Cách trị sổ mũi – nghẹt mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng rất dễ kích hoạt trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng. Bởi có rất nhiều cách trị sổ mũi – nghẹt mũi cho bà bầu rất an toàn và hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bà bầu bị sổ mũi, nghẹt mũi do đâu?
Thống kê cho thấy rằng, tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi rất dễ phát sinh trong suốt thai kỳ. Đồng thời các triệu chứng này có xu hướng nặng nề hơn ở những tháng cuối thai kỳ.
Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi do bị viêm xoang hay dị ứng khi mang thai. Lúc này, các triệu chứng thường đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Ví dụ như hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi, nhức đầu, sốt.
Tuy nhiên, có tới 30% bà bầu gặp phải tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi khi mang thai mà nguyên nhân không phải do dị ứng hay mắc các bệnh nhiễm trùng. Tình trạng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây:
1. Nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, trong đó nội tiết tố ở cơ thể phụ nữ có sự thay đổi thất thường. Hàm lượng hormone Estrogen tăng cũng sẽ khiến cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu thường xuyên bị chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
2. Lưu lượng máu gia tăng
Các chuyên gia cho biết, khi mang thai lượng máu trong cơ thể mẹ bầu có thể tăng đến 50%. Chính sự gia tăng lượng máu này đã làm cho những mạch máu nhỏ ở trong màng mũi sưng phù lên. Cùng với đó là khiến đường thở bị thu hẹp lại khiến bà bầu thường xuyên bị nghẹt mũi.
3. Do nhiễm vi khuẩn
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường sẽ yếu hơn rất nhiều so với bình thường. Chính vì thế mà mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường do vi khuẩn gây nên. Và sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý này.
4. Do thời tiết thay đổi
Ở một người trưởng thành, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 9000 lít không khí đi qua mũi để xuống phổi. Trước khi đi vào phổi thì mũi sẽ xử lý không khí để làm cho nó đủ ấm, bằng với thân nhiệt cơ thể.
Vào những ngày thời tiết quá hanh khô hay lạnh thì áp lực của không khí lên màng mũi sẽ gia tăng. Điều này kích thích mũi sản sinh nhiều dịch nhầy hơn. Và đây cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong thai kỳ.
10 cách trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu cực an toàn
Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở bà bầu nếu không đi kèm với các triệu chứng khác như đau họng, ho, sốt… thì sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng triệu chứng kéo dài sẽ khiến mẹ bị suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Không dừng lại ở đó, nếu sổ mũi, nghẹt mũi đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, sốt, ho dai dẳng… thì còn có thể phát sinh biến chứng. Nguy hiểm thường gặp là dị tật ở thai nhi, suy thai hay tăng nguy cơ sinh non…
Các mẹ có thể áp dụng những cách trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu dưới đây để nhanh chóng khắc phục triệu chứng. Từ đó tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
1. Rửa mũi với nước muối
Nước muối là dung dịch có đặc tính kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt. Dùng nước muối để làm sạch mũi là cách an toàn giúp mẹ bầu đẩy lùi tình trạng sổ mũi cũng như nghẹt tắc mũi.
Phương pháp này có thể giúp loại bỏ các chất nhầy trong đường mũi, đồng thời bôi trơn niêm mạc mũi. Từ đó không chỉ giúp mũi được thông thoáng mà còn ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm.
Mẹ bầu có thể mua nước muối sinh lý ở các tiệm thuốc Tây về để dùng. Hoặc cũng có thể tự pha nước muối ấm để rửa mũi mỗi ngày từ 2 – 3 lần khi đang bị sổ hay nghẹt mũi.
2. Súc miệng với nước muối
Ngoài việc rửa mũi với nước muối thì mẹ bầu nên chú ý kết hợp với việc súc miệng và vệ sinh hầu họng với dung dịch này. Bởi trong nhiều trường hợp, dịch đờm từ mũi cũng có thể chảy xuống vòm họng và gây viêm nhiễm ngay tại đây.
Súc miệng và vệ sinh họng sẽ ngăn ngừa vi khuẩn từ mũi xuống tấn công vùng họng. Đồng thời, khi súc miệng thì một phần nước muối cũng sẽ lại chảy ngược lên mũi để giúp mũi sạch hơn.
3. Xông hơi với tinh dầu hay thảo dược
Các loại tinh dầu hay thảo dược đều rất lành tính, không gây phản ứng phụ và rất an toàn cho sức khỏe. Chính vì thế mà mẹ bầu có thể sử dụng chúng để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt mũi trong thai kỳ.
Có thể dùng gừng, bạc hà, hoa cúc hay một số loại tinh dầu như oải hương hoặc hương thảo đều rất phù hợp. Các mẹ chỉ cần nấu một nồi nước nóng rồi cho lượng thảo dược hay tinh dầu vừa đủ vào.
Dùng nước này để xông hơi, cần trùm khăn kín đầu và giữ khoảng cách an toàn giữa mặt và nước để tránh gây kích ứng da. Hít thở đều khi xông hơi để hơi nước từ từ đi vào lỗ mũi, làm loãng dịch nhầy và xoa dịu niêm mạc mũi. 10 – 15 phút là khoảng thời gian thích hợp nhất cho mỗi lần xông hơi.
4. Dùng máy tạo độ ẩm
Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sổ mũi nghẹt mũi là do không khí quá khô. Để khắc phục điều này thì các mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.
Không khí ẩm vừa đủ sẽ giúp làm giảm tình trạng kích ứng lên niêm mạc mũi. Máy tạo độ ẩm có thể được sử dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Và ban đêm được cho là lúc cần thiết nhất để giúp các mẹ có được giấc ngủ ngon hơn.
6. Tắm nước nóng
Đây cũng là một cách trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu rất đơn giản nhưng đem lại kết quả tương đối khả quan. Nó tác dụng dựa trên cơ chế tương tự như ở liệu pháp xông hơi.
Khi tắm nước nóng, hơi nước sẽ đi vào đường mũi thông qua việc hít thở. Lượng hơi nước ấm này sẽ giúp làm ẩm, đồng thời đánh tan chất nhầy ở trong khoang mũi. Sau khi tắm, mẹ bầu có thể tiến hành hỉ mũi để loại bỏ dịch nhầy giúp khoang mũi thông thoáng hơn.
7. Massage và bấm huyệt
Đây là liệu pháp rất an toàn có thể áp dụng cho mẹ bầu khi gặp các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt tắc mũi trong thời kỳ mang thai. Chỉ cần dùng ngón tay trỏ day ấn nhẹ nhàng vào các huyệt ấn đường và nghinh hương.
Cùng với đó hãy dùng tay xoa nhẹ lên vùng quanh cánh mũi theo chuyển động tròn. Liệu pháp này không chỉ giúp lưu thông khí huyết, khai thông đường thở mà còn giúp mẹ bầu được thư giãn và thoải mái hơn. Đồng thời đẩy lùi các triệu chứng đau nhức đầu hay khó chịu trong thai kỳ.
8. Sử dụng tỏi để trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu
Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt. Loại nguyên liệu này được cho là có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi kích hoạt trong thai kỳ.
Có nhiều cách để sử dụng tỏi trị sổ mũi, nghẹt mũi cho mẹ bầu. Đơn giản nhất là dùng vài tép tỏi giã nhuyễn rồi ngửi hơi tỏi bốc lên nhiều lần. Hoặc mẹ bầu cũng có thể dùng tỏi để ăn trực tiếp. Nếu khó ăn quá thì có thể ngâm với giấm để ăn dần. Ngoài ra thì tăng số lượng tỏi vào trong các bữa ăn hằng ngày cũng có thể là cách hữu hiệu cho các mẹ.
9. Uống trà gừng trị sổ mũi cho bà bầu
Gừng có vị cay, tính ấm, đồng thời cũng chính là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Gừng có tính chống viêm tự nhiên rất hiệu quả nên mẹ bầu có thể dùng nó để chữa sổ mũi, nghẹt mũi.
Mẹ bầu chỉ cần dùng gừng tươi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào 150ml nước ấm. Có thể cho thêm 1 muỗng mật ong vào để hỗ trợ làm nóng các cơ quan ở đường hô hấp được tốt hơn. Một ly trà gừng mật ong ấm nóng sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu mà các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi gây ra.
10. Bổ sung vitamin C
Mặc dù đây không phải là cách trị sổ mũi và nghẹt mũi cho bà bầu nhưng việc bổ sung vitamin C là cần thiệt. Nó có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Mẹ bầu nên uống mỗi ngày một cốc nước chanh ấm để giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm thông thường và tăng cường vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, chanh còn giúp làm giảm dịch nhầy có trong cổ họng để giúp mẹ bầu thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng nước cam ép hay nước ép rau củ. Các loại nước này đều có thể bổ sung dưỡng chất để giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
Biện pháp ngăn ngừa sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu
Thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nên các triệu chứng bất thường sẽ rất dễ phát sinh, nhất là tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Chính vì thế mà mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến các biện pháp phòng ngừa.
Khi đang mang thai, các mẹ bầu cần chú ý đến các vấn đề sau để tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ:
- Khi thời tiết giao mùa hay thay đổi thất thường, nếu đi ra ngoài, mẹ bầu cần đeo khẩu trang kín và chú ý giữ ấm cho cơ thể.
- Cần hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm hay có dấu hiệu cảm cúm.
- Hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm hay tránh tiếp xúc nhiều nơi công cộng, nhất là ở những tháng đầu thai kỳ.
- Khi đang bị sổ mũi, nghẹt mũi thì mẹ bầu cũng cần chú ý kê cao gối lúc ngủ.
- Tránh mùi hóa chất hay khói thuốc lá cùng các chất dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, mạt bụi.
- Tuyệt đối không để quạt thổi trực tiếp vào mặt trong khi ngủ.
- Bổ sung thêm nước cho cơ thể, nên uống hơn 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước cũng có thể làm loãng dịch đờm và hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể.
- Chú ý đến việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời rửa mũi cẩn thận mỗi ngày 2 lần.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay như ớt, tiêu, cà ri hay mù tạt… bởi chúng thường gây kích thích dịch mũi chảy ra nhiều hơn.
Sổ mũi và nghẹt mũi không phải là những triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chúng kích hoạt trong thời điểm thai kỳ thì mẹ bầu cần hết sức chú ý. Nếu những cách trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bà bầu được đề cập trong bài viết không thể giúp ích thì hãy tìm đến bác sĩ. Bởi để lâu có thể gây ra những tác động xấu cho sức khỏe thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 thảo dược trị viêm xoang hiệu quả – Dễ sử dụng
- 10 cách chữa đau họng cho bà bầu an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!