chanh và 1 ít mật ong 
  • Lá húng chanh đem rửa thật sạch rồi thái nhỏ, bỏ vào chén. 
  • Cho mật ong vào ngập lá húng chanh rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. 
  • Dùng để uống mỗi ngày 2 lần. 

2. Gừng 

Y học hiện đại đã chứng minh khả năng chữa ho của gừng. Thành phần trong loại củ này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm cao. Đồng thời, nhờ tính cay và ấm nên dân gian vẫn hay dùng loại củ này để trị ho. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi và 1 ít mật ong 
  • Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nhuyễn. 
  • Cho gừng vào cốc nước ấm và cho một ít mật ong vào khuấy đều. 
  • Cho bé uống mỗi ngày 1 lần 

3. Tỏi 

Trong củ tỏi có chứa nhiều hoạt chất acillin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó giúp giảm ho cho trẻ hiệu quả. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 5 tép tỏi và 3 thìa mật ong 
  • Tỏi đem bóc vỏ rồi giã nhuyễn sau đó trộn với mật ong cho thật đều. 
  • Cho hỗn hợp thu được bỏ vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. 
  • Chắt lấy nước để cho bé uống mỗi ngày 1 lần. 

=> BẬT MÍ: Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY 

4. Lá hẹ 

Theo Đông y, lá hẹ có tính ôn, vị cay có khả năng giải độc, tán ứ, có thể dùng để điều trị triệu chứng ho, ngay cả ở trẻ nhỏ. 

Cách thực hiện

  • Lấy một nắm lá hẹ rửa thật sạch rồi cắt nhỏ, bỏ vào chén. 
  • Cho đường phèn vào chén rồi đem hấp cách thủy. 
  • Chắt lấy nước hẹ cho bé dùng mỗi ngày 2 lần. 

5. Chanh đào

Chanh đào có nhiều tác dụng trong việc điều trị ho, đặc biệt khá an toàn cho trẻ nhỏ. Vỏ chanh có chứa tinh dầu có khả năng kháng khuẩn kháng viêm. Phần ruột chanh cũng có nhiều axit citric có khả trị ho khá tốt. Ngoài ra, quả chanh đào cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 1 kg chanh đào, 1 lít mật ong, 500g đường phèn và 100g muối 
  • Chanh rửa thật sạch rồi ngâm nước muối loãng rồi để ráo. 
  • Cắt chanh thành từng lát mỏng còn đường phèn cũng tán nhỏ. 
  • Cho đường phèn vào đáy hũ rồi xếp 1 chanh đào lên, xen kẽ lớp đường và lớp chanh cho đến khi đầy hũ. 
  • Cho mật ong vào ngập hũ rồi đật kín nắp, bỏ nơi khô thoáng để bảo quản sau một thời gian là có thể dùng được. 

6. Rau diếp cá

Không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp của các mẹ mà với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rau diếp cá có thể được dùng để điều trị bệnh ho cho bé. 

Rau diếp cá trị ho
Dùng rau diếp cá là mẹo chữa ho cho bé hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: rau diếp cá và nước vo gạo
  • Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch và xay nhuyễn để lấy nước cốt. 
  • Hòa chung nước rau diếp cá với 1 ít nước vo gạo rồi đun lên khoảng 10 phút. 
  • Chờ nước nguội rồi cho bé uống, nên dùng sau khi ăn cơm khoảng 1 giờ. 

7. Củ nghệ 

Hoạt chất curcumin của nghệ tươi cũng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể được tận dụng để điều trị ho cho bé. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi và 2 muỗng mật ong 
  • Nghệ rửa sach, cạo vỏ rồi đem giã nhuyễn. 
  • Trộn nghệ với mật ong cho thật đều rồi vắt lấy nước. 
  • Cho bé dùng khoảng 2 lần mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm đáng kể. 

8. Củ cải trắng 

Loại củ này có vị cay ngọt, tính mát có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị được nhiều bệnh, trong đó có bệnh ho ở trẻ em. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: củ cải trắng, gừng và một ít mật ong 
  • Củ cải trắng rửa sạch, got vỏ rồi cắt hạt lựu để ép lấy nước. Còn gừng cũng rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. 
  • Cho gừng vào nước ép củ cải rồi nấu khoảng 10 phút sau đó cho mật ong vào.
  • Đợi hỗn hợp nguội rồi bỏ vào lọ để dùng dần. 
  • Kiên trì dùng hàng ngày sẽ thấy triệu chứng ho được cải thiện. 

=> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn 6 cách trị ho bằng lê mau khỏi nhất

9. Cây xương sông 

Nếu bé bị ho có thể thử áp dụng cách điều trị bằng nguyên liệu này. Lá xương sông có tính ấm, vị cay có thể làm giảm các triệu chứng ho, có đờm. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 3 lá xương sông và 1 ít mật ong 
  • Mật ong rửa sạch thái nhỏ rồi bỏ vào chén trộn chung với mật ong. 
  • Đem hấp cách thủy rồi cho bé uống trong ngày. 

10. Quả quất 

Không chỉ dân gian mà nhiều nghiên cứu đã chứng minh được công dụng của nguyên liệu này. Theo đông y, nguyên liệu này có tính ấm, vị chua… Các nhà nghiên cứu thấy trong quả quất có nhiều vitamin C, hoạt chất như linalol, sabinen, limonen có khả năng giảm ho, tăng cường sức đề kháng. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: quất và mật ong 
  • Quất rửa sạch cắt làm đôi và để nguyên hạt. 
  • Cho quất vào chén rồi đổ mật ong vào ngâm khoảng 20 phút. 
  • Dùng hỗn hợp này uống mỗi ngày từ 2-3 lần thì các dấu hiệu bệnh sẽ được cải thiện. 

Ngoài việc tiến hành theo đúng cách bước đã được hướng dẫn, cha mẹ cũng cần có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này. Có như vậy việc điều trị mới nhanh chóng có kết quả khả quan. 

Những lưu ý khi trị ho tại nhà cho bé

Dùng mẹo để chữa ho cho trẻ là cách làm an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để tránh đem đến tác dụng phụ có hại:

  • Nguyên liệu chữa mẹo đều đến từ tự nhiên và rất dễ kiếm. Tuy nhiên các mẹ cần đặc biệt chú trọng việc làm sạch, phòng tránh nguy cơ nhiễm các chất kích thích độc hại.
  • Không nên lạm dụng liều lượng đã quy định. Nhiều gia đình có tâm lý càng gia tăng số lần dùng thuốc sẽ càng mau khỏi. Sai lầm này có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn dù là thuốc tây hay chữa mẹo.
  • Chữa mẹo đòi hỏi thời gian áp dụng dài hạn, phụ huynh nên kiên trì áp dụng, không nên bỏ dở quá trình điều trị.
  • Hiệu quả của các bài thuốc chữa mẹo chỉ dừng ở mức hỗ trợ, các thể làm suy giảm các biểu hiện bệnh nhưng không thể chữa dứt điểm. Gia đình vẫn nên sử dụng song song với các bài thuốc đặc trị. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, các mẹ nên lựa chọn các giải pháp có nguồn gốc Đông y.
 

THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng 22:00 - 18/12/2023 - Cập nhật lúc: 22:12 - 18/12/2023
Chia sẻ:
Ích Phế nam - Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần BS CKII Nguyễn Thị Nhuần: Vị Danh Y Mát Tay Giúp Hàng Ngàn Người Thoát Khỏi Nỗi Ám Ảnh Mang Tên Ho Mãn Tính

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần - Người thầy thuốc luôn nặng lòng và trăn trở với sứ mệnh bảo…

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3-4 tháng tuổi hiệu quả Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3-4 tháng tuổi HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY [Bố mẹ tham khảo]

Đối với những trẻ sơ sinh 3 - 4 tháng tuổi, điều trị bằng thuốc thường không được khuyến nghị.…

Cách dùng hạt kha tử chữa viêm họng, ho tại nhà HIỆU QUẢ, DỄ THỰC HIỆN

Dùng hạt kha tử chữa ho là mẹo dân gian được lưu truyền từ ngày xưa. Vì có nhiều thông…

10 viên ngậm ho (dạng kẹo thuốc) – giảm ngứa rát & ho tốt nhất

Viên ngậm ho là các sản phẩm dược liệu bổ sung có thể hỗ trợ sát khuẩn, làm giảm ho…

Cách làm bông khế chưng đường phèn trị ho theo dân gian HIỆU QUẢ NHẤT

Cách làm bông khế chưng đường phèn là một trong những phương thuốc trị ho tự nhiên được áp dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua