Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Nguy hiểm như thế nào
Viêm họng mãn tính quá phát là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị tốt. Vì vậy người bệnh cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu.
Viêm họng mãn tính quá phát là gì?
Viêm họng mãn tính quá phát là tình trạng niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phải hoạt động với cường độ cao và liên tục phát triển.
Lâu dần, chúng to ra và quá phát thành từng đám màu hồng hoặc đỏ, kích thước to nhỏ không đều nhau. Đôi khi, chúng tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ của amidan.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng mãn tính là tình trạng tái đi tái lại của bệnh. Do các lympho trong niêm mạc cổ họng phải làm việc liên tục nên tổ chức bạch tuyết rơi vào tình trạng nhạy cảm, yếu ớt.
Vì không được điều trị kịp thời, tổ chức bạch tuyết không còn khả năng sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn, virus. Điều này tạo cơ hội cho chúng phát triển khiến cổ họng dễ bị viêm nhiễm và trở thành ổ nhiễm trùng.
Triệu chứng thường gặp
Viêm họng mãn tính quá phát là một thể của viêm họng mãn tính, còn được gọi là viêm họng hạt mãn tính. Bệnh có những triệu chứng gồm:
- Xuất hiện các đám màu hồng đỏ hoặc trắng, kích thước to nhỏ không đều.
- Các tế bào của tổ chức bạch tuyết sưng tấy, quá phát, tạo thành một dãy gồ lên.
- Cổ họng ngứa, vướng họng, phải thường xuyên khạc nhổ để giảm bớt tình trạng ngứa khó chịu ở cổ.
- Cổ họng khô rát, khó nuốt
- Thường xuyên cảm thấy đau họng, nổi cộm, đau mắt.
- Ho dai dẳng, ho khan hoặc ho có đờm nhầy vào buổi sáng.
- Áp xe thành họng vì đau họng không nói được. Bệnh thường tái phát khi thay đổi thời tiết nhất là khi vào mùa lạnh.
Viêm họng mãn tính quá phát nguy hiểm như thế nào?
Viêm họng mãn tính quá phát có thể gây ra các biến chứng dưới đây nếu không được điều trị tốt:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe thành họng và quanh amidan, viêm tấy cổ họng.
- Biến chứng gần:
- Viêm xoang
- Viêm tai giữa
- Viêm mũi
- Viêm khí quản, phế quản, thanh quản hay thậm chí là viêm phổi.
- Biến chứng xa: Viêm cầu thận, Viêm màng tim, viêm khớp.
- Biến chứng nguy hiểm nhất: Ho có đờm kèm theo máu, ung thư vòm họng.
Viêm họng mãn tính quá phát có điều trị được không?
Hầu như căn bệnh mãn tính nào cũng phải trải qua thời gian điều trị lâu dài mới trị được tận gốc, đưa cơ thể trở về thể trạng bình thường. Đặc biệt, với căn bệnh này, nếu bệnh kéo dài thì việc điều trị là vô cùng khó khăn và gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Hơn nữa, viêm họng mãn tính quá phát thường tái phát nhiều lần, nhất là khi trời trở lạnh. Nhưng nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát rất tốt.
Phương pháp điều trị
Để điều trị viêm họng mãn tính quá phát, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tây, tiểu phẫu đốt hạt hoặc sử dụng thuốc đông y.
Những loại thuốc tây thường dùng gồm:
- Thuốc kháng sinh
- Giảm đau
- Giảm ho
- Thuốc kháng viêm
- Nước súc miệng và một số loại thuốc đặc trị khác.
Nếu như việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được đốt hạt bằng tia laser hoặc đốt lạnh.
Biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu triệu chứng viêm họng
Để ngăn ngừa căn bệnh này, người bệnh cần:
- Bảo vệ vòm họng trước các tác nhân gây bệnh như rượu bia, thuốc lá, khói bụi, thời tiết.
- Hạn chế uống nước đá, nước lạnh.
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh nguy cơ lây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết trở lạnh.
- Bảo vệ răng miệng, súc họng bằng nước muối loãng để sát khuẩn, hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
- Thực hiện ăn chín, uống nước ấm để xoa dịu cổ họng. Tránh các thức ăn chua, cay hoặc quá nóng, quá lạnh.
- Không tự ý điều trị tại nhà. Nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, có thể khẳng định viêm họng mãn tính quá phát là một bệnh có mức độ nguy hiểm cao nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời. Việc điều trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết, vì vậy người bệnh đừng nên lơ là chủ quan với các dấu hiệu bệnh của mình.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm họng có mủ có tự khỏi không?Chuyên gia giải đáp
- Viêm họng uống nước đá khiến bệnh mãi không khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!