Cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản nên áp dụng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các cách bấm huyệt chữa mất ngủ không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể. Phương pháp này dựa trên nguyên lý điều hòa năng lượng, mang lại cảm giác thư giãn và yên bình. Lựa chọn đúng những huyệt đạo quan trọng sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Tác dụng của bấm huyệt đối với chứng mất ngủ

Mất ngủ là một tình trạng phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học cổ truyền, chúng có thể là dấu hiệu của các bệnh mãn tính ở đường tiêu hóa, hô hấp, thần kinh… gây suy yếu cho Thận, Tỳ, Can và Tâm.

Xoa bóp bấm huyệt là một biện pháp chữa mất ngủ phổ biến trong y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng lực ấn từ ngón tay và bàn tay để kích thích mạch máu, hoạt động kinh lạc, giải trừ khí ứ trệ và huyết tắc nghẽn…

cách bấm huyệt chữa mất ngủ
Bấm huyệt chữa chứng mất ngủ là phương pháp điều trị từ y học cổ truyền

Không chỉ được y học cổ truyền áp dụng, bấm huyệt đã được nghiên cứu dưới phương diện khoa học. Các chuyên gia cho biết, tác động lên những huyệt vị trong cơ thể có khả năng thư giãn hệ thần kinh trung ương, giảm áp lực lên tim, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp dễ ngủ hơn.

Bấm huyệt chỉ ảnh hưởng bề ngoài cơ thể nên không có hiệu quả đặc biệt. Nếu gặp vấn đề mất ngủ kéo dài hoặc liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm, hoang tưởng… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp..

Liệu pháp bấm huyệt chữa mất ngủ chỉ thích hợp với những người bị mất ngủ do stress, căng thẳng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, rối loạn giờ giấc, thay đổi nội tiết,…

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả nhanh

Cách bấm huyệt chữa mất ngủ ngay tại nhà

Để cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon, khó ngủ,…  bạn cần day ấn và tác động vào đúng huyệt vị.

1. Cách day ấn huyệt

Khi bấm huyệt, ngồi thoải mái trên thảm hoặc giường, hai chân khoanh lại và tay buông lỏng. Sử dụng ngón tay mạnh nhất (thường là ngón cái) để bấm vuông góc vào từng điểm huyệt cần tác động.

Cách day ấn huyệt chữa mất ngủ
Day ấn huyệt chữa mất ngủ cần sử dụng đúng lực để mang đến hiệu quả tốt nhất

Trong quá trình bấm huyệt, nên áp dụng lực từ nhẹ đến mạnh. Nếu cảm thấy đau, hãy dừng lại và chuyển sang điểm huyệt khác. Đối với các điểm huyệt nhạy cảm trên mặt như huyệt Thái Dương và Ấn Đường, chỉ nên sử dụng áp lực nhẹ.

Áp dụng lực mạnh vào các điểm này có thể gây liệt mặt và tổn thương mô mềm.

2. Một số huyệt vị có khả năng giảm mất ngủ

Để cải thiện mất ngủ, cần tác động vào các huyệt đạo liên quan đến các cơ quan suy yếu và tổn thương. Các điểm huyệt có thể giúp cải thiện mất ngủ và tăng chất lượng giấc ngủ bao gồm:

Huyệt Nội quan

Để giảm mất ngủ, bạn có thể bấm huyệt Nội Quan, nằm ở mặt trong của cổ tay, khoảng 2 thốn từ cổ tay lên. Sử dụng ngón cái áp lực từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 3 phút. Nếu cảm thấy đau nhẹ, nên ngưng áp lực.

Huyệt Nội quan có tác dụng ích tâm, an thần và điều hòa khí huyết. Bấm huyệt này thường xuyên giúp bạn giảm tình trạng mất ngủ do bệnh tim và suy nhược thần kinh.

huyệt nội quan
Huyệt Nội quan nằm ở mặt trong cổ tay, cách nếp lằn cổ tay khoảng 2 thốn

Tham khảo thêm: Cách chữa mất ngủ bằng hạt sen – Hướng dẫn A-Z

Huyệt Thần môn

Huyệt nằm ở mặt trong cổ tay, ngay phía dưới ngón út. Với huyệt vị này, bạn cần sử dụng ngón tay cái day ấn mạnh (phải xuất hiện cảm giác căng tức). Thực hiện cách bấm huyệt chữa mất ngủ này khoảng 10 lần, mỗi lần kéo dài trong khoảng 30 giây.

Huyệt Thần môn có khả năng thư giãn hệ thần kinh và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn. Để đạt được kết quả tốt, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi ngủ.

Huyệt Dũng Tuyền

Huyệt Dũng Tuyền nằm dưới lòng bàn chân. Để xác định vị trí, bạn có thể co nhẹ các ngón tay, điểm lõm nhất sẽ là huyệt Dũng Tuyền. Khi áp dụng áp lực lên huyệt này, ngồi khoanh chân lại và dùng ngón cái xoa nhẹ từ gót chân đến điểm này để làm cho bàn chân ấm lên.

Xoa bóp huyệt vị này thường xuyên có tác dụng lưu thông khí huyết, cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy hoạt động của thận.

Bấm Huyệt Dùng Tuyền chữa mất ngủ
Bấm Huyệt Dùng Tuyền có tác dụng làm ấm bàn chân, lưu thông máu huyết, giúp ngủ ngon hơn

Huyệt Thái khê

Huyệt nằm ở giữa đường nối của mép trong gân gót và bờ sau mắt cá chân trong. Thái khê là huyệt thuộc kinh Thận, có khả năng điều hòa âm dương, giảm mệt mỏi và căng thẳng, từ đó hạn chế tình trạng khó ngủ và tỉnh giấc nhiều lần.

Đối với huyệt vị này, bạn nên sử dụng ngón cái để day ấn huyệt. Thực hiện trong khoảng 1 – 3 phút.

Huyệt Tam âm giao

Tam âm giao là huyệt vị hội tụ 3 kinh âm bao gồm Thận, Can và Tỳ. Huyệt nằm ở mặt trong xương chày, đo từ đỉnh của mắt cá chân lên khoảng 3 thốn.

Huyệt vị này có tác dụng bổ ích Tỳ, Can và Thận, ngoài ra tác động vào huyệt Tam âm giao còn điều huyết thất tinh cung, trợ vận hóa, giải phóng khí trệ và thúc đẩy tuần hoàn máu.

cách bấm huyệt chữa mất ngủ
Tam âm giao là huyệt hội tụ của 3 kinh Can, Tỳ và Thận nên có tác dụng điều khí trong cơ thể

Để giảm mất ngủ, bạn nên dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt vị này. Nên sử dụng lực nhẹ đến mạnh, thực hiện trong khoảng 2 – 3 phút. Khi có cảm giác đau nhức tại huyệt vị thì dừng việc day ấn.

Tham khảo thêm: Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Huyệt Ấn Đường

Huyệt Ấn Đường nằm ở trung điểm đường nối giữa hai đầu chân mày, là một trong những điểm quan trọng nhất trên cơ thể. Ngoài việc giảm mất ngủ, huyệt này còn có tác dụng định thần, thông mạch cho lưu mắt, mũi và giúp giảm đau đầu.

Bạn nên xoa bàn tay để làm nóng trước khi thực hiện cách bấm huyệt chữa mất ngủ này. Sau đó day ấn vào huyệt Ấn đường khoảng 20 lần với lực nhẹ vì huyệt vị này rất dễ tổn thương. Tiếp đó vuốt nhẹ từ đầu đến cuối lông mày khoảng vài lần.

Huyệt Thái Dương

Thái dương là huyệt nằm cách đuôi chân mày khoảng 0.5cm. Sau khi day ấn huyệt Ấn đường, bạn tiếp tục day ấn nhẹ vào huyệt vị này khoảng 20 lần để làm giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Huyệt thái dương
Day ấn huyệt Thái dương có tác dụng giảm mất ngủ, đau đầu, căng thẳng và mệt mỏi

Tác động vào huyệt Thái dương có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, an thần,… Vì vậy bấm huyệt vị này có khả năng chữa chứng mất ngủ, cảm mạo, đau đầu, đau nửa đầu và căng thẳng thần kinh,…

Huyệt Thiên trụ

Huyệt nằm ở mặt sau của cổ, cách đốt sống và cách hộp sọ 1.5cm. Huyệt vị này chi phối các dây thần kinh ở trung tâm não. Do đó khi tác động vào huyệt Thiên trụ, bạn có thể làm chứng khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng.

Để làm giảm chứng mất ngủ, bạn nên dùng ngón tay cái day ấn huyệt khoảng 20 lần. Bên cạnh đó có thể phối hợp với việc xoa bóp cổ và đầu nhẹ nhàng để thúc đẩy khí huyết lưu thông.

Tham khảo thêm: Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

Huyệt Phong trì

Huyệt nằm trên huyệt Thiện trụ khoảng 1.5 thốn, ngay dưới mỏm xương chũm. Bạn nên dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt khoảng 20 lần để cải thiện chứng chóng mặt, mất ngủ, kém tập trung và trí nhớ kém.

Day ấn Huyệt Phong Trì chữa mất ngủ
Huyệt Phong Trì có tác dụng cải thiện tình trạng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ

Những lưu ý áp dụng các cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Phương pháp bấm huyệt để điều trị mất ngủ khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà, nhưng việc thực hiện không đúng có thể gây ra một số tình huống rủi ro. Để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý các điểm sau:

  • Không bấm huyệt khi đang mang thai, hành kinh hoặc khi tâm lý không ổn định.
  • Cần cắt móng và vệ sinh tay trước khi bấm huyệt để tránh nhiễm trùng và bầm tím da.
  • Tránh bấm huyệt trên vùng có vết thương hoặc vết mổ chưa lành.
  • Thực hiện bấm huyệt khoảng 15-30 phút trước khi đi ngủ và thực hiện đều đặn để đạt hiệu quả.
  • Loại trừ các nguyên nhân gây mất ngủ như sử dụng chất kích thích, căng thẳng, làm việc quá sức…
  • Kết hợp ngâm chân trong nước ấm và tập thể dục để cải thiện mất ngủ.
  • Trong trường hợp mất ngủ kinh niên, kết hợp bấm huyệt với thuốc và phương pháp trị liệu chuyên sâu.
  • Tìm đến địa chỉ uy tín để được bấm huyệt kết hợp với các phương pháp trị liệu hiệu quả.

Cách bấm huyệt chữa mất ngủ là một biện pháp đơn giản mà hiệu quả, giúp cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc. Qua việc áp dụng những kỹ thuật này, người bệnh có thể tìm lại được sự cân bằng và thư giãn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Mất ngủ 3 tháng cuối thường khiến mẹ khó sinh hơn Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối phải làm sao?

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó chịu, mệt mỏi kéo dài... là tình trạng mà…

mất ngủ chóng mặt Mất Ngủ Chóng Mặt Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?

Mất ngủ chóng mặt là tình trạng phổ biến gây ảnh hướng xấu cho sức khỏe. Đặc biệt nó thường…

mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày Mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày do đâu? Cần làm gì?

Mất ngủ ban đêm buồn ngủ ban ngày là tình trạng thường gặp, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Điều…

5 Cách Chữa Bệnh Ngủ Ngáy Ở Phụ Nữ “Đảm Bảo Hết”

Ngủ ngáy là tình trạng mà rất nhiều phụ nữ gặp phải hiện nay, có thể xuất phát từ nhiều…

Mất ngủ sau sinh – 60% mẹ gặp và đây là cách trị

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở khoảng 60% phụ nữ sau khi sinh.…

Chia sẻ
Bỏ qua