Cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh & lưu ý
Trước những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tân dược, những cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh được nhiều mẹ tìm hiểu và áp dụng triệt để. Những cách này chủ yếu sử dụng thảo dược, giúp giảm triệu chứng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
5 cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh trị viêm họng cấp cho trẻ nhỏ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy những trường hợp nhẹ có thể hạn chế sử dụng nhóm thuốc này bằng cách thử các biện pháp từ thảo dược. Dưới đây là 5 cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh nên áp dụng:
1. Trị viêm họng cho bé bằng thuốc dân gian
– Lá hẹ hấp đường phèn chữa viêm họng cho bé
Lá hẹ có tính ấm, tác dụng chống viêm, tiêu sưng, long đờm một cách tự nhiên. Vì vậy thảo dược này thường được sử dụng làm dược liệu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản…
Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, lá hẹ chứa những chất kháng sinh tự nhiên. Khi dùng có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và virus gây bệnh, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch của bé.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào chén sạch.
- Thêm vào 3 muỗng đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 – 25 phút.
- Chắt lấy phần nước tiết ra cho bé uống mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần uống 5 ml. Trẻ lớn hơn nên ăn cả xác lá hẹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Bài thuốc trị bệnh từ lá diếp cá:
Lá diếp cá chứa nhiều hợp chất quý như flavonoid và alkaloid, có khả năng khử khuẩn, chống viêm, long đờm. Ngoài ra, những hợp chất này còn hoạt động như một lớp màng chắn bảo vệ niêm mạc cổ họng của bé.
Cách thực hiện:
- Mẹ chỉ cần lấy 1 nắm rau diếp cá đem xay nhuyễn rồi cho vào nồi nấu sôi cùng 1 chén nước cơm.
- Khi nước sôi được khoảng 3 phút thì thêm 1 thìa đường vào quậy tan.
- Lọc nước, để nguội bớt và cho bé uống đều đặn 3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng dứt hẳn.
– Bài thuốc trị viêm họng cho bé từ chanh và mật ong
Dùng chanh và mật ong là cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh hiệu quả.Mật ong cung cấp vitamin E và các axit amin, có tác dụng giữ ẩm đường thở, làm dịu cổ họng và diệt khuẩn.
Trong khi đó, chanh chữa viêm đau họng bằng cách sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau, cải thiện sức đề kháng và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới.
Cách thực hiện:
- Vắt chanh tươi lấy 2 thìa nước cốt, sau đó trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Cho bé nuốt hỗn hợp này từ từ từng chút một để các chất trong chanh và mật ong có thể thấm sâu vào cổ họng của trẻ.
- Mỗi ngày cho bé dùng 3 lần.
**Lưu ý: Chanh có tính axit mạnh, mẹ nên cho bé uống hỗn hợp sau khi ăn để không gây ảnh hưởng đến dạ dày của bé.
– Dùng gừng làm thuốc trị viêm họng cho bé
Gừng có khả năng giữ ấm cơ thể, chứa các chất giúp giảm đau và kháng viêm. Ngoài ra thảo dược này còn giúp tăng cường lưu thông máu, tạo điều kiện đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương ở cổ họng của bé.
Cách thực hiện:
- Giã nát một nhánh gừng rồi đem đun sôi cùng 100ml nước trong 15 phút.
- Mỗi lần cho bé uống 10ml khi nước gừng còn ấm.
- Có thể thêm vào chút mật ong cho bé dễ uống và làm tăng công hiệu trị bệnh.
ĐỌC THÊM: 12 bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ lành tính hiệu quả
2. Chữa viêm họng cho bé bằng tinh dầu
Đây cũng là một trong những cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực. Mẹ có thể thử thoa tinh dầu vào ngực, lưng và lòng bàn chân của bé để giảm ho, đau rát cổ họng và cảm giác khó nuốt do bệnh viêm họng.
Ngoài ra có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.
Một số loại tinh dầu thường dùng:
- Dầu bạc hà: Loại tinh dầu này chứa nhiều methol, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống lại sự phát triển của virus gây bệnh. Ngoài ra, methol còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn ở đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở, giảm đau họng.
- Tinh dầu tràm: Sử dụng tinh dầu tràm là phương pháp chữa viêm họng an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại tinh dầu này nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, diệt virus, giúp giảm ho và làm sạch đàm nhầy vướng víu trong cổ họng của bé. Ngoài ra việc sử dụng khuếch tán tinh dầu tràm trà trong phòng còn có tác dụng làm sạch, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong không khí.
- Tinh dầu đinh hương: Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất tinh dầu từ cây đinh hương có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và cải thiện hệ miễn dịch của bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay thế bằng các loại tinh dầu khác như: Dầu bạch đàn, kinh giới, chanh, sả hay tinh dầu cỏ xạ hương.
**Lưu ý khi dùng tinh dầu chữa viêm họng cho bé:
- Không thoa tinh dầu nguyên chất lên vết thương hở, những vùng da nhạy cảm của bé như mặt, cổ hoặc thoa vào trong mũi
- Trường hợp dùng đèn khuếch tán xông hơi thì mỗi lần chỉ nên dùng 3 – 5 giọt tinh dầu pha loãng với nước cho bé xông.
- Tuyệt đối không được cho bé dùng tinh dầu theo đường uống.
3. Massage lòng bàn chân
Lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền và các dây thần kinh liên quan đến phổi. Xoa bóp đúng cách có thể giúp làm nóng huyệt đạo, đồng thời giữ ấm cơ thể, giảm ho, nghẹt mũi – những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm họng.
- Xoa bóp huyệt dũng tuyền
Huyệt dũng tuyền nằm tại điểm lõm gan bàn chân. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy thoa vào vị trí này một ít dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm, xoa ấn nhẹ vài phút cho huyệt nóng lên. Cuối cùng mang tất vào cho bé.
Sau khoảng 3 – 4 ngày áp dụng các triệu chứng bệnh viêm họng của bé sẽ thuyên giảm thấy rõ.
- Trường hợp bị viêm họng kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi
Mẹ hãy dùng ngón trỏ và ngón cái nắm lấy các đầu ngón chân của bé và lần lượt xoa bóp vào trung tâm của mỗi ngón. Đây là nơi chứa các dây thần kinh kết nối trực tiếp với hệ thống xoang cạnh mũi. Việc tác động vào khu vực này có thể giúp kiểm soát nghẹt mũi, sổ mũi khó chịu.
4. Chữa viêm họng cho bé bằng liệu pháp ngâm chân
Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm họng ở trẻ xảy ra khi nước ở thận không đủ, cơ thể hư hỏa dẫn đến tình trạng nóng và kích ứng ở phổi, cổ họng. Tình trạng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến viêm họng.
Liệu pháp ngâm chân có tác dụng kích thích vào hệ thống các dây thần kinh và huyệt đạo kết nối với thận, cơ quan hô hấp ở lòng bàn chân. Đồng thời đẩy nước lên thận, giảm nóng trong, thúc đẩy lưu thông máu. Nhờ vậy, bệnh viêm họng của bé cũng thuyên giảm dần sau vài ngày áp dụng.
Cách thực hiện:
- Đun sôi khoảng 2 – 2,5 lít nước rồi cho thêm một thìa muối vào nấu tan. Có thể thêm một nhánh gừng nhỏ giã nát
- Đổ nước ra một cái chậu nhỏ, chờ nước nguội còn khoảng 40 độ thì tiến hành ngâm cả hai chân
- Mỗi lần ngâm chân khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bé bớt ho và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
5. Các món ăn bài thuốc
Một số món ăn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, nâng cao hệ miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm họng cho các bé. Chú ý nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt.
– Món súp gà:
Súp gà là món ăn dễ tiêu hóa và có đặc tính kháng viêm nhẹ. Sử dụng món ăn này trong những ngày bị bệnh cũng giúp giảm tiết đàm nhầy, bảo vệ niêm mạc cổ họng của bé.
- Chuẩn bị: Thịt ở ức hoặc đùi gà, khoai tây 200g, 1/2 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây, một ít hành lá và ngò rí.
- Cách chế biến: Trước tiên, mẹ luộc gà lấy nước dùng, thịt vớt ra để nguội xé sợi hoặc băm nhỏ tùy theo lứa tuổi của bé. Hành tây, khoai tây, cà rốt bỏ vỏ xắt nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín cùng với thịt gà. Nêm nếm gia vị, thêm chút nước bột năng vào cho nước súp có độ sánh đặc vừa phải. Múc ra chén, rải hành lá và ngò rí lên trên để món ăn dậy mùi thơm. Cho bé ăn 2 – 3 lần trong ngày khi súp còn ấm.
– Món cháo bột yến mạch:
Cháo yến mạch giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi và chống viêm, bảo vệ các tế bào ở niêm mạc họng của bé.
- Chuẩn bị: Bộ yến mạch lượng đủ dùng cho bé, 4 thìa cà phê sữa bột hoặc sữa đặc
- Cách chế biến: Đun sôi một bát nước rồi cho yến mạch vào. Quậy đều cho bột yến mạch chín nở rồi tiếp tục bỏ sữa vào. Nấu thêm khoảng 1 phút, để nguội cho bé ăn.
Để chống ngán mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho bé bằng cách thêm trứng hoặc thịt bằm vào cháo.
– Món khoai nghiền:
Món khoai nghiền cung cấp lượng lớn vitamin B6, C, kali, mangan, chất xơ và photpho. Những thành phần này có tác dụng thải độc, kích thích tiêu hóa, làm nhanh lành tổn thương ở niêm mạc cổ họng. Món khoai nghiền cũng giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn.
- Chuẩn bị: 2 củ khoai tây, 30ml sữa tươi không đường, 1 ít bơ, ngò, muối ăn
- Cách chế biến: Khoai tây luộc chín, lột vỏ dằm nhuyễn. Cho khoai vào nồi cùng với sữa tươi, bơ, ngò thái nhuyễn và một ít muối, đánh cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc đem nướng cho chín xém mặt, món khoai tây nghiền sẽ có mùi thơm béo ngậy hấp dẫn bé hơn.
ĐỌC NGAY: Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?
Lưu ý khi chữa viêm họng cho trẻ không dùng kháng sinh
Để trẻ nhanh hết bệnh, trong quá trình chữa viêm họng cho bé tại nhà mẹ cần chú ý:
- Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là ở khu vực mũi, họng, ngực trong những ngày thời tiết lạnh.
- Cho bé súc miệng với nước muối 2- 3 lần trong ngày để làm sạch cổ họng, giúp bé bớt cảm giác đau và nhanh khỏi bệnh hơn.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để hạ sốt, làm loãng đàm nhầy trong cổ họng và giảm đau rát.
- Trẻ bị viêm họng thường rất dễ bị nôn trớ. Mẹ không nên ép con ăn quá nhiều một lúc. Thay vì vậy, hãy cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Trường hợp bị sốt: Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, kết hợp dùng thuốc hạ sốt ( nếu sốt trên 38 độ ) và lau nước ấm cho bé thường xuyên để hạ sốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng cũng giúp cổ họng bé bớt khô, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng khó chịu khi bị viêm họng.
- Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người.
- Rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn.
Khi nào cần dùng kháng sinh chữa viêm họng cho bé?
Không phải trường hợp nào bị viêm họng cũng cần dùng kháng sinh. Nhóm thuốc này chỉ được dùng khi có vi khuẩn gây viêm họng, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn. Vì vậy tuyệt đối không dùng kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ.
Tốt nhất nên khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc cần dùng khi bé bị viêm họng. Những trường hợp nhẹ có thể áp dụng những cách chữa viêm họng cho trẻ không dùng kháng sinh.
THAM KHẢO THÊM:
- Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh viêm họng cho trẻ
- Trẻ bị viêm họng nhưng không ho điều trị như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!