Ngứa họng – Vạch trần nguyên nhân, cách nhận biết & điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hầu như tất cả mọi người đều gặp phải tình trạng ngứa họng ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể liên quan đến dị ứng hoặc là dấu hiệu sớm của nhiễm trùng. Do đó, người bệnh cần nắm rõ một số nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến ngứa họng và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến ngứa họng. Tuy nhiên, ngứa cổ họng có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa họng
Ngứa họng có thể là dấu hiệu dị ứng thông thường hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa họng. Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một chất vô hại trong môi trường và giải phóng một hóa chất gọi là Histamine gây ra những phản ứng dị ứng.

Các tác nhân phổ biến có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Phấn hoa
  • Bụi
  • Lông động vật
  • Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc khói thải.

2. Dị ứng thuốc

Nhiều người bị dị ứng với một số loại thuốc, phổ biến là Penicillin và các loại kháng sinh khác. Các phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ, trung bình hoặc đe dọa tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thuốc phổ biến thường bao gồm ngứa cổ họng bắt đầu ngay sau khi dùng một loại thuốc mới.

Dị ứng thuốc có thể dẫn đến ngứa họng
Dị ứng thuốc có thể dẫn đến ngứa cổ họng hoặc khó thở

Các triệu chứng dị ứng thuốc thường bao gồm:

  • Phát ban
  • Đỏ da quanh mắt
  • Khó thở hoặc nuốt
  • Sưng môi, lưỡi và cổ họng
  • Ngứa tai
  • Buồn nôn và nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Huyết áp giảm

3. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ho khan và ngứa họng. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường của thuốc mà không phải do phản ứng dị ứng. Thông thường việc ngứa cổ họng thường bắt đầu ngay sau khi dùng thuốc và không kèm theo các triệu chứng khác như khi dị ứng thuốc.

Các loại thuốc thường gây ngứa cổ họng bao gồm thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc ức chế men gan. Ngoài ngứa cổ họng, thuốc có thể gây ho khan.

4. Dị ứng thực phẩm

Phản ứng dị ứng với thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng với một loại thức ăn. Phản ứng thường phát triển trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm gây dị ứng.

Các phản ứng dị ứng thực phẩm có thể nhẹ như ngứa cổ họng hoặc ngứa miệng. Tuy nhiên, đôi khi các phản ứng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng. Các loại thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm đậu phộng, động vật có vỏ (tôm, cua…), trứng, sữa và lúa mì.

5. Mất nước

Mất nước là khi cơ thể tiêu thụ hết lượng nước cần thiết để duy trì các hoạt động bình thường. Mất nước thường phổ biến ở thời tiết nóng, sau khi tập thể dục xong hoặc ở những người đang bệnh.

Mất nước có thể gây khô miệng và khiến cổ họng không có đủ nước bọt để duy trì độ ẩm. Điều này có thể gây ra cảm giác ngứa ở cổ họng. Một số dấu hiệu nhận biết mất nước khác bao gồm:

  • Khát nước
  • Khô miệng
  • Nước tiểu tối màu hoặc đi tiểu không thường xuyên

6. Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn họng như viêm họng hoặc viêm Amidan có thể gây ra các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa họng trước khi phát triển thành viêm nhiễm họng nặng hơn. Ngoài ra, các loại virus cảm lạnh thông thường hoặc virus cúm đều có thể dẫn đến ngứa cổ họng.

Cảm lạnh thông thường, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đau nhẹ ở họng. Tuy nhiên, nếu một người bị cảm cúm, các cơn đau họng có thể phát triển nghiêm trọng hơn và kèm theo sốt, đau nhức cơ thể và khó chịu ở ngực.

nhiễm khuẩn gây ngứa họng
Ngứa cổ họng là dấu hiệu nhiễm khuẩn họng phổ biến

7. Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến một số triệu chứng liên quan đến cổ họng. Trào ngược axit là tình trạng axit của dạ dày chảy ngược lên thực quản dẫn đến các triệu chứng như chứng ợ nóng, buồn nôn. Một số dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:

  • Ho khan
  • Hen suyễn và viêm phổi tái phát
  • Khàn giọng hoặc viêm thanh quản
  • Hôi miệng
  • Khó khăn hoặc đau khi nuốt

8. Tiếp xúc với các chất kích thích

Tiếp xúc với chất kích thích hoặc khi hít phải có thể gây khó chịu ở cổ họng và ho khan. Các chất kích thích cổ họng bao gồm khói thuốc lá, khí thải nhà máy, khói giao thông, Clo hoặc các giải pháp làm sạch khác.

Hít phải các loại chất kích thích hóa học này có thể làm viêm niêm mạc họng và dẫn đến ngứa cổ họng hoặc ho. Ngoài ra, các hoạt động như la hét, nói to, ngáy ngủ hoặc quá lạm dụng giọng nói cũng dẫn đến kích thích và gây ngứa họng.

9. Rối loạn cổ họng hoặc ung thư vòm họng

Sự tăng trưởng bất thường ở cổ họng, thanh quản và cổ tạo áp lực lên các đầu dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến một số tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương gây kích thích và dẫn đến các triệu chứng như ngứa họng hoặc ho.

ung thư vòm họng gây ngứa họng
Ung thư vòm họng hoặc rối loạn họng có thể gây ngứa, đau ở họng

Một số dấu hiệu nhận biết khác thường bao gồm:

  • Thay đổi giọng nói
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Viêm họng
  • Ho liên tục
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khàn tiếng
  • Đau tai

Ung thư vòm họng tương đối hiếm gặp hơn các loại ung thư khác. Tuy nhiên, tế bào ung thư có thể di chuyển đến các mô hoặc tế bào khác gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Cách xử lý ngứa họng hiệu quả

Ngứa họng thường là một triệu chứng cấp tính và các biện pháp khắc phục thường phụ thuộc theo các nguyên nhân. Tuy nhiên, một số biện pháp cải thiện ngứa cổ họng tại nhà có thể mang lại hiệu quả điều trị trong hầu hết các trường hợp. Những biện pháp khắc phục ngứa họng phổ biến thường bao gồm:

1. Biện pháp cải thiện ngứa họng tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường không thể điều trị các nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên, các biện pháp có thể làm dịu cổ họng và giảm ngứa ngay lập tức. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Uống một ly nước ấm để làm ẩm và dịu cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm. Phương pháp này có thể loại bỏ vi khuẩn, giảm đau và kích ứng ở họng.
  • Uống trà thảo mộc kết hợp với mật ong để làm dịu cổ họng. Các loại trà có thành phần như cam thảo, kim ngân hoa, khuynh diệp, hoa cúc,… có thể mang lại hiệu quả chống ngứa rất tốt.
  • Uống trà gừng hoặc nước gừng ấm, nước chanh, sữa ấm với bột nghệ mang lại tác dụng làm dịu cổ họng và giảm ngứa.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh các tác nhân gây dị ứng, kích thích như không khí ô nhiễm, khói thuốc lá. Hạn chế việc lạm dụng giọng nói hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

điều trị ngứa họng
Hầu hết các tình trạng ngứa cổ họng đều có thể cải thiện tại nhà

2. Sử dụng thuốc điều trị

Việc điều trị ngứa họng thường phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản gây ngứa họng. Các nguyên nhân này cần được thăm khám, chẩn đoán và kê thuốc bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được sử dụng để làm giảm hoặc điều trị ngứa họng bao gồm:

  • Viên ngậm có chứa thuốc gây tê và chống viêm để làm dịu, giảm đau và ngứa họng.
  • Thuốc chống viêm như Ibuprofen thường được dùng để giảm đau và viêm họng.
    Thuốc kháng Histamine như Diphenhydramine hoặc  Cetirizine thường được kê cho các phản ứng dị ứng.
  • Corticosteroid đôi khi được dùng để điều trị viêm họng mãn tính. Thuốc có thể làm giảm viêm và phản ứng dị ứng với một số tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Corticosteroid chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ.
  • Kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm vi khuẩn trong cổ họng.
  • Thuốc chống ho hoặc thuốc ức chế ho được chỉ định cho các trường hợp ho khan. Không nên dùng thuốc chống ho cho bệnh nhân ho có đờm. Bởi vì ức chế ho cso đờm có thể dẫn đến tích tụ dịch tiết phổi.

Việc sử dụng thuốc điều trị ngứa cổ họng cần được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc theo liều lượng quy định, không tự ý thêm liều hoặc bỏ liều để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa ngứa họng

Hầu hết các trường hợp ngứa họng đều được cải thiện sau khi người bệnh thay đổi một số thói quen sống như:

  • Ngừng hút thuốc
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế sử dụng Caffeine, rượu hoặc các loại thức uống kích thích khác
  • Rửa tay thường xuyên trong mùa lạnh và mùa bệnh cảm cúm
  • Người dễ bị dị ứng nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, không khí ô nhiễm, lông thú cưng,…

Khi nào ngứa họng cần gặp bác sĩ?

Mặc dù ngứa họng thường không nguy hiểm và thường có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi ngứa họng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Do đó, hãy đến bệnh viện nếu ngứa cổ họng kéo dài hơn 10 ngày hoặc trở nên tồi tệ và kèm theo các triệu chứng như:

  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Phát ban
  • Sưng mặt
  • Đau họng nghiêm trọng
  • Sốt
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau

Ngứa cổ họng có thể là dấu hiệu dị ứng hoặc một số bệnh lý. Do đó, nếu tình trạng ngứa họng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có thắc mắc hoặc bất cứ câu hỏi nào có liên quan.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
viêm họng hạt tự khỏi không Viêm họng hạt có tự khỏi không, làm gì cho nhanh hết?

Viêm họng hạt có tự khỏi được không hay cần điều trị y tế là thắc mắc chung của nhiều…

7 bài thuốc chữa viêm họng dân gian dùng hiệu nghiệm

Thuốc kê đơn hoặc không kê đơn có thể tạm thời giúp làm dịu cơn đau, khó chịu ở họng.…

Nuốt vướng một bên họng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nuốt vướng một bên họng là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp nhưng cũng có thể…

Có nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp?

Thuốc kháng sinh được chỉ định trong quá trình điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra. Nhóm…

Bệnh viêm họng hạt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt không chỉ gây ngứa rát khó chịu mà còn khiến bệnh nhân ho nhiều, tái phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua