Mẹo chữa “nghẹt mũi về đêm” cho giấc ngủ ngon
Nghẹt mũi về đêm là tình trạng rất phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Lâu dần có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu biết cách thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này để giúp ngủ ngon hơn.
Nghẹt mũi về đêm – Nguyên nhân do đâu?
Nếu gặp tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm thì chắc chắn rằng giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn. Từ đó có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ tâm trạng đến sự tập trung… Điều quan trọng nhất lúc này là cần tìm ra nguyên nhân đề giải quyết nó.
Sau đây là một số vấn đề được các chuyên gia cho rằng có liên quan trực tiếp đến tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm:
1. Vấn đề dị ứng
Dị ứng được nhắc đến ở đây là tình trạng phát sinh khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, lông thú, mạt bụi hay nấm mốc. Cùng với tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi thì bạn sẽ thường gặp một số triệu chứng khác như ngứa mắt, phát ban trên da.
Có một vài lý do khiến cho tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm:
- Cho phép thú cưng đi lang thang ở trong phòng ngủ.
- Mạt bụi phát triển mạnh ở nệm gối.
- Nhiệt độ buổi tối mát mẻ khiến phấn hoa hoạt động tốt hơn trong môi trường.
2. Viêm xoang
Viêm xoang xảy ra khi các hốc xoang bị các phản ứng viêm tấn công và gây ra triệu chứng. Điều này cũng có thể phát sinh giống như 1 triệu chứng tạm thời của cúm hay cảm lạnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó có thể kéo dài hơn hoặc phát triển thành mãn tính.
Viêm trong xoang sẽ dẫn đến sự gia tăng lượng chất nhầy tiết ra. Chất nhầy này có thể tụ lại ở đường mũi trên gây nghẹt mũi. Các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và có thể bị ảnh hưởng từ tư thế ngủ.
3. Không khí khô bụi
Không khí chứa ít hay không có độ ẩm cũng có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi, nhất là khi về đêm. Khi đường mũi ngày càng khô thì các mô mũi sẽ có xu hướng sản xuất nhiều chất nhầy để giữ ẩm. Chính điều này làm phát sinh tình trạng mũi bị tắc.
Dành nhiều thời gian ở trong môi trường máy lạnh được cho là yếu tố phổ biến khiến rất nhiều người phải sống chung với tình trạng nghẹt mũi về đêm.
4. Xuất hiện vật cản
Polyp mũi cũng có thể là vật cản khiến mũi bị tắc nghẹt về đêm. Đây chính là sự phát triển nhỏ của các mô ở trong đường mũi. Chúng có thể phát sinh do viêm mãn tính, điển hình như viêm mũi dị ứng hay viêm xoang.
Ngoài ra, một vách ngăn lệch cũng có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi về đêm. Vách ngăn lệch được hiểu đơn giản là cấu trúc xương trong mũi không đúng. Nó có thể phát sinh như một dị tẩm bẩm sinh hay do chấn thương và dẫn đến tắc nghẽn đường mũi.
5. Nhiễm virus
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nghẹt mũi về đêm, nhất là ở trẻ em. Trẻ em rất dễ bị nhiễm virus do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và khả năng chống nhiễm trùng còn thấp. Đường mũi của trẻ cũng nhỏ hẹp và rất dễ bị tắc.
Trong quá trình nhiễm virus như cúm hay cảm lạnh, chất nhầy trong mũi sẽ được sản xuất nhiều hơn. Cùng với đó, tình trạng viêm cũng có thể sẽ phát triển làm cho mũi khó thoát nước. Từ đó dẫn đến việc mũi bị mắc nghẹt rất khó chịu.
Vấn đề này có thể sẽ tồn tại ngay cả khi nhiễm trùng đã được khắc phục. Điều này dễ khiến tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Tất cả có thể làm phát sinh hay nghiêm trọng thêm tắc nghẹn ở cả tai, mũi và cổ họng.
6. Thay đổi nội tiết
Đây là nguyên nhân đặc trưng cho tình trạng nghẹt mũi về đêm ở phụ nữ mang thai. Trong thai kỳ, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên sẽ làm tăng lưu lượng máu tới các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Trong đường mũi, các mô tế bào cũng sẽ dễ bị sưng hơn. Từ đó sự gia tăng lưu lượng máu này cũng có thể làm hạn chế lưu lượng không khí và gây ra nghẹt mũi.
Tư thế ngủ có thể làm tình hình tồi tệ hơn, nhiều triệu chứng có thể trở nên nặng nề hơn vào ban đêm. Ngoài ra, nếu bạn bị hen suyễn thì mũi bị nghẹt khi mang thai sẽ thêm phần khó đối phó hơn.
7. Ợ nóng, trào ngược acid
Trào ngược acid và ợ nóng có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm nếu chức năng tiêu hóa kém. Điều này có thể làm hỏng niêm mạc họng và các khu vực xung quanh như tai, mũi. Đồng thời còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tắc nghẽn đường mũi hay đường hô hấp.
Các mẹo chữa nghẹt mũi về đêm giúp ngủ ngon hơn
Tình trạng nghẹt mũi về đêm có thể sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn áp dụng một số giải pháp sau:
1. Xông hơi với tinh dầu cây trà
Tinh dầu cây trà có đặc tính chống viêm cũng như kháng khuẩn rất tốt. Từ đó nó có thể làm dịu tình trạng sưng ở mũi và làm giảm tắc nghẽn.
Dầu cây trà có thể được thêm vào một bộ khuếch tán khoảng một vài giờ trước khi bạn đi ngủ. Chú ý nhớ tắt bộ khuếch tán trước khi đi ngủ bởi nếu không, mùi sẽ khá mạnh vào sáng sớm.
Ngoài tinh dầu cây trà thì bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác để xông hơi. Điển hình như bạc hà, chanh, sả…
BẬT MÍ: 12 tinh dầu trị viêm xoang tốt nhất và cách dùng
2. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm có thể làm cho mũi bị tắc dễ chịu hơn vì nó bổ sung độ ẩm cho không khí. Điều này sẽ giúp làm dịu các mô mũi và chất nhầy của mũi. Đồng thời khiến dịch nhầy trong mũi loãng ra và dễ đẩy ra ngoài hơn.
Nên đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào buổi tối nếu bạn đang cảm thấy mũi mình có dấu hiệu nghẹt. Ngoài ra, vào những ngày hanh khô thì việc đặt thiết bị này cũng được cho là cần thiết giúp ngăn ngừa kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ
Một môi trường mát mẻ có thể sẽ làm cho bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi khiến bạn khó thở vào ban đêm thì hãy thử tăng nhiệt độ lên. Một môi trường ngủ ấm hơn một chút sẽ có thể giúp làm giảm tắc nghẽn trong đường mũi.
Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ để tránh mạt bụi cũng như các chất dị ứng thông thường khác. Đồng thời, hạn chế chó mèo đi vào phòng, nhất là để chúng tiếp xúc với chăn nệm.
4. Dùng tinh dầu xoa ngực
Tinh dầu được cho là có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, đồng thời thúc đẩy giấc ngủ . Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của chúng, nhưng nhìn chung cách này rất an toàn.
Bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu để tự xoa ngực. Dầu cây trà, bạch đàn, bạc hà chính là một vài ví dụ về các loại tinh dầu được cho là có đặc tính chống lạnh. Chú ý pha loãng hỗn hợp tinh dầu cùng với một loại dầu nền để ngăn ngừa kích ứng trên da.
5. Điều chỉnh tư thế ngủ
Giữ đầu của bạn cao lên trong khi ngủ sẽ khuyến khích chất nhầy chảy ra từ mũi, đồng thời giúp làm giảm một số áp lực ra khỏi đầu. Đơn giản chỉ cần thêm một hay hai chiếc gối kê đầu để thực hiện điều này.
Nếu bạn bị các triệu chứng trào ngược acid và lo lắng điều này cũng có thể làm nặng nề thêm tình trạng tắc nghẽn thì mẹo này cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề.
Cùng với điều này, bạn nên ngủ ở tư thế nằm sấp thay vì nằm ngửa. Bởi ngủ ngửa cho phép chất nhầy tích tụ. Điều này không chỉ khiến bạn khó ngủ hơn mà còn rất dễ bị ngáy khi ngủ.
6. Dùng thuốc kháng Histamine
Histamine là một hormone đóng vai trò rất quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine sẽ ngăn chặn tác dụng của histamine. Từ đó giúp làm giảm hắt hơi, xung huyết cùng các triệu chứng dị ứng khác.
Việc sử dụng thuốc kháng histamine đặc biệt phù hợp với tình trạng nghẹt mũi về đêm do yếu tố dị ứng gây ra. Tuy nhiên, thuốc này có thể phát sinh một số tác dụng phụ khi dùng, điển hình nhất là buồn ngủ.
Chính vì thế nên uống thuốc vào trước thời gian đi ngủ. Trường hợp bạn vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ của thuốc thì trước khi dùng hay nói chuyện trực tiếp với bác sĩ hay dược sĩ.
7. Rửa mũi bằng dung dịch nước muối
Cách rửa mũi bằng dung dịch nước muối cũng sẽ giúp hóa lỏng chất nhầy. Đồng thời, khi làm như vậy có thể giúp làm dịu niêm mạc mũi bị tắc.
Để thực hiện điều này, cần cho nửa muỗng cà phê muối hòa với với hai cốc nước. Dùng một ống tiêm nhỏ để xả dung dịch này qua mũi. Hoặc bạn có thể mua nước muối sinh lý từ tiệm thuốc Tây để về vệ sinh mũi.
8. Tắm nước ấm
Hơi nước từ bồn tắm nước nóng hay vòi hoa sen cũng sẽ giúp làm giảm triệu chứng. Đây là một lựa chọn đặc biệt tốt cho trường hợp trẻ đang khó ngủ vì bị nghẹt mũi.
Hít thở hơi nước từ vòi sen nóng sẽ giúp hóa lỏng chất nhầy và đẩy chúng ra ngoài giúp khai thông đường thở. Để nâng cao tác dụng, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong bồn tắm.
9. Sử dụng 1 miếng gạc ấm
Một miếng gạc ấm có thể giúp làm nghẹt mũi với cơ chế mở đường mũi từ bên ngoài. Để thực hiện cách này, đầu tiên bạn cần ngâm một chiếc khăn trong nước ấm.
Tiếp đến, vắt nước ra khỏi khăn, sau đó gập nó lại và từ từ đặt lên mũi cùng vùng trán. Nhiệt độ có thể mang đến sự thoải mái, làm giảm cơn đau và giúp giảm viêm ở trong lỗ mũi. Lặp lại cách này thường xuyên khi thấy cần thiết.
10. Bổ sung nước
Bổ sung nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy ở trong mũi, từ đó hỗ trợ đẩy chất lỏng ra khỏi mũi. Đồng thời cũng sẽ làm giảm áp lực trong xoang. Áp lục giảm đi đồng nghĩa với việc tình trạng viêm và kích ứng cũng sẽ từ từ thuyên giảm.
Ngoài việc bổ sung nước ấm thì bạn cũng có thể dùng trà thảo mộc. Lựa chọn được khuyến nghị trước hết là trà bạc hà. Nó được biết đến giống như một loại thuốc thông mũi. Trà bạc hà không chỉ làm dịu cổ họng, giảm đau đầu mà còn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nghẹt mũi về đêm thường không phải là vấn đề gây lo ngại nghiêm trọng. Nó có thể được xem như triệu chứng của cúm hay cảm lạnh thông thường. Đồng thời có thể khắc phục tại nhà bằng các phương pháp đơn giản.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì việc thăm khám bác sĩ là cần thiết:
- Nghẹt mũi liên tục gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
- Nghẹt mũi làm hạn chế thở.
- Tình trạng nghẹt mũi về đêm kéo dài hơn 2 tuần.
- Có các triệu chứng khác nư đau xoang, sốt, chảy máu, dịch mũi màu vàng giống như mủ,… đi kèm.
Tình trạng nghẹt mũi về đêm thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục bằng những cách đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên trường hợp các giải pháp tại nhà không đáp ứng thì bạn nên chú ý thăm khám ngay để kiểm soát tình hình.
Tham khảo thêm
- Mẹo chữa ngạt mũi bằng tỏi hiệu quả, an toàn
- Cách bấm huyệt trị nghẹt mũi – Hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!