10+ cách trị sổ mũi tại nhà hiệu quả cho người lớn
Có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà cho người lớn đơn giản, hiệu quả như áp dụng các biện pháp tự nhiên, xông hơi, thư giãn… Những phương pháp này không chỉ an toàn mà còn giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do sổ mũi gây ra, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn.
12 cách trị sổ mũi tại nhà đơn giản, hiệu quả dành cho người lớn
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thăm khám và điều trị sổ mũi sớm để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường sổ mũi do cảm lạnh thông thường gây nên, các bạn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên đơn giản.
1. Uống nước nóng
Uống nước nóng là một trong những mẹo chữa sổ mũi hiệu quả được nhiều bệnh nhân ứng dụng mỗi khi cảm lạnh “ghé thăm”. Theo một số nghiên cứu công bố trên Rhology vào năm 2009 cho biết, nước nóng có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm lạnh, trị sổ mũi.
Bởi hơi nóng của nước có khả năng kích thích các dây thần kinh liên quan đến khoang mũi và miệng. Từ đó, giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở mũi và họng. Bên cạnh đó, nước nóng còn có tác dụng làm loãng đờm, giúp giảm ho và tống xuất dịch nhầy ra ngoài dễ dàng.
2. Xông hơi
Xông hơi là một trong những cách trị sổ mũi được nhiều người biết đến bởi tính hiệu quả cao và dễ thực hiện. Để kiểm soát triệu chứng chảy nước mũi, bạn chỉ cần sử dụng một tô nước nóng để cách mặt khoảng cách vừa phải và hít lấy hơi nước bốc lên.
Trong quá trình xông hơi, để cách làm này phát huy tác dụng tối đa, các bạn có thể thêm một ít tinh dầu vào nước. Các hoạt chất chiết xuất trong tinh dầu không chỉ giúp tạo cảm giác dễ chịu mà còn giúp kháng viêm và kháng khuẩn, giúp cải thiện bệnh và ngăn ngừa viêm nhiễm cao.
Một số tinh dầu có thể sử dụng trong xông hơi như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, dầu tràm,… Những loại tinh dầu này có tính ấm, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, làm thông đường thở hiệu quả.
Tham khảo thêm: 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian nhanh khỏi
3. Tắm nước nóng
Để giảm bớt áp lực bên trong xoang mũi và ngăn ngừa sổ mũi, bạn có thể tắm nước nóng dưới vòi hoa sen. Việc hít hơi nóng tự nhiên trong quá trình tắm không chỉ giúp đầu óc và cơ bắp thư giãn, thoải mái mà còn giúp lưu dẫn khí ở hốc xoang.
Đồng thời, cách làm này còn giúp tăng độ ẩm cho niêm mạc mũi và làm loãng đờm, giúp thông mũi và cải thiện tình trạng chảy nước mũi.
4. Đặt miếng gạc hoặc khăn ấm lên mặt
Các bạn chỉ cần đặt một chiếc khăn ấm lên mặt vài phút sẽ giúp làm giảm bớt áp lực bên trong mũi xoang, đồng thời giúp cải thiện triệu chứng sổ mũi. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nhúng một chiếc khăn ướt vào trong nước nóng
- Sau đó vắt khăn thật sạch cho đến khi khăn còn âm ấm
- Trùm khăn lên mặt và để khoảng 2 – 3 phút
Thực hiện cách trị sổ mũi tại nhà này 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp kiểm soát chứng sổ mũi khó chịu. Bên cạnh đó còn giúp làm dịu vòm họng, hạn chế ho và đau rát ở họng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện biện pháp này, khăn không nên quá nóng. Bởi hơi nóng có thể gây bỏng da mặt và kích thích niêm mạc mũi khiến bệnh thêm trầm trọng.
Tham khảo thêm: Sổ mũi đau họng – Ai cũng từng gặp, chữa khỏi không khó
5. Giữ đầu cao khi ngủ
Ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mới và thúc đẩy khả năng bình phục nhanh. Tuy nhiên, đồng hành với sổ mũi là tình trạng nghẹt mũi thường khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Do đó, để khắc phục vấn đề này, các bạn nên dùng gối kê cao đầu khi ngủ. Cách làm này giúp chất lỏng chảy tự nhiên, không bị tồn đọng. Bên cạnh đó, kê cao đầu thường giúp bạn dễ dàng thở hơn.
6. Nước muối và bột baking soda
Có thể khắc phục triệu chứng sổ mũi bằng cách dùng nước và bột baking soda. Mẹo trị sổ mũi này không chỉ giúp loại bỏ chất nhờn, làm sạch mũi mà còn giúp ngăn ngừa viêm ở mũi. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 3 gram muối, 1 nhúm bột baking soda, 240 ml nước ấm và 1 chai xịt nhỏ
- Cho muối và bột baking soda vào cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hoàn toàn
- Sau đó, cho dung dịch này vào bình xịt và dùng nhỏ mũi
- Mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần
Cách làm này có tác dụng khắc phục triệu chứng sổ mũi nhưng bạn không nên quá lạm dụng để tránh trường hợp bệnh không khỏi mà ngày càng tồi tệ thêm.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè cần khám ngay?
7. Bấm huyệt
Để làm giảm cảm giác nghẹt mũi do sổ mũi gây nên, các bạn có thể thử bấm huyệt xung quanh mũi. Cụ thể, bạn bấm huyệt nghinh hương. Huyệt này nằm ở hai bên cánh mũi.
Bạn dùng hai đầu ngón trỏ ấn mạnh vào. Với cách bấm huyệt trị nghẹt mũi này, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và mỗi lần 10 – 15 cái giúp hít thở dễ dàng.
8. Ăn thức ăn cay
Các thức ăn chứa gia vị cay như ớt, wabasi, gừng, cải ngựa hoặc tiêu ma,… được xem là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi do sổ mũi gây nên.
Các hoạt chất chứa trong những gia vị này có tác dụng làm giãn tĩnh mạch ở niêm mạc mũi. Từ đó giúp dẫn lưu khí ở xoang tốt, giúp giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất cay. Bởi chúng giúp làm giảm nghẹt mũi nhưng có thể làm sổ mũi nặng.
9. Uống nước chanh, mật ong
Chanh chứa lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng điều trị chứng chảy nước mũi hiệu quả.
Để cải thiện bệnh, bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh của 1/2 quả chanh pha trong ly nước ấm, thêm ít mật ong và uống. Nên uống nước chanh và mật ong 2 – 3 lần trong ngày để đạt kết quả tốt.
10. Trà gừng
Chưa có nghiên cứu nào nói rõ gừng có tác dụng điều trị sổ mũi. Tuy nhiên, theo một số kinh nghiệm dân gian cho thấy, các hoạt chất cay nồng chứa trong gừng có khả năng làm giảm chứng nghẹt mũi và sổ mũi ở người bệnh.
Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng sổ mũi, bạn nên uống 1 – 2 cốc trà gừng mỗi ngày. Cách làm đơn giản như:
- Gừng tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
- Cho 2 – 3 lát gừng vào cốc nước đun sôi và hãm trong 5 phút
- Tiếp đó thêm ít đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống.
Tham khảo thêm: Bị nghẹt mũi kéo dài nên trị sớm kẻo nguy hiểm
11. Xì mũi thường xuyên
Các chuyên gia khuyên bạn nên xì mũi để làm sạch chất nhầy trong hốc mũi. Đây cũng được xem là cách tốt nhất giúp nước mũi ngừng chảy.
Tuy nhiên, khi xì mũi, bạn nên thực hiện đúng thao tác để tránh trường hợp dịch mũi ứ đọng trong mũi gây nghẹt hoặc chảy ngược vào họng và tai gây viêm. Cách hỉ mũi đúng đó là bạn nên dùng đầu ngón tay trỏ bịt một bên mũi và hỉ nhẹ. Tuyệt đối không bịt cả 2 bên.
12. Dùng khăn giấy chắn trước mũi
Trong trường hợp chảy nước mũi nhiều, các bạn có thể xé khăn giấy và cuộn thành quả bóng nhỏ rồi đặt vào lỗ mũi. Khăn giấy có tính chất hút ẩm giúp thấm dịch mũi, cải thiện tình trạng sổ mũi.
Khi đó, bạn nên hít thở bình thường bằng mũi hoặc qua đường miệng. Lưu ý, khi thấy khăn giấy ướt mềm, các bạn nên thay bằng miếng giấy khác.
Những lưu ý khi áp dụng các cách trị sổ mũi tại nhà
Khi áp dụng các biện pháp cải thiện sổ mũi tại nhà, để đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, có một số điều quan trọng sau đây mà bạn cần lưu ý:
- Chọn phương pháp phù hợp: Không phải cách trị sổ mũi nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, nên tìm hiểu kỹ và chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu, mật ong hay thảo dược, hãy chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với chúng để tránh gây ra những phản ứng phụ.
- Sử dụng đúng liều lượng: Dù là biện pháp tự nhiên, việc sử dụng quá mức hoặc sai cách cũng có thể gây hại. Vì vậy, cần tuân thủ đúng hướng dẫn và liều lượng phù hợp.
- Vệ sinh sạch sẽ: Khi áp dụng các phương pháp như xông mũi hoặc rửa mũi, cần sử dụng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Nếu triệu chứng sổ mũi không cải thiện sau vài ngày hoặc kèm theo các dấu hiệu nặng hơn như sốt cao, khó thở, hãy ngưng các biện pháp tại nhà và tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
- Kết hợp nghỉ ngơi và dinh dưỡng: Để tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục nhanh, nên kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ nước và các dưỡng chất cần thiết.
Tham khảo thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không, bằng cách nào?
Phòng ngừa sổ mũi bằng cách nào?
Phòng ngừa sổ mũi là cách tốt nhất để tránh những phiền toái do bệnh gây ra và bảo vệ sức khỏe hô hấp. Bằng việc thực hiện các thói quen đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị sổ mũi, đặc biệt trong thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản có thể áp dụng:
- Giữ ấm cơ thể: Trong thời tiết lạnh, đặc biệt là khi ra ngoài, hãy mặc đủ ấm và giữ ấm các vùng nhạy cảm như cổ, mũi, chân… để tránh bị cảm lạnh, nguyên nhân gây sổ mũi.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C từ trái cây như cam, quýt, kiwi…, sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại các bệnh về đường hô hấp.
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
- Giữ vệ sinh môi trường sống: Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giữ môi trường sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc có thể gây sổ mũi.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Nếu có người xung quanh bị cảm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp để tránh lây nhiễm.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc duy trì thói quen vận động giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe toàn diện, từ đó giảm nguy cơ bị sổ mũi.
Các cách trị sổ mũi tại nhà không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn an toàn, hiệu quả nếu được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Việc kết hợp các biện pháp này với lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua tình trạng sổ mũi và duy trì sức khỏe tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì và nên uống thuốc gì?
- Cách trị sổ mũi – nghẹt mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!