Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè cần khám ngay?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè thường là triệu chứng của hen phế quản, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Các bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, còi xương,… nên cần điều trị trong thời gian sớm nhất.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè do đâu? Tại sao cần  cho trẻ gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất?

Nhận biết tình trạng nghẹt mũi thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Các cơ quan hô hấp ở trẻ sơ sinh thường chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó trong những năm đầu đời, trẻ thường gặp phải các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè, đau rát cổ họng,…

Với những trẻ bị ngạt mũi do dịch tiết hô hấp được sản sinh nhiều, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện thực thể. Tuy nhiên với những trẻ bị ngạt mũi khô, các triệu chứng thường không triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy bạn nên chú ý các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè:

  • Mũi trẻ hơi chun lại khi thở
  • Hơi thở thường trầm đục và yếu
  • Trẻ khó khăn khi bú và thường phải ngưng một thời gian mới bú tiếp
  • Chảy nước mũi
  • Thường xuyên quấy khóc
  • Khó chịu
  • Hay thức giấc giữa đêm
  • Miệng hôi và khô
  • Khoang mũi có dịch nhầy khô đóng thành vảy

Tại sao trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè ở cổ họng?

Trẻ sơ sinh ít mắc các bệnh lý viêm nhiễm cơ quan hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… Vì lúc này nguồn thực phẩm chính của trẻ là sữa mẹ. Ngoài các vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp hệ miễn dịch non nớt của trẻ ức chế được các virus và vi khuẩn thông thường.

Do đó trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm theo thở khò khè có thể do những nguyên nhân sau đây:

1. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng phổi cấp tính thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh xảy ra khi virus (chủ yếu là virus hợp bào) xâm nhập vào tiểu phế quản (các đường dẫn khí nhỏ ở phổi), gây viêm và làm gián đoạn quá trình hô hấp.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
Viêm tiểu phế quản có thể gây ra triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở và thở khò khè

Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản có triệu chứng khá giống với bệnh cảm lạnh, như sốt nhẹ (tùy trường hợp), sổ mũi, thở khò khè, nghẹt mũi, ho,…

Với những trường hợp chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa hoặc xẹp phổi.

2. Hen suyễn

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp. Bệnh xảy ra khi đường dẫn khí bị viêm mãn tính, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở, gây khó thở và thở khò khè. Khi có các yếu tố kích thích (kích động, tác nhân dị ứng), trẻ có thể bùng phát cơn hen cấp với các biểu hiện như ho, nặng ngực, ngạt mũi, khó thở,…

Hen phế quản thường có xu hướng di truyền và khởi phát trong những năm đầu đời. Vì vậy nếu nhận thấy trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè kéo dài, bạn nên cân nhắc và xem xét nguyên nhân này. Hiện tại, hen phế quản không thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm rõ rệt và ít khi bùng phát trở lại.

3. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi (chiếm khoảng 80%) và trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm khoảng 65%). Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào phổi và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình của viêm phổi là tình trạng thở khò khè, khó thở, sốt, ngạt mũi về đêm, bỏ bú, sốt/ hạ thân nhiệt,…

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gây sốt, mệt mỏi, khó thở, nghẹt mũi khiến trẻ chán ăn và hay quấy khóc

Viêm phổi có thể được điều trị dứt điểm nếu can thiệp từ sớm. Tuy nhiên trong trường hợp chậm trễ, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như nhiễm trùng máu, viêm màng não, tràn dịch màng tim, trụy tim, tràn mủ màng phổi, còi xương, kém phát triển,…

4. Dị ứng

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Vì vậy nếu tiếp xúc với phấn hoa, bụi, khói thuốc, hóa chất, trẻ có thể bị dị ứng. Dị ứng khiến niêm mạc hô hấp phù nề và gây tăng tiết dịch nhầy, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi, đỏ mắt,…

Dị ứng thường không nghiêm trọng như các tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu để kéo dài, dịch hô hấp có thể ứ đọng trong thời gian dài và tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập, gây ra hiện tượng bội nhiễm.

5. Nghẹt mũi sinh lý

Trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi và thở khò khè vào ban đêm mà không do bất cứ bệnh lý nào. Nguyên nhân là do khi trẻ mới sinh, lượng dịch nhầy trong đường hô hấp của trẻ vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn.

Vì sao cần cho trẻ gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất?

Nghẹt mũi và thở khò khè có thể khiến trẻ khó chịu, hay giật mình thức giấc, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này kéo dài thường khiến trẻ chậm lớn và suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó, hầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và thở khò khè đều là các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các bệnh lý này có thể được điều trị hoàn toàn nếu phụ huynh kịp thời đưa con trẻ đến bệnh viện. Tuy nhiên nếu để kéo dài, bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè
Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất

Do đó khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và thở khò khè, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Nếu nguyên nhân là do nghẹt mũi sinh lý hoặc dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số cách khắc phục tại nhà. Ngược lại, trong trường hợp nguyên nhân khởi phát do các bệnh nhiễm trùng hô hấp, trẻ sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị nội trú.

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè do nguyên nhân sinh lý hoặc do dị ứng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) được đánh giá lành tính và an toàn với trẻ sơ sinh. Do đó bạn có thể sử dụng dung dịch NaCl 0.9% để rửa mũi cho trẻ.

Cách rửa mũi có tác dụng làm dịu niêm mạc, loại bỏ dịch nhầy bên trong hốc mũi và giúp đường thở thông thoáng. Ngoài rửa mũi cho trẻ còn giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi,…

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể loại bỏ dịch tiết hô hấp, giảm nghẹt mũi và khó thở

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Cho trẻ nằm ngửa (không nên gối đầu)
  • Nhỏ 1 – 2 giọt vào 1 bên mũi
  • Đợi trong khoảng 30 – 60 giây
  • Sử dụng tăm bông để lấy dịch nhầy bên trong
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị xây xát, vì vậy bạn nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau. Ngoài ra, chỉ nên rửa mũi cho trẻ 1 lần/ ngày và chỉ nên thực hiện trong 4 ngày liên tục. Sau thời gian này, bạn có thể rửa mũi cho trẻ với tần suất 2 lần/ tuần để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

2. Thêm tinh dầu vào nước tắm của trẻ

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ bằng cách cho tinh dầu vào nước tắm. Nên sử dụng các tinh dầu lành tính như khuynh diệp hoặc thêm 1 – 2 lá bạc hà tươi.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè
Thêm tinh dầu vào nước tắm cho trẻ có thể làm thông thoáng đường thở và giảm nghẹt mũi rõ rệt

Nước tắm ấm sẽ giúp tinh dầu đi sâu vào mũi và giúp làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra mùi thơm của tinh dầu của giúp trẻ dễ chịu và cảm thấy thư giãn.

3. Sử dụng dụng cụ hút dịch mũi

Với những trẻ được ít nhất 4 tuần tuổi, bạn có thể sử dụng dụng cụ để hút dịch mũi. So với việc dùng tăm bông, dụng cụ này có thể hút phần dịch tiết hô hấp ứ đọng sâu bên trong hốc mũi và làm giảm tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng.

Cách hút dịch mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Cho trẻ nằm ngửa (không dùng gối kê đầu)
  • Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào 1 bên mũi
  • Đợi khoảng 2 – 3 phút
  • Làm sạch ống bơm và bóp cho không khí ra ngoài
  • Đưa đầu ống bơm vào lỗ mũi của trẻ và thả tay ra
  • Ống bơm sẽ hút phần dịch nhầy ứ đọng bên trong mũi
  • Vệ sinh ống bơm và thực hiện tương tự với bên mũi còn lại

Khi hút dịch mũi cho trẻ, bạn không nên đưa đầu dụng cụ vào quá sâu. Nên hút mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ tuần hoặc hút mũi khi nhận thấy trẻ bị chảy nước mũi quá nhiều.

4. Nâng cao phần gối của trẻ

Khi nằm, lượng nước mũi thường có xu hướng chảy ngược về phía sau vòm họng, gây nghẹt mũi và thở khò khè. Vì vậy bạn nên nâng cao phần gối khi trẻ nằm để tránh hiện tượng này. Tuy nhiên không nên kê gối quá cao vì có thể khiến trẻ khó chịu và gây ảnh hưởng đến vùng đốt sống cổ.

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô hanh có thể khiến niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch gây khó thở, thở khò khè và nghẹt mũi. Vì vậy bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để làm giảm tình trạng các triệu chứng nói trên.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè
Dùng máy tạo độ ẩm có thể giảm kích thích lên niêm mạc hô hấp và cải thiện nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Ngoài ra có thể thêm 1 ít tinh dầu khuynh diệp vào máy để giúp làm thông đường thở và cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.

Phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn khiến trẻ khó ngủ, mệt mỏi và chán ăn. Ngoài ra tình trạng ngạt mũi kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tai mũi họng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,…

Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh phòng thường xuyên nhằm giữ không gian sống sạch sẽ và thoáng mát.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Các chuyên gia cho biết, trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi thường dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và đường hô hấp trên.
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ đều đặn 1 lần/ ngày. Bên cạnh cần sử dụng khăn ẩm lau tay thường xuyên vì trẻ sơ sinh thường có thói quen mút và ngậm tay.
  • Nên vệ sinh mũi cho trẻ 2 – 3 lần/ tuần nhằm làm sạch mũi và ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh vì phần lớn các virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đều có thể lây lan qua đường hô hấp.
  • Tiêm vacxin phòng ngừa cho trẻ để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm.

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng chủ quan ở một số bậc phụ huynh có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không? Điều Cần Biết

Viêm amidan hốc mủ là một dạng biến chứng của viêm amidan mãn tính với các triệu chứng bệnh nghiêm…

10 cách chữa ho khan nhanh nhất, hết ngứa cổ, rát họng

Ho khan kéo dài xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như dị ứng với khói bụi, thời tiết,... Tình…

6 cách chữa viêm thanh quản bằng mật ong đơn giản tại nhà

Chữa viêm thanh quản bằng mật ong là phương pháp tự nhiên được nhiều người tin dùng nhờ tính kháng…

Sau cắt Amidan có hết viêm họng không?

Sau cắt amidan có hết viêm họng không? Câu trả lời đơn giản là không. Cắt amidan không phải là…

Thuốc xịt mũi Agenytin – Công dụng, cách dùng, giá bán

Thuốc xịt mũi Agenytin được sử dụng trong điều trị viêm mũi và viêm mũi dị ứng. Thuốc được dùng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua