Bị đờm ở cổ họng lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân đối diện với hàng loạt căn bệnh hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang mũi,… Do đó, người bệnh cần phải chủ động thăm khám, chữa trị nếu chẳng may mắc phải triệu chứng này.
Vì sao bị đờm ở cổ họng lâu ngày không khỏi?
Ho có đờm là một phản xạ của cơ thể để tống các dị vật xâm nhập vào đường hô hấp ra ngoài vùng mũi và miệng. Tuy nhiên, không ít trường hợp người bệnh bị đờm trong họng mãi không khỏi.
Mặc dù bệnh nhân ho nhiều nhưng chất đờm vẫn tiết ra, không thể kiểm soát được. Tình trạng này là do đường thở của người bệnh có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất.
Những chất xuất tiết ấy có thể là bạch cầu mủ, hồng cầu, khói bụi, vi sinh vật,… Các chất này từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể hoặc được tiết ra từ phế quản, phế nang, họng,… tạo thành dịch đờm.
Thông thường, nếu người bệnh tiết dịch đờm khoảng 100ml/ 24 giờ sẽ được nuốt vào trong hoặc đào thải ra bên ngoài qua đường mũi, họng, tiêu hóa. Khi người bệnh khạc nhổ nhiều thì chất dịch sẽ bị đẩy ra ngoài.
Tham khảo thêm: 5 mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn – hiệu quả
Đờm trong họng mãi không khỏi – Phải làm sao?
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị ung thư phổi, ung thư vòm họng, viêm amiđan, viêm xoang cấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, lao phổi,…
Đây là các bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để kiểm soát tình trạng đờm trong họng mãi không khỏi, người bệnh nên chú ý một số cách sau.
1. Mật ong, quất, gừng
Mật ong, quất và gừng là bộ ba tự nhiên giúp giảm đờm hiệu quả nhờ tính kháng viêm và kháng khuẩn. Kết hợp chúng giúp làm dịu cổ họng, long đờm, và hỗ trợ hệ hô hấp khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Mật ong (2 muỗng), Gừng (1 củ), Quất (1 quả)
- Đem củ gừng gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành lát
- Cho mật ong, gừng và quất để nguyên quả vào trong bát nhỏ và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút.
- Sử dụng hỗn hợp này ngậm vào họng vào buổi sáng và tối trong khoảng 3 – 5 ngày để làm đờm đặc trong cổ họng.
2. Ngậm chanh muối
Ngậm chanh muối giúp làm tan đờm và giảm viêm họng nhờ tính chất kháng khuẩn tự nhiên. Đồng thời, chanh muối còn giúp làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả chanh tươi và một ít muối hột
- Đem chanh tươi rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng, sau đó trộn đều với muối hột
- Sử dụng từng lát chanh tươi ngậm vào miệng trong khoảng 1 phút và nhả ra
- Thực hiện đều đặn cách làm này mỗi tối trước khi đi ngủ
- Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh không được uống thuốc kháng sinh vì sẽ làm mất tác dụng.
Tham khảo thêm: Viêm họng có đờm xanh phản ánh điều gì?
3. Nước ép cà rốt và mật ong
Nước ép cà rốt và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo nhờ giàu vitamin và khoáng chất, giúp làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả và đẩy lùi đờm nhớt, mang lại cảm giác dễ chịu tức thì, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả cà rốt, 2 – 3 thìa mật ong
- Đầu tiên, bạn đem cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho cà rốt vào máy ép nhuyễn lấy nước
- Tiếp đến, bạn cho mật ong vào và trộn đều nước ép lên uống
- Thực hiện đều đặn cách làm này sẽ giúp chữa trị đờm trong họng mãi không khỏi, đờm sẽ nhanh chóng loãng và tan dần.
4. Kẹo ngậm
Một số loại kẹo ngậm có tác dụng cải thiện tình trạng bị đờm ở cổ họng lâu ngày không khỏi. Kẹo ngậm giúp tan đờm và người bệnh chỉ nên ngậm kẹo trong khoảng 3 – 5 ngày, không nên sử dụng nhiều.
Mặc dù kẹo ngậm có thể cải thiện bệnh nhưng bệnh nhân cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới được dùng. Nếu lạm dụng, người bệnh có thể bị nấm ở vùng họng.
5. Thuốc tây
Với tình trạng đờm trong họng mãi không khỏi, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây để kiểm soát. Các loại thuốc kháng sinh có thể giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, làm tan đờm.
Bệnh nhân chỉ được uống thuốc khi có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không những không khỏi mà còn chuyển biến nặng hơn.
Tham khảo thêm: Khạc ra đờm đặc màu nâu có nguy hiểm không?
6. Súc miệng bằng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm súc miệng thường xuyên vào buổi sáng và tối để cải thiện tình trạng đờm trong họng mãi không khỏi. Cách làm này sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, làm loãng đờm và giảm viêm.
Nếu không pha được nước muối đúng tỉ lệ, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý đã được pha sẵn bán ở tiệm thuốc tây để áp dụng cho bản thân mình.
7. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ngoài những cách chữa trị trên, người bệnh bị đờm ở cổ họng lâu ngày có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân nên áp dụng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thành phần vitamin C từ rau xanh và trái cây
- Không được ăn loại đồ ăn lạnh, cay, nóng gây tổn thương vùng họng
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khiến bụi bẩn, vi khuẩn bám vào đường hô hấp gây đờm nhiều hơn
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn tiếp xúc với vòm họng và mũi
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Vệ sinh miệng sạch sẽ, đánh răng, súc miệng đúng cách
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
- Uống nước ấm mỗi ngày, nhất là vào buổi sáng và tối để tan đờm, loại bỏ vi khuẩn
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu quá mức
- Tránh làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi
- Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh sớm khỏi
Tham khảo thêm: Khan tiếng có đờm là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày khi nào gặp bác sĩ?
Việc bị đờm ở cổ họng kéo dài là tình trạng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ những nguyên nhân đơn giản như viêm họng, dị ứng cho đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, thậm chí là ung thư phổi.
Nếu như đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà mà vẫn không khỏi, tình trạng ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện thêm các triệu chứng như sau, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp phù hợp:
- Đờm dai dẳng kéo dài nhiều tuần mà không thuyên giảm.
- Đờm có màu vàng, xanh lá hoặc có lẫn máu.
- Cảm thấy khó thở, tức ngực
- Xuất hiện tình sốt cao
- Sút cân đột ngột không rõ nguyên do
- Ngực cảm thấy đau khi ho hoặc thở sâu
- Cổ họng ngày càng vướng víu khi nuốt
- Cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy nhược…
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày có thể là một dấu hiệu sức khỏe bình thường, nhưng cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm hơn. Do đó, nếu chẳng may bản thân mắc phải triệu chứng này, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, chữa trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Sáng ngủ dậy khạc ra đờm xanh có phải bị bệnh về hô hấp không?
- Khạc đờm ra máu tươi có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!