5 mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn – hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh không chỉ an toàn mà còn mang đến hiệu quả cao. Những cách này còn giúp giảm nhanh các triệu chứng như sổ mũi, khò khè, ho khan,… 

Trẻ bị ho có đờm
Khi thời tiêt thay đổi trẻ rất dễ mắc bệnh, trong đó bé hay bị khò khè, khó thở do đờm

Trẻ bị tích đờm do đâu?

Đờm là một loại dịch tiết nằm trong đường hô hấp, nó làm cho virus, vi khuẩn bám vào. Và chỉ khi cơ thể trẻ phản xạ ho thì đờm mới được đẩy ra ngoài. Do đó, bố mẹ đừng quá lo lắng vì trẻ ho nhiều chỉ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ để có thể làm sạch hệ hô hấp tránh trường hợp ngạt thở, khó thở,…

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm là do: nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột, chứng cảm lạnh, hen suyễn, ảnh hưởng của bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi,…

Bé bị đờm do đâu?
Chất nhầy (đờm) tích tụ quá nhiều có thể dẫn đến bệnh lý viêm phế quản

Đối với triệu chứng này bố mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh ở con thông qua màu sắc đờm khi bé bị ho, chẳng hạn như:

  • Đờm có màu trắng đục là tình trạng bệnh mới ở giai đoạn đầu nên không quá nghiêm trọng 
  • Đờm có màu vàng hoặc màu xanh thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh của bé đã khá nghiêm trọng, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, vì rất có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn phù phổi cấp hay thậm chí là viêm phổi.

Cho dù bất kỳ trường hợp nào thì bố mẹ cũng không nên chủ quan với bệnh tình ở còn dù là triệu chứng nhỏ nhất, vì khi bệnh của trẻ bước sang một giai đoạn mới sẽ rất khó chữa trị và sẽ mất thời gian khá lâu để trẻ phục hồi.

Bên cạnh trường hợp trẻ chỉ vừa xuất hiện biểu hiện ho có đờm, bố mẹ có thể theo dõi tại nhà và khắc phục bệnh cho con bằng một số loại thảo dược trị tiêu đờm dưới đây

5 mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Hầu hết những mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh được áp dụng từ thảo dược thiên nhiên, an toàn lành tính cho trẻ.

1. Cây rẻ quạt phơi khô

Rẻ quạt còn có một tên gọi khác là xây xạ can. Ngoài công dụng long đờm hỗ trợ cho các bệnh lý ho có đờm, ho khan ở trẻ, cây rẻ quạt còn có tác dụng như “màng bảo vệ” cho trẻ tránh trường hợp bị viêm nhiễm đường hô hấp do sự thay đổi thất thường của thời tiết.

Mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh
Cây rẻ quạt có tác rất tốt trong việc điều trị các bệnh ho, tiêu đờm ở trẻ

Cách dùng cây rẻ quạt tiêu đờm cho trẻ:

  • Lấy lá rẻ quạt và củ rẻ quạt tươi đem phơi khô, tiếp tục cân lấy 5 – 6g rẻ quạt đã phơi khô sắc lấy nước cho trẻ uống
  • Bên cạnh các mẹ cũng có thể lấy 1g lá rẻ quạt phơi khô kết hợp với 1 -2 củ sâm đại hành tươi và 1- 2 là mạch môn đem sắc lấy nước cho trẻ uống trong ngày
  • Đối với trẻ mắc bệnh viêm amidan, mẹ lấy 10 lá rẻ quạt và một ít muối ăn dã nhuyễn cho vào 100ml nước đun sôi rồi để nguội, sau đó cho trẻ ngậm vào mỗi buổi sáng. Lưu ý nhắc trẻ không được uống.

2. Quả quất nấu với đường phèn

Thông thường cây quất thường được trồng để làm kiểng, phục vụ cho việc trang trí tết, không chỉ vậy quả quất còn được xem là dược liệu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của mỗi người.

Mẹo tiêu đờm ở trẻ sơ sinh
Quả quất thường được sừ dụng đề điều trị các bệnh ho đặc biệt là tình trạng ho có đờm rất hiệu quả

Bởi vì trong quả quất chứa rất nhiều thành phần có lợi như vitamin, đường, tinh dầu, bên cạnh đó còn có thành phần pectin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ,… hỗ trợ chữa các bệnh lý về gan, ty vị yếu. Ngoài ra còn có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị các bệnh ho như: ho khan, ho dai dẳng và đặc biệt là hạn chế khả năng tích đờm.

Cách sử dụng quả quất tiêu đờm cho trẻ:

  • Lựa chọn những quả quất tươi, rửa sạch để ráo nước, tiến hành cắt đôi quả ra nên bỏ hết hạt để tránh tình trạng nước có vị đắng. 
  • Tiếp theo chúng ta cho đường phèn và quất đã được sơ chế vào cùng một cái bát hấp cách thủy 20 phút để đường phèn chảy ra, hòa vào tinh dầu và nước của quả quất dưới dạng siro
  • Cách khác có thể lấy quả quất đã sơ chế trộn với mật ong để hấp cách thủy, dựa trên công dụng của quất và đặc tính có lợi của mật ong sẽ giúp đẩy lùi được triệu chứng ho có đờm ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả
  • Nên cho trẻ uống đều đặn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng từ 2 – 3 thìa. Bố mẹ nên kiên trì áp dụng phương pháp tiêu đờm này cho trẻ vì đây là một trong những cách chữa đờm hiệu quả mà dân gian đã áp dụng và đã đem lại hiệu quả

3. Lá húng chanh kết hợp với đường phèn

Lá húng chanh có tính kháng khuẩn rất mạnh do bên trong nó có chứa thành phần colein có khả năng kháng lại một số loại vi trùng. Bên cạnh còn có tác dụng khá hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như mũi, miệng, cổ họng và cả đường ruột.

Lá húng chanh tiêu đờm cho trẻ sơ sinh
Lá húng chanh nấu với đường phèn có tác dụng tiêu đờm, bổ phế

Ngoài ra với đặc tính có mùi thơm nhẹ, vị hơi chua và the, lá húng chanh thường được tận dụng trong việc giải độc tố cho cơ thể, kích thích ra mồ hôi, thông hơi, giải cảm cho cơ thể và đặc biệt còn có công dụng trừ đờm, bổ phế.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá hoặc ngọn của cây húng chanh rửa sạch rồi giã nát hoặc nghiền nát
  • Cho đường phèn vào phần húng chanh đã sơ chế, tiến hành hấp cách thủy. Hấp đến khi đường phèn tan hết ra thì lấy ra để nguội 
  • Cho trẻ uống mỗi ngày từ 2- 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa để giảm khả năng tích đờm và hạn chế tình trạng ho khan, ho có đờm ở trẻ.

Phương pháp tiêu đờm bằng lá húng chanh đòi hỏi bố mẹ có sự kiên trì thực hiện đều đặn. Để có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tình ở trẻ trong giai đoạn này.

4. Chữa đờm bằng lá hẹ

Cây hẹ không chỉ là một loại rau góp mặt trong các bữa ăn mà nó còn được biết đến là một vị thuốc có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh mẽ. Ngoài công dụng chữa các bệnh lý viêm tai giữa, giun kim, chảy máu cam, đi ngoài ra máu thì câu hẹ còn dùng để chữa chứng đau cổ họng, chữa ho và tiêu đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lá hẹ trị ho có đờm
Việc sử dụng lá hẹ kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng rất tốt dể chữa đờm cho trẻ

Cách dùng lá hẹ chữa đờm

  •  Lấy lá hẹ rửa sạch sau đó cho vào một ít đường phèn vào cùng một cái bát hấp cách thủy khoảng 20 phút để đường phèn tan ra
  • Sau đó chắt lấy nước để nguội, cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 2-3 thìa.
  • Ngoài ra có thể thay thế đường phèn bằng mật ong và thực hiện thao tác tương tự để chữa đờm cho trẻ 

5. Tiêu đờm bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh bên cạnh với có tác dụng giải độc, giải nhiệt rất tốt. 

Rau diếp cá chữa đờm ở tẻ
Rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo tạo thành hỗn hợp nước có tác dụng tiêu đờm hiệu quả

Cách thực hiện 

  • Lấy khoảng 15 lá rau diếp cá sau đó rửa sạch và giã nhuyễn
  • Cho nước vo gạo và lá diếp cá vừa giã vào nồi đun sôi khoảng 20 phút để lá diếp cá chín nhừ, lược bỏ bã rồi để nguội
  • Cho bé uống một ngày 2- 3 lần, có thể cho thêm một ít đường vào để bé dễ uống hơn
  • Lưu ý nên cho bé uống sau khi ăn khoảng 60 phút, không nên cho bé uống trước hay ngay sau khi ăn và kiêng cho bé ăn các loại cua, tôm, thịt gà,…

Một số lưu ý khi thực hiện tiêu đờm cho trẻ

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo tiêu đờm dành cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Bố mẹ phải tìm hiểu kỹ về công dụng và tham khảo cách sử dụng cũng như cách thực hiện của từng phương pháp
  • Chỉ nên áp dụng với những trường hợp trẻ đang ở giai đoạn đầu của bệnh
  • Cần có theo dõi về hiệu quả của phương pháp đang áp dụng. Nếu thấy bệnh của trẻ có dấu hiệu cải thiện hãy kiên trì áp dụng để bệnh được điều trị dứt điểm, còn nếu thấy tình trạng vẫn không có dấu hiệu phục hồi hoặc bệnh có biến chứng tiêu cực thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.
  • Trong quá trình áp dụng các mẹo dân gian tiêu đờm cho trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, thịt gà,…

Hy vọng thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ đem lại cho bạn đọc nguồn kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi là bị gì? Xử lý ra sao? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ cách sử dụng thuốc…

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Trong giai đoạn từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ sơ sinh bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi…

Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho là bị gì & cách trị? Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho là bị gì & cách trị?

Bé có đờm nhưng không ho là dấu hiệu của những bệnh lý về đường hô hấp và số ít…

10 cách chữa ho khan nhanh nhất, hết ngứa cổ, rát họng

Ho khan kéo dài xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như dị ứng với khói bụi, thời tiết,... Tình…

Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?

Ho ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như giãn phế quản,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua