Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản – Hướng dẫn A-Z

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Đờm xuất hiện nhiều ở cổ sẽ khiến cho người bệnh bị nghẹn họng, đau rát họng, khó thở, cơ thể mệt mỏi,… Áp dụng một số cách khạc đờm ra khỏi cổ được hướng dẫn dưới đây, bệnh nhân sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.

cách khạc đờm ra khỏi cổ
Một số cách khạc đờm ra ngoài cổ họng được nhiều người áp dụng.

Cách khạc đờm ra khỏi cổ hiệu quả

Đờm là chất nhầy được tiết ra ở hệ hô hấp, giúp làm ấm cổ họng. Thông thường, đờm sẽ nhanh khỏi trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, đờm bị nghẹt ở cổ họng dẫn đến tình trạng khó thở, cải trở việc ăn uống, gây suy nhược cơ thể,…

Dấu hiệu này còn cho thấy người bệnh đang mắc phải những bệnh lý vô cùng nguy hiểm như viêm họng hạt, viêm amidan, ung thư vòm họng,… Để kiểm soát đờm, người bệnh nên áp dụng một số cách khạc đờm ra ngoài được hướng dẫn sau đây.

1. Khạc đờm tự nhiên

  • Người bệnh ngậm miệng lại và hít không khí vào mũi để đờm chạy xuống cổ họng. Tuy nhiên, bạn không nên hít quá mạnh dẫn đến nuốt đờm.
  • Uống cong phần lưỡi thành hình chữ U để đờm chuyển ra phía trước. Đồng thời, bạn sử dụng cơ mặt sau của cổ họng để đẩy đờm ra phía trước và nhổ ra bồn cầu.
  • Với những trường hợp đơn giản, bạn chỉ cần ho để tống đờm ra ngoài. Đây cũng là cách cách khạc đờm hiệu quả được nhiều người áp dụng.

2. Mật ong và chanh

  • Rửa chanh thật sạch và cắt chúng thành từng lát mỏng
  • Tiếp đến, bạn trộn chanh cùng với mật ong với nhau để tạo thành một hỗn hợp
  • Sau đó, bạn ngậm từng lát chanh vào miệng trong khoảng 5 phút thì nhả ra và ngậm lát tiếp theo.
  • Thực hiện đều đặn cho đến khi hết hỗn hợp vừa tạo được. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 lần, đờm sẽ nhanh chóng loãng ra và bạn dễ dàng khạc ra ngoài. 

3. Uống trà thảo dược

Người bệnh có thể sử dụng trà xanh, trà hoa cúc, trà chanh,… để uống mỗi ngày. Cách khạc đờm ra khỏi cổ này sẽ giảm bớt cảm giác tắc nghẽn cổ họng, cải thiện đờm. Đồng thời, uống trà thảo dược thường xuyên, bệnh nhân còn có cảm giác thư thái, dễ chịu, thoải mái hơn. Người bệnh có thể uống trà thảo mộc vào buổi sáng để giảm tắc nghẽn cổ, thông họng, dễ khạc đờm ra ngoài hơn.

cách khạc đờm ra khỏi cổ
Uống trà thảo mộc là cách khạc đờm ra khỏi cổ hiệu quả.

4. Gừng và tỏi

  • Đem củ gừng rửa sạch và gọt vỏ. Đồng thời tiến hành bóc vỏ củ tỏi.
  • Cắt gừng thành từng miếng và giã nhuyễn cùng với củ tỏi
  • Cho một ít nước vào vắt lấy nước và dùng nước này để ngậm trong miệng
  • Củ gừng và tỏi giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh và làm tan đờm hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không được uống nước này vì chúng có thể gây hại cho dạ dày. Khi đờm loãng có thể theo nước bọt và khạc ra ngoài. 

5. Dầu khuynh diệp

Cách khạc đờm hiệu quả là sử dụng dầu khuynh diệp để cọ xát vào khu vực mắc bệnh. Bệnh nhân có thể dùng dầu thoa lên vùng ngực và cổ. Đây là phương pháp giúp giảm tắc nghẽn cổ họng do chất nhờn tồn đọng quá nhiều. Dầu khuynh diệp sẽ làm nóng cổ họng và giúp nhanh chóng làm loãng đờm ở vùng cổ họng và khạc đờm ra ngoài dễ hơn.

6. Tinh bột nghệ

Nghệ có tính sát trùng, trị đờm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, tinh bột nghệ còn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn trong cổ họng. Người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ để uống cùng với sữa nóng vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha 2 thìa bột nghệ với nước ấm để uống vào buổi sáng.

cách khạc đờm ra khỏi cổ
Cách khạc đờm ra khỏi cổ bằng tinh bột nghệ

7. Hành tây

Nguyên liệu này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đờm. Hành tây có tính kháng khuẩn cao, chữa trị tình trạng nghẹt mũi, ho nhiều ở cổ họng. Người bệnh có thể sử dụng hành tây ép nước uống hoặc chế biến những món ăn khác nhau để bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt nhỏ hành tây và tiến hành chưng cách thủy với đường phèn để uống loại bỏ đờm.

8. Cam và rượu

Đây là cách khạc đờm rất hiệu quả, được nhiều người áp dụng để làm loãng đờm trong cổ họng. Bạn đem cam rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Tiếp đến, ngâm cam vào trong rượu và để qua đêm. Sau đó, người bệnh đem cam nấu cho mềm và ăn chúng. Cách làm này sẽ giúp người bệnh loại bớt đờm ở cổ họng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào.

9. Hoa hồng trắng

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng hoa hồng trắng để loại bỏ đờm ở cổ họng. Người bệnh chỉ cần lấy hoa hồng trắng để trộn với đường phèn để cho ra nước. Sau đó, bạn cho vào một ít nước lọc và tiến hành hấp cách thủy. Sử dụng nước này để uống trong khoảng 2 – 3 lần/ngày. Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì để bệnh nhanh chóng khỏi.

10. Xông hơi

 Rất nhiều người đánh giá cao phương pháp xông hơi làm tan đờm cổ họng, cải thiện tình trạng nghẹn họng, nuốt vướng, đau rát họng. Bệnh nhân chỉ cần xông hơi 2 lần/ngày đã có thể cải thiện tình trạng bệnh. Mỗi lần thực hiện khoảng 10 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bát nước nóng và khăn trùm kín đầu để giảm nhanh chất dịch đờm ở cổ họng, giúp họng thông thoáng hơn.

Một số lưu ý cho người bệnh khi bị đờm ở cổ họng

Ngoài việc áp dụng những cách khạc đờm ra ngoài được hướng dẫn ở trên, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

cách khạc đờm ra khỏi cổ
Uống nước ấm là cách khạc đờm ra khỏi cổ cho người bệnh.
  • Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày.
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không nên để quá lạnh
  • Người bệnh có thể sử dụng nước ép trái cây để thay thế cho nước lọc
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng
  • Áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như vỗ ngực, vỗ lưng, ho khạc,… để giúp long đờm, dễ thở hơn
  • Với trẻ nhỏ có thể sử dụng máy hút đờm để giúp làm thông mũi họng cho bé
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có chứa thành phần vitamin C
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… không tốt cho sức khỏe
  • Uống nước ấm mỗi ngày. Nước ấm có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cổ họng, tan đờm, giảm đau rát họng. Người bệnh có thể sử dụng nước tinh khiết đun sôi và uống ấm để làm loãng chất nhầy trong cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Bệnh nhân nên uống nước ấm vào buổi sáng và tối để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được uống nước lạnh khiến cho tình trạng viêm họng càng tồi tệ hơn.

Bài viết là một số hướng dẫn về cách khạc đờm, giúp loại bỏ đờm ra ngoài cơ thể. Những phương pháp này sẽ giúp cải thiện bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu đờm quá nhiều, khiến bạn mệt mỏi, khó thở thì hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:05 - 29/05/2024 - Cập nhật lúc: 16:05 - 29/05/2024
Chia sẻ:
Nước mũi từ đâu ra? Màu sắc và chức năng nước mũi

Nước mũi hoặc chất nhầy mũi được cơ thể tạo ra để bảo vệ mũi và xoang khỏi bụi bẩn,…

Viêm amidan gây khó thở chỉ xuất hiện khi amidan sưng to Viêm amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Viêm amidan gây khó thở là một triệu chứng ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm…

Sau mổ viêm xoang nên ăn gì, kiêng gì nhanh hồi phục?

Sau mổ viêm xoang nên ăn gì? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm sau khi phẫu thuật.…

Thuốc xịt mũi Meseca có tác dụng gì? Cách dùng, giá bán Thuốc xịt mũi Meseca có tác dụng gì? Cách dùng, giá bán

Meseca là một trong những loại thuốc chống dị ứng được dùng khá phổ biến. Để tìm hiểu công dụng,…

Viêm amidan mủ và cách điều trị bảo tồn hiệu quả không đau từ thảo dược 

Viêm amidan mủ là một tình trạng nhiễm trùng của amidan, một cặp tuyến nằm ở phía sau của họng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua