Đau Đầu Mất Ngủ Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Nhanh
Thời tiết thay đổi đột ngột, căng thẳng quá mức… là những nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ thường gặp. Đôi khi hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe cần được điều trị. Cần nắm rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị đúng đắn.
Đau đầu mất ngủ là bệnh gì?
Đau đầu kèm mất ngủ có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
Việc xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp phù hợp là quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bệnh đau nửa đầu (Migraine)
Đau nửa đầu là hội chứng khá phổ biến ở nữ giới hoặc những người có thói quen lạm dụng bia rượu. Khi mắc căn bệnh này, bạn sẽ bị đau đầu ở bên trái hoặc bên phải dữ dội, kèm theo đó là các cơn giật nhói xuất hiện từng cơn.
Hội chứng đau nửa đầu có thể kéo dài nhiều giờ và tăng khi vận động. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, gây khó ngủ và mất ngủ. Cũng có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói, và nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động.
Bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ đau đầu. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng của cơ thể.
Kết quả có thể là đau đầu và khó ngủ, thậm chí mất ngủ suốt đêm. Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị rối loạn tiền đình bao gồm:
- Dáng đi nghiêng ngả, loạng choạng, mất thăng bằng
- Chóng mặt
- Hoa mắt, nhìn mờ
- Buồn nôn
- Ù tai
- Kém tập trung…
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chữa mất ngủ hiệu quả – Cực đơn giản
Bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, xảy ra khi các động mạch lên não bị thu hẹp, làm giảm khả năng lưu thông máu lên trên để nuôi dưỡng não bộ.
Người bị thiếu máu não thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau đầu âm ỉ. Tình trạng này kéo dài và xuất hiện vào ban đêm sẽ gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ…
Người bệnh cũng thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế một cách đột ngột.
U não
Hầu hết các trường hợp bị bệnh u não có biểu hiện bị đau đầu khó ngủ nghiêm trọng do khối u phát triển chèn ép vào dây thần kinh và các mạch máu trên não.
Cơn đau thường xuất hiện rõ nét vào buổi sáng khi ngủ dậy và có tính chất kéo dài dai dẳng khiến cho người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
Hội chứng suy nhược thần kinh
Căng thẳng kéo dài có thể khiến hệ thống thần kinh của cơ thể bị quá tải, suy nhược.
Người bị bệnh thường có biểu hiện thay đổi tâm trạng một cách thất thường, sống cô lập, khép kín, có suy nghĩ tiêu cực, hay bị hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, lo lắng quá mức dẫn đến đau đầu, khó ngủ, mất ngủ…
Tham khảo thêm: Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các vấn đề về y tế kể trên thì tình trạng mất ngủ đau đầu còn có thể xảy ra do các nguyên nhân thông thường khác như:
- Thay đổi đột ngột trong khí hậu có thể làm cho cơ thể không thích ứng kịp thời, dẫn đến nhiều triệu chứng như đau mỏi vai gáy, kém ăn, đau đầu, mất ngủ, đau nhức xương khớp…
- Căng thẳng, lo lắng, áp lực hoặc sự hưng phấn quá mức cũng có thể góp phần vào tình trạng đau đầu và mất ngủ.
- Sự thiếu hụt serotonin có thể làm giảm khả năng tổng hợp melatonin, một loại hormone quan trọng điều hòa giấc ngủ.
Cách khắc phục chứng đau đầu mất ngủ
Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân được khuyên nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh để đầu óc căng thẳng. Ngoài ra có thể áp dụng các giải pháp dưới đây:
1. Tắm nước ấm giảm đau đầu, giúp dễ ngủ
Nếu bị đau đầu khó ngủ triền miên, bạn nên tắm rửa hàng ngày với nước ấm. Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm mình vào trong bồn nước ấm khoảng 15 phút kết hợp mát xa toàn bộ cơ thể.
Hơi ấm có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu não và làm các dây thần kinh được thư giãn, từ đó giảm đau đầu và kích thích cảm giác buồn ngủ đến nhanh hơn.
Khi tắm, bạn có thể thêm vào trong bồn nước vài giọt tinh dầu như tinh dầu oải hương, xả, cúc La Mã… Chúng có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng của thần kinh và giúp tinh thần sảng khoái hơn.
2. Thiền định
Ngồi thiền là một trong những phương pháp luyện tập chữa mất ngủ đau đầu tự nhiên. Nó hoạt động bằng cách kích thích lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ.
Hàng ngày, hãy lựa chọn một nơi yên tĩnh để luyện tập, kết hợp hít thở sâu bằng mũi và thở ra nhịp nhàng bằng miệng. Kiên trì một thời gian sẽ thấy tâm trạng thoải mái hơn, các cơn đau đầu mất ngủ cũng xuất hiện thưa dần.
Tham khảo thêm: Cách ngủ sớm đơn giản chống lại tình trạng mất ngủ hiệu quả
3. Châm cứu
Châm cứu là liệu pháp chữa đau đầu mất ngủ được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Thầy thuốc sẽ sử dụng các cây kim nhỏ châm vào huyệt đạo nhằm tác động đến hệ thần kinh, tăng cường lưu thông khí huyết lên não, kích thích cơ thể sản xuất ra một loại hormone có tác dụng giảm đau, giúp dễ ngủ hơn.
Để trị mất ngủ bằng châm cứu, bạn cần đến sự giúp đỡ của thầy thuốc hay các chuyên gia vật lý trị liệu có kinh nghiệm.
Tránh tự mình thực hiện tại nhà bởi việc châm cứu không đúng cách sẽ gây phản tác dụng làm hại đến sức khỏe.
4. Uống trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược có đặc tính an thần, giảm đau tự nhiên, chẳng hạn như trà gừng, trà hoa cúc, trà tim sen hay trà lạc tiên.
Hãy duy trì uống từ 2 – 3 tách trà thảo mộc mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ, hạn chế được các cơn đau đầu khó chịu.
5. Thuốc tây
Sử dụng các thuốc giảm đau như Aspirin, Paracetamol phối hợp với thuốc an thần có thể giúp giảm đau đầu, hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc này cho các trường hợp bị đau đầu kèm mất ngủ nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn cũng cần tiến hành điều trị các bệnh lý liên quan để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đau đầu kèm mất ngủ để triệu chứng này không còn cơ hội tái phát trở lại.
Tình trạng đau đầu mất ngủ kéo dài có thể gây ra sự suy giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe toàn diện. Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, đòi hỏi sự chăm sóc y tế kỹ lưỡng, không nên chủ quan.
Có thể bạn quan tâm:
- Mắt thâm quầng vì mất ngủ – Cách cải thiện và lưu ý
- Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!