Bị khô cổ họng khi ngủ – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bị khô cổ họng khi ngủ thường liên quan đến mất nước, mở miệng khi ngủ, bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm họng,… Để cải thiện và phòng tránh triệu chứng này, cần bổ sung đủ nước, giữ ấm cơ thể, điều trị dứt điểm các bệnh lý và khắc phục một số thói quen.

bị khô cổ họng khi ngủ
Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý triệu chứng cổ họng bị khô khi ngủ

Nguyên nhân khiến cổ họng bị khô khi ngủ

1. Mất nước

Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khô cổ họng. Tình trạng này có thể xảy ra khi ngủ hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bổ sung không đủ nước là nguyên nhân khiến cơ thể giảm sản sinh nước bọt, gây ra tình trạng khô miệng và cổ họng.

Trong trường hợp mất nước lâu ngày, bạn có thể gặp phải triệu chứng khác như:

  • Da khô
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Thường xuyên khát
  • Uể oải

2. Mở miệng khi ngủ

Mở miệng khi ngủ là thói quen của khá nhiều người. Miệng không khép lại trong suốt 7 – 8 giờ đồng hồ khiến lượng nước bọt bay hơi và gây khô cổ họng.

3. Dị ứng

Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, hóa chất ô nhiễm,… cũng là nguyên nhân gián tiếp gây khô miệng khi ngủ.

bị khô cổ họng khi ngủ
Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị khô cổ họng khi ngủ

Khi bị dị ứng, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi,… Vì vậy hầu hết những trường hợp bị dị ứng đều gặp khó khăn khi thở bằng mũi. Lúc này cơ thể sẽ có xu hướng thở bằng miệng – đặc biệt là khi ngủ và gây ra triệu chứng khô cổ họng.

4. Viêm họng

Viêm họng là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus hoặc liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng khiến cơ thể sốt cao và mất nước. Điều này gây ra triệu chứng đau rát cổ họng và khô miệng.

Các dấu hiệu nhận biết khô cổ họng khi ngủ do viêm họng, bao gồm:

  • Sốt cao từ 38 – 39 độ C
  • Nổi hạch bạch huyết ở cổ
  • Đau rát cổ họng
  • Khó nuốt
  • Mệt mỏi
  • Ù tai
  • Đau đầu

5. Viêm amidan

Viêm amidan là bệnh lý gây khô cổ họng khi ngủ. Tình trạng nhiễm trùng ở amidan khiến cơ quan này sưng viêm và đau rát. Hơn nữa khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ có xu hướng tăng thân nhiệt và mất nước.

bị khô cổ họng khi ngủ
Nhiễm trùng amidan khiến cơ thể mất nước và dễ bị khô rát cổ họng

Do đó nếu không bù điện giải và lượng nước đã mất, bạn có thể gặp phải tình trạng khô cổ họng khi ngủ hoặc ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm amidan:

  • Hạch amidan sưng đỏ
  • Cổ họng nóng sốt
  • Hôi miệng
  • Khàn tiếng
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Sốt

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng tăng tiết axit dạ dày khiến lượng dịch vị dư thừa trào ngược lên thực quản. Khi axit trào lên thực quản, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như ợ nóng, khàn tiếng, hôi miệng và khô rát họng.

Tình trạng khô cổ họng do trào ngược dạ dày thực quản thường biểu hiện rõ nhất khi ngủ. Do khi cơ thể nằm, axit từ dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn so với các tư thế như đứng hoặc ngồi.

7. Các bệnh lý khác

Ngoài ra khô cổ họng khi ngủ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm VA,…

Các biện pháp cải thiện triệu chứng bị khô cổ họng khi ngủ

Khô cổ họng khi ngủ là triệu chứng không quá nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp đơn giản. Dưới đây là các cách làm dịu tình trạng khô rát cổ họng được áp dụng phổ biến.

1. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách khắc phục tình trạng khô cổ họng do mất nước, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan và viêm họng gây ra. Mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước để duy trì hoạt động của các cơ quan, đồng thời giữ ẩm cho cổ họng và da.

bị khô cổ họng khi ngủ
Bổ sung đủ nước cho cơ thể là cách khắc phục triệu chứng bị khô cổ họng khi ngủ hiệu quả

Trong trường hợp mắc các bệnh nhiễm trùng, bạn có thể bổ sung nước trái cây hoặc nước ép từ rau xanh để bù nước, điện giải, khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Những thành phần này có khả năng tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ cơ thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

2. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Tình trạng nghẹt, khô mũi là nguyên nhân gián tiếp khiến bạn phải thở bằng miệng và dẫn đến tình trạng khô cổ họng. Vì vậy bạn cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm ẩm niêm mạc, đồng thời loại bỏ các dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi,… ra khỏi cơ quan này.

Khi triệu chứng ở mũi thuyên giảm, bạn có thể hạn chế được tình trạng thở bằng miệng và giảm nguy cơ khô cổ họng khi ngủ.

3. Uống nước mật ong ấm

Nước mật ong ấm có khả năng làm dịu và bổ sung độ ẩm cho cổ họng. Ngoài ra thành phần trong nguyên liệu này còn khả năng giảm đau rát cổ họng do trào ngược dạ dày thực quản và ức chế nhiễm trùng do viêm họng, viêm amidan,…

bị khô cổ họng khi ngủ
Mật ong có tác dụng làm ẩm cổ họng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan,…

Để hạn chế tình trạng khô cổ họng, bạn nên uống một ly mật ong ấm trước khi đi ngủ. Có thể thêm chanh để tăng tác dụng sát khuẩn và ức chế nhiễm trùng.

BẬT MÍ: 5 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Mật Ong Giúp Khỏi Nhanh

4. Điều trị dứt điểm các bệnh lý

Nếu khô cổ họng khi ngủ là hệ quả do trào ngược axit dạ dày, viêm họng, cảm cúm, viêm amidan, bạn cần điều trị dứt điểm những bệnh lý này.

bị khô cổ họng khi ngủ
Để khắc phục hoàn toàn tình trạng khô cổ họng, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra triệu chứng này

Hầu hết các bệnh lý này đều không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nếu bạn nghiêm túc trong việc điều trị. Tình trạng chủ quan và để bệnh kéo dài có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc thậm chí gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Phòng ngừa khô cổ họng khi ngủ

Để phòng ngừa triệu chứng này tái phát, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (thường từ 2 – 2.5l nước). Tuy nhiên với những người hoạt động mạnh hoặc đang có thai, bạn nên uống từ 2.5l nước trở lên, đồng thời cần bổ sung các loại nước ép từ trái cây và rau xanh.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, hóa chất độc hại, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và khô hanh. Bên cạnh đó cần sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng khô rát mũi và cổ họng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách luyện tập thể chất đều đặn và thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm. Đồng thời nên đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người.
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách. Bên cạnh đó cần làm sạch tay trước và sau khi ăn.
  • Cải thiện thói quen mở miệng khi ngủ. Thói quen này không chỉ gây khô cổ họng mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Tránh để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Nên điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn môi trường bên ngoài từ 2 – 4 độ C.
  • Tránh sử dụng rượu vì đồ uống này có thể khiến cơ thể mất nước và dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Bài viết đã cung cấp thông tin về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa triệu chứng bị khô cổ họng khi ngủ. Hy vọng qua các thông tin trên, bạn đọc có thể dễ dàng xác định nguyên nhân và lựa chọn được cách khắc phục phù hợp.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
Cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh & lưu ý

Trước những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tân dược, những cách chữa viêm họng cho bé không…

Thuốc Dorithricin – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Dorithricin được bào chế với dạng viêm ngậm họng, chứa các thành phần kháng viêm. Thuốc này thường được…

viêm họng mủ ở trẻ em Viêm họng mủ ở trẻ em – Dấu hiệu, cách nhận biết và điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em là một dạng biến thể nặng của bệnh viêm họng. Nếu không điều trị…

Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng Bé bị viêm họng cấp sốt cao nên làm gì?

Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết phải xử lý thế nào.…

Nuốt nước bọt đau họng là bệnh gì? Có phải ung thư?

Nuốt nước bọt đau họng liên quan đến nhiều cơ, dây thần kinh trong cổ họng và ống dẫn thức ăn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua