Người bệnh tim có nên uống cà phê không? Bác sĩ Giải đáp

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cà phê là loại thức uống yêu thích của nhiều người, có thể giúp cho cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực, giúp tinh thần tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường khả năng tập trung. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc người bệnh tim có nên uống cà phê không. Thắc mắc này sẽ được các bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Thành phần hợp chất, giá trị dinh dưỡng của cà phê

Cà phê là loại thức uống được làm từ hạt cà phê, thường được sử dụng nhằm tăng cường sự tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. Trong 1 tách (270g) cà phê đen không kem, không đường không chứa chất béo, carbohydrate, đường, chất xơ mà chỉ có vitamin B2, B5, B3, photpho, magie, kali, mangan, folate…

Cà phê là thức uống thơm ngon, hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích
Cà phê là thức uống thơm ngon, hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích

Các hợp chất tạo nên nét độc đáo và mang đến hiệu quả cho người sử dụng cà phê phải nói đến là caffeine, chất chống oxy hóa và diterpen. Trong đó: 

  • Caffeine: Là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương nhẹ, thông thường trong một tách cà phê sẽ có chứa khoảng 75 – 100mg caffeine. Sử dụng caffeine ở ngưỡng dưới 400mg mỗi ngày là an toàn đối với người trưởng thành khỏe mạnh, không gây hại đến sức khỏe. Đối với thanh thiếu niên, chỉ được dùng không quá 100mg caffeine/ngày. 
  • Chất chống oxy hóa: Gồm acid chlorogenic và melanoidins, có tác dụng tăng chất chống oxy hóa trong máu. Các hợp chất chống oxy hóa khác nhau trong cà phê thường mang đến các tác động khác nhau cho cơ thể. 
  • Diterpenes: Có nhiều trong dầu cà phê, còn có thêm kahweol và cafestol, một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ nhiều các chất này có thể làm tăng cholesterol toàn phần, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, trong quá trình chế biến, chất này sẽ được lọc qua bộ lọc giấy, các sản phẩm cà phê hòa tan sẽ không chứa chất này. 

Cà phê –  Lợi và hại đối với sức khỏe 

Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của cà phê đối với sức khỏe. Trước khi đi vào tìm hiểu người bệnh tim có nên uống cà phê không, chúng ta cùng tìm hiểu về những tác động của loại thực uống này đối với sức khỏe. Như đã đề cập, cà phê chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chứa caffeine và các hợp chất chống oxy hóa. Việc sử dụng cà phê có thể mang đến như lợi ích như:

  • Kích thích tủy sống và vỏ não giúp bạn có một tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, tăng khả năng tập trung, xua tan cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải
  • Caffeine trong cà phê giúp thúc đẩy hoạt động của các cơn co thắt ruột, từ đó thúc đẩy bài tiết, cải thiện tình trạng táo bón
  • Sử dụng mỗi ngày 1 cốc cà phê giúp giảm 20% nguy cơ ung thư gan, giảm 50% nguy cơ ung thư miệng và ung thư đại trực tràng
  • Cà phê cũng giúp ngăn ngừa trầm cảm, cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ tự tử ở người trầm cảm 
  • Uống cà phê đúng cách có thể làm giảm bệnh tật, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ
  • Caffeine trong cà phê giúp làm giãn phế quản, giảm đau, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa suy giảm nhận thức và ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer…

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời kể đến, việc sử dụng cà phê không đúng đối tượng, không đúng cách có thể mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe. Uống cà phê giúp kích thích thần kinh, cải thiện trí óc, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Thế nhưng, nếu lạm dụng sẽ rất nguy hại cho sức khỏe, có thể:

  • Gây đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout
  • Uống nhiều cà phê ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dạ dày, gây ợ nóng, nóng rát dạ dày, gây chứng đổ mồ hôi ban đêm, tiểu không kiểm soát ở phụ nữ tiền mãn kinh
  • Sử dụng caffeine kéo dài sẽ khiến dễ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhịp tim
  • Tiêu thụ nhiều cà phê có thể tăng mức độ trầm cảm, tăng nhịp tim và nguy cơ tử vong
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan nếu dùng quá nhiều cà phê
  • Tăng nguy cơ loãng xương do làm tăng thải canxi ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, khiến xương suy yếu đi
  • Phụ nữ mang thai uống cà phê mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật cao. Phụ nữ cho con bú cũng dễ bị ảnh hưởng nếu sử dụng cà phê. 

Người bệnh tim có nên uống cà phê không?

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh thắc mắc người bệnh tim có nên uống cà phê không. Nhiều nghiên cứu cho rằng, cà phê là thức uống tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tim mạch, việc uống cà phê mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp bảo vệ tim rất tốt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại nhận định rằng, cà phê có thể gây ra tác dụng phụ cho hệ thống tim mạch, rất không tốt cho người bệnh tim, là thức uống mà người bệnh tim không nên sử dụng.

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề người bệnh tim có nên uống cà phê không
Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề người bệnh tim có nên uống cà phê không

Trả lời thắc mắc người bệnh tim có nên uống cà phê không các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết, cà phê có tác dụng bảo vệ tim khỏi bệnh nhưng chỉ trường hợp với người khỏe mạnh, không mắc bệnh tim hay các bệnh tim mạch khác. Với những người bị bệnh tim, tốt nhất không nên sử dụng cà phê hoặc chỉ dùng với liều lượng nhỏ, pha loãng, không dùng cà phê đen, cà phê đậm đặc. Lý do là những người mắc bệnh tim, sức khỏe của tim suy giảm, không thể chịu được kích thích, không nên sử dụng cà phê và các loại đồ ăn, thức uống có chứa caffeine. 

Việc sử dụng cà phê với lượng lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch. Một minh chứng dễ thấy ở những người bị bệnh tim khi uống cà phê chính là cảm giác tim đập nhanh, khó thở, đau tức ngực khó chịu. Cà phê làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp trong một thời gian ngắn, đồng thời cũng làm tăng hoạt động của thần kinh giao cảm. Uống nhiều cà phê hoặc uống cà phê đậm đặc có thể kích hoạt các cơn đau tim. 

Không chỉ vậy, sử dụng cà phê cũng làm tăng lưu lượng tim, làm giãn mạch phổi và phế quản. Có thể khẳng định, với thắc mắc người bệnh tim có nên uống cà phê không thì câu trả lời là không. Nhất là những đối tượng như người mắc bệnh tim, có tiền sử mắc bệnh tim, người có vấn đề về tim mạch như ngoại tâm thu, suy mạch vành, nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim thì nên hạn chế sử dụng cà phê. Caffeine trong cà phê khi không được chuyển hóa kịp sẽ có thể kích hoạt cơn đau tim, rất nguy hiểm với người mắc bệnh tim. 

Cà phê dùng thế nào cho đúng?

Người bị đau tim tuyệt đối không nên dùng cà phê nguyên chất, cà phê đen, cà phê đậm đặc. Nếu thích cà phê thì chỉ nên sử dụng cà phê hòa tan, được pha loãng là tốt nhất. Nếu dùng cà phê đậm đặc, cà phê mạnh, nhất là uống lúc đói sẽ gây hiện tượng tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, hoa mắt, run tay chân, người mệt mỏi, huyết áp tăng… Nếu gặp phải triệu chứng này, bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước để thải caffeine ra ngoài cơ thể. Trường hợp tim đập quá nhanh, cảm giác không thở nổi thì cần được thở bằng bình oxy hoặc dùng thuốc giảm nhịp tim ngay. 

Đối với những người không mắc bệnh tim mạch, sức khỏe bình thường, có thể sử dụng cà phê để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trước đây, nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng cà phê làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thế nhưng nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Tim (Anh) cho thấy, uống cà phê không làm cứng động mạch, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 

Nghiên cứu này cho thấy, những người uống 1 – 3 tách cà phê mỗi ngày hoặc nhiều hơn 3 tách không có sự gia tăng độ cứng động mạch. Tiến sĩ Kenneth Fung, người dẫn đầu nghiên cứu này còn cho biết, qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy, quan điểm uống cà phê không tốt cho động mạch, có thể gây ra các bệnh tim mạch trước đây là hoàn toàn không đúng. 

Việc tiêu thụ cà phê ở ngưỡng an toàn, tốt nhất là không quá 3 tách mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe đối với người sức khỏe bình thường. Chúng ta không nên uống quá nhiều cà phê với nồng độ đặc. Ngoài ra, khi uống cũng không nên cho quá nhiều đường vào cà phê, không uống rượu sau khi sử dụng thức uống này. Đặc biệt, người bị bệnh tim, bị rối loạn nhịp tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được hàm lượng cà phê bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe của mình.

Một số lưu ý cho người mắc bệnh tim

Nhìn chung, với thắc mắc người bệnh tim có nên uống cà phê không thì câu trả lời được đưa ra là không. Cà phê không phải là thức uống mà người mắc bệnh tim nên sử dụng. Việc dùng cà phê có thể gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, khó thở, run tay chân, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí có thể kích thích lên cơn đau tim cho người bệnh tim. Người bệnh tim ngoài việc nên hạn chế sử dụng cà phê thì cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu muốn sử dụng cà phê, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị trực tiếp cho mình. Dựa vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ xác định được hàm lượng cà phê ở ngưỡng an toàn mà bạn có thể sử dụng.
  • Nếu chẳng may gặp phải các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, choáng váng, cảm giác không thở nổi thì cần nhanh chóng dùng thuốc ổn định nhịp tim có sẵn hoặc đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời
  • Thay vì dùng cà phê, để tốt hơn cho sức khỏe tim mạch, người bệnh tim có thể sử dụng các loại nước uống tốt cho sức khỏe như nước ép lựu, nước ép táo, sinh tố quả mọng, trà xanh, trà quế gừng, 1 cốc ca cao nóng không sữa béo hoặc các loại nước ép rau củ sẽ tốt hơn. 
  • Người mắc bệnh tim nên xây dựng chế độ ăn uống không học, kiểm soát các thực phẩm mà mình sử dụng hàng ngày để ổn định sức khỏe. 
  • Ngoài ra, nên vận động vừa sức, duy trì thói quen vận động đều đặn mỗi ngày, cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức để không ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh tim có nên uống cà phê không. Cà phê là thức uống yêu thích, có thể bảo vệ tim, phòng ngừa bệnh tim mạch cho người bình thường nhưng không thích hợp cho người bệnh tim. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng loại thức uống này để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đến tim giảm sút khiến cơ tim không được cung cấp đủ máu, oxy và dưỡng chất cần thiết Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Triệu chứng và Hướng điều trị
Thiếu máu tim cục bộ là bệnh lý tim mạch thường gặp, cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim…
Bệnh xơ vữa động mạch có di truyền không? Bác sĩ giải đáp

Không ít người thắc mắc bệnh xơ vữa động mạch có di truyền không. Trên thực tế, yếu tố di…

Xơ vữa động mạch vành là tình trạng tích tụ cholesterol, canxi, tế bào ở động mạch vành đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu nuôi tim Xơ Vữa Động Mạch Vành: Cách chẩn đoán và Hướng điều trị

Xơ vữa động mạch vành là một dạng thường gặp của xơ vữa động mạch. Bệnh xảy ra ở hệ…

Viên uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Đức GinkGo & Mehr Top 5 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Có Hiệu Quả Tốt

Trong bối cảnh bệnh đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, việc lựa chọn một sản phẩm hỗ trợ…

Nhồi máu cơ tim thành dưới là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhồi máu cơ tim thành dưới là bệnh lý thường gặp ở những người có tiền sử bị cao…

Thuốc Dân Tộc Chữa Mỡ Máu Hiệu Quả Đạt 97% Sau 1 Liệu Trình Thuốc Dân Tộc Chữa Mỡ Máu Hiệu Quả Đạt 97% Sau 1 Liệu Trình

Từ 1/9/2023 đến tháng 4/2024, Trung tâm Thuốc Dân Tộc tiếp nhận hơn 3000 bệnh nhân rối loạn lipid máu,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua