Cách chữa viêm họng bằng lá tía tô hiệu quả cho mọi đối tượng
Nhờ chứa những thành phần kháng viêm, cách chữa viêm họng bằng lá tía tô có thể giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng, giảm viêm và ho. Cách này cũng giúp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả.
Công dụng của lá tía tô
Trong Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị hơi cay, đi vào hai kinh phế, tỳ. Thảo được này có tác dụng giải độc, an thai, trị cảm, tiêu viêm và giảm. Vì vậy lá tía tô thường được dùng để điều trị đau bụng do cảm lạnh, ho, cảm cúm, viêm họng…
Các hoạt chất bên trong lá tía tô có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Mặt khác, thảo dược có tính ấm, giúp làm ấm họng và cơ thể, giảm đau rát cổ họng.
Theo Y học hiện đại, trong lá tía tô có chứa: 0,3 – 0,5 tinh dầu, 20% citral, 23,12% protein, 45,07% dầu béo, 3,98mg acid nicotinic/100g… Các thành phần này có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời giúp kháng viêm, chữa các bệnh lý về đường hô hấp, tai – mũi – họng vô cùng tốt.
Hướng dẫn 5 chữa viêm họng bằng lá tía tô
Cách dùng lá tía tô chữa viêm họng thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách hữu hiệu nhất:
Cách 1: Cháo tía tô
Cháo tía tô giúp giải cảm sốt, giảm viêm và đau rát cổ họng. Cách này cũng giúp tăng sức đề kháng, bệnh viêm họng mau khỏi.
Nguyên liệu:
- Lá tía ô
- 3 củ hành nhỏ
- Gạo
Cách thực hiện:
- Lấy 150 gram lá tía tô rửa sạch, để ráo nước
- Hành bóc vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng
- Cho gạo vào nồi và nấu cháo
- Cháo chín thêm hành và tía tô vào
- Nêm nếm cho vừa ăn
- Người bệnh nên sử dụng cháo tía tô 1 lần/ngày
Cách 2: Chữa viêm họng bằng nước lá tía tô
Nguyên liệu:
- Lá tía tô
- 30 gram mận tươi
- 5 quả đại táo
- Lá trà
Cách thực hiện:
- Lá tía tô, mận tươi, đại táo mang rửa sạch, để ráo nước
- Cho mận và đại táo vào cối, giã nhuyễn. Cho hỗn hợp vào nồi đun sôi với 500ml nước lọc
- Thêm 6 gram lá tía tô và 3 gram lá trà vào cùng, nấu trong vòng 20 phút
- Để nguội và chắt lấy nước
- Sử dụng nước này để uống 3 lần/ngày cho đến khi hết bệnh
Cách 3: Dùng hạt tía tô chữa viêm họng
Nguyên liệu:
- 100 gram hạt tía tô
- 1 lít rượu gạo
Cách thực hiện:
- Hạt tía tô rửa sạch, để ráo nước
- Sao vàng hạt tía tô đến khi có mùi thơm
- Tán hạt tía tô thành bột mịn, cho vào hủ có nắp
- Rót rượu vào hủ, đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo trong 7 ngày
- Người bệnh chắt lấy 10ml dung dịch để ngâm, uống 3 lần/ngày
Cách 4: Dùng tía tô + hoa đu đủ đực + hoa khế
Cách này đặc biệt phù hợp với trẻ bị viêm họng. Khi dùng có thể giúp giảm viêm sưng, cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng cho trẻ.
Nguyên liệu:
- 5 gram lá tía tô
- 5 gram hoa đu đủ đực
- 5 gram hoa khế
- 15 gram đường phèn
Cách thực hiện:
- Lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế rửa sạch, để ráo nước
- Cho các thảo dược và đường phèn vào chén, mang hấp cách thủy trong 20 phút
- Để nguội, chắt lấy nước cốt
- Cho bé uống 3 lần/ngày
Cách 5: Dùng hạt tía tô chữa viêm họng cho trẻ em
Không chỉ chữa viêm họng, cách này còn giúp kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.
Nguyên liệu: 20 gram hạt tía tô
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hạt tía tô, để ráo nước, phơi héo
- Tán hạt tía tô đã sao thành bột mịn
- Cho hạt tía tô và 200ml nước ấm vào ly nhỏ
- Khuấy đều cho đến khi bột tan hết
- Dùng khi còn ấm
- Cho bé sử dụng 3 lần/ngày
Các chữa viêm họng bằng lá tía tô có độ lành tính cao, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần thăm khám nếu có bất kỳ bất thường nào hoặc chứng viêm họng không khỏi.
KHÔNG THỂ BỎ QUA:
- 12 cách làm giảm đau họng đơn giản, nhanh chóng
- Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!