7 Bệnh tim mạch ở người cao tuổi dễ gặp nhất hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng là căn bệnh vô cùng phổ biến, ở Việt Nam, tỷ lệ người trong độ tuổi từ 16 – 65 mắc bệnh tim mạch, huyết áp là 25% và ngày càng có xu hướng gia tăng ở người cao tuổi. Bệnh tim mạch ở người cao tuổi rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống lẫn tuổi thọ của người bệnh. 

Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh tim mạch?

Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch ở Việt Nam hiện nay rất cao và đang có dấu hiệu trẻ hóa, có thể xuất hiện ngay ở độ tuổi từ 15 – 30 tuổi, có xu hướng gia tăng chóng mặt. Sở dĩ người già, người cao tuổi dễ mắc bệnh tim mạch phần nhiều là do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Lão hóa là quy luật tự nhiên không thể thay đổi, lúc này, cấu trúc tim bị biến đổi, các tế bào cơ tim yếu đi, không còn hoạt động hiệu quả, dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe tim mạch.

Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh lý tim mạch do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh lý tim mạch do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Bên cạnh đó, sự tích tụ của cholesterol, các vật chất lắng đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Quá trình tích tụ có thể xuất hiện từ sớm nhưng chỉ thể hiện rõ ràng khi tuổi tác cao, thành mạch mất độ đàn hồi, lòng mạch máu thu hẹp lại khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây áp lực cho tim, khiến tim phải hoạt động gắng sức mà còn khiến dòng chảy của máu tăng lên, gây ra các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim ở người già. 

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của tuổi tác, thành động mạch bị xơ hóa, dày lên, kém co giãn, dẫn đến tình trạng tim phải hoạt động cật lực hơn để tăng cường cung cấp máu cho cơ thể. Lúc này, tim của người cao tuổi dễ to ra, dày lên do tần số tim, sức co bóp của tim gia tăng, trong khi đó, các mạch máu lại ngày càng hẹp lại. Đây là lý do mà người cao tuổi dễ bị thiếu máu tim, suy tim, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. 

Sự bất thường về sức khỏe tim mạch, tim phải tăng cường hoạt động dẫn đến sau một thời gian, chức năng tim suy giảm, khả năng bơm máu của tim giảm đi, cơ tim giãn, tim to hơn gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như khó thở, nhất là khi hoạt động gắng sức, người mệt mỏi, khó chịu, tiểu đêm, phù chân, ho khan, ho kéo dài dai dẳng không khỏi… 

Có rất nhiều bệnh lý tim mạch hay xảy ra ở người cao tuổi, mỗi căn bệnh sẽ gây ra những tổn thương khác nhau cho tim và cơ thể. Các bệnh này không chỉ xuất phát từ nguyên nhân chính là tuổi tác cao, cơ thể lão hóa mà còn là hậu quả của lối sống không lành mạnh, thiếu khoa học, chế độ ăn uống thiếu cân đối, không đa dạng các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh cũng xuất hiện do các thói quen xấu như lười vận động, hút thuốc lá, thường xuyên uống nhiều rượu bia, hay sử dụng chất kích thích… 

7 Bệnh tim mạch ở người cao tuổi dễ gặp hiện nay

Các bệnh lý tim mạch có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào, tuy nhiên, phổ biến nhất là người cao tuổi, người có thói quen, lối sống không khoa học, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia… Những căn bệnh này đều có nguy cơ tử vong cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm do bệnh gây ra. 

Một số bệnh tim mạch ở người cao tuổi phổ biến hiện nay cao thể kể đến như:

1. Bệnh huyết áp

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là tình trạng xảy ra khi áp lực máu đẩy đi từ tim vào thành động mạch quá cao, khiến áp lực của thành mạch máu gia tăng. Một người có huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường, nếu huyết áp luôn trên 140/90 mmHg thì được gọi là cao huyết áp, nếu từ 180/110mmHg trở lên thì cần phải cấp cứu ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến tính mạng. 

Tăng huyết áp khiến máu lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, khiến thành mạch máu chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương. Theo thống kê vào năm 2015 của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp là 47.3%, tỷ lệ người trên 60 tuổi bị cao huyết áp là 60%, người trên 80 tuổi là 80%. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như suy tim, thiếu máu não, đột quỵ, mạch máu võng mạc bị tổn thương gây suy giảm thị lực, mù lòa, suy thận…

Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết huyết áp tăng cao có thể kể đến như:

  • Chảy máu mũi
  • Buồn nôn và nôn
  • Tê hoặc ngứa ran các chi
  • Xuất huyết kết mạc hoặc có vết máu trong mắt
  • Nhức đầu
  • đau tim hoặc đau tức ngực
  • Choáng váng, chóng mặt… 

2. Bệnh suy tim

Suy tim là tình trạng rối loạn chức năng tâm thất trái, xảy ra khi tim không cung cấp đủ lượng máu giàu oxy đáp ứng cho mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. Căn bệnh này là hậu quả của hầu hết các bệnh lý tim mạch khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Suy tim là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi, có ít nhất 20% người bệnh trên 65 tuổi phải nhập viện điều trị vì căn bệnh này.

Suy tim là một trong những bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp, có mức độ nguy hiểm cao
Suy tim là một trong những bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp, có mức độ nguy hiểm cao

Tỷ lệ suy tim ở người cao tuổi ngày càng phổ biến, có xu hướng tăng cao trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, có đến 50% người cao tuổi bị suy tim không được chẩn đoán đúng, chỉ cho là các vấn đề thường gặp ở người già, chỉ khi bệnh gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống mới được phát hiện và điều trị. Hơn nữa, người cao tuổi trí nhớ thường suy giảm đáng kể, gây khó khăn cho việc khai thác bệnh sử. 

Dấu hiệu nhận biết suy tim ở người cao tuổi rất đa dạng, tùy thuộc vào độ tuổi và các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân. Thường là:

  • Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động nhiều như đi bộ, leo cầu thang
  • Nếu nghiêm trọng có thể bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, nằm ngủ
  • Người bệnh mệt mỏi, uể oải, có thể bị phù chân thường xuyên, đặc biệt là từ buổi chiều, giảm nhẹ khi trời sáng
  • Ngoài ra, một số người bệnh có thể gặp phải tình trạng ho khan, ho dai dẳng, ho nhiều khi nằm
  • Tiểu đêm nhiều lần do ứ đọng dịch trong cơ thể… 

3. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là bệnh xảy ra rất phổ biến ở người cao tuổi, khi xung động điện tim trở nên bất thường, có thể tăng nhanh, chậm lại hoặc không đều từng lúc. Thông thường, tim đập khoảng 65 – 70 lần/phút, khi nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, tâm thất và tâm nhĩ của tim co bóp không theo tuần tự. 

Tình trạng này ở người cao tuổi thường có liên quan đến sự biến đổi về cấu trúc của tim. Rối loạn nhịp tim có nhiều loại, trong một số trường hợp sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị có thể gây rung nhĩ hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác, có thể đe dọa đến tính mạng. Rối loạn nhịp tim còn có thể là nguyên nhân gây hạn chế hoạt động, khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, gây suy tim, đột quỵ, đột tử… 

Các dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim thường khá mơ hồ, không rõ ràng, có thể kể đến như: 

  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh
  • Thường có cảm giác lo lắng, hồi hộp
  • Hụt hơi, khó thở
  • Nóng ran ngực
  • Yếu sức, người mệt mỏi, không khỏe
  • Chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi
  • Người mệt lừ đừ, có cảm giác muốn ngất đi hoặc ngất đi…

4. Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành xảy ra rất phổ biến ở người cao tuổi, theo thống kê, nguy cơ mắc căn bệnh này ở nam giới từ 65 – 74 tuổi tăng đến 24%, tỷ lệ phụ nữ cao tuổi mắc bệnh tăng đến 28%. Động mạch vành là hệ thống động mạch lớn nhất của cơ thể, có chức năng cung cấp oxy dưỡng chất nuôi dưỡng tim. Khi mắc bệnh mạch vành, cơ tim sẽ không nhận được đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến các cơn đau ngực điển hình, thậm chí là nhồi máu cơ tim. 

Bệnh mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị hẹp do xơ vữa động, khiến lượng máu về tim bị suy giảm. Người cao tuổi bị bệnh mạch vành rất nguy hiểm, khó điều trị hơn so với người trẻ do dễ mắc bệnh van tim, tăng huyết áp. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, rung thất, đột tử, suy tim, hở van tim nặng do sa lá van, chằng van tim… 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành ở người cao tuổi có thể kể đến như:

  • Đau thắt ngực, cảm giác ngực như bị đè nén nặng nề
  • Đau có thể lan ra vùng lưng, cổ, hàm, vai, cánh tay trái…
  • Khó thở, thở gấp, nhịp thở nhanh
  • Người mệt mỏi, uể oải, khó chịu
  • Thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng
  • Đôi khi người bệnh chỉ có các triệu chứng thoáng qua như đau nhẹ ở ngực, khó thở, mệt mỏi…
  • Các triệu chứng khác như buồn nôn, vã mồ hôi, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đầy bụng khó tiêu, chóng mặt… 

5. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, xảy ra khi cơ tim bị tổn thương hoặc hoại tử do mạch máu nuôi dưỡng tim bị tắc nghẽn, khiến tim không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết. Căn bệnh này xảy ra vô cùng phổ biến ở người cao tuổi, có nguy cơ gây tử vong cao, cần được sớm nhận biết để cấp cứu kịp thời.

Người già rất dễ bị nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn mạch máu
Người già rất dễ bị nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn mạch máu

Nguyên nhân chính của bệnh nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi thường liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch vành hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh cũng hay xảy ra ở những người thường xuyên hút thuốc lá, ít vấn động, bị rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì…

Các dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim rất đa dạng, có thể kể đến như:

  • Đau tức ngực, ở vùng giữa xương ức, đau vài phút rồi biến mất và lại tái phát
  • Có cảm giác đè ép ở ngực, đau như có dao đâm, nghẹt thở, khó chịu
  • Đau lan lên vùng vai trái, cổ, hàm dưới, lan xuống lưng, bụng, cánh tay trái
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn ói, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh, khó thở, ho…
  • Có những trường hợp, người bệnh chỉ gặp phải những cơn đau nhẹ ở thường xuyên xuất hiện rồi biến mất. 

6. Bệnh lý van tim

Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim bị ảnh hưởng chức năng hoạt động, thường xuất hiện ở người cao tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Lúc này, van tim trở nên thoái hóa, dễ tích tụ các mảng bám canxi khiến van bị dày lên, xơ cứng, dễ rách hơn, làm hạn chế lưu lượng máu đi qua van. Ngoài ra, các bệnh lý van tim cũng dễ xuất hiện do các bệnh như phình động mạch chủ, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp. 

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về van tim như hẹp van động mạch chủ, sa van hai lá, hẹp dưới van động mạch chủ phì đại nguyên phát… Bệnh về van tim ở người già có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Các triệu chứng thường gặp:

  • Hẹp van động mạch chủ: Hay gặp phải các cơn đau thắt ngực, người mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể, suy tim sung huyết, dễ bị ngất lịm, có tiếng thổi ở tâm thu… 
  • Sa van hai lá: Rất phổ biến ở nữ giới từ 50 tuổi trở lên, thường gây ra các triệu chứng đặc trưng như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức, ngoài ra còn có thể gây thiếu máu cục bộ nhất thời ở não, gây cơn nhịp nhanh thất… 
  • Bệnh cơ tim bít phì đại: Còn được gọi là hẹp dưới van động mạch chủ phì đại nguyên phát, thường dễ nhầm với bệnh mạch vành, bệnh nhân thường có các biểu hiện như khó thở khi gắng sức, người mệt mỏi, khó chịu, suy nhược cơ thể, thường gặp phải những cơn đau thắt ngực, choáng váng, ngất… 

7. Thiếu máu cơ tim cục bộ 

Thiếu máu tim cục bộ là tình trạng lượng máu đến tim bị hạn chế hoặc gián đoạn trong thời gian ngắn khiến cơ tim bị tổn thương do thiếu hụt oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng. Căn bệnh này khiến khả năng bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả, dẫn đến sự tăng giảm bất thường của nhịp tim, thường liên quan đến hiện tượng lòng động mạch vành bị thu hẹp do ảnh hưởng của các mảng xơ vữa động mạch. 

Thiếu máu cơ tim cục bộ là bệnh lý tim mạch đặc biệt phổ biến và nguy hiểm ở người già. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể dẫn đến các biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hay tổn thương van tim do cấu trúc cơ tim biến đổi. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể, có thể làm suy giảm chức năng não bộ, giảm chức năng thận và hệ tiêu hóa… 

Các triệu chứng thiếu máu tim cục bộ có thể kể đến như: 

  • Đau thắt ngực khi gắng sức, khi đi bộ hoặc thay đổi thời tiết, đau có thể lan lên vai, cổ, hàm, lan xuống mặt trong vai trái
  • Có cảm giác đè ép, nghẹt thở, nặng, nóng rát ở ngực, đôi khi kèm theo các triệu chứng như vã mồ hôi, hồi hộp, lo âu, khó thở…
  • Có những trường hợp người bệnh bị đau ở vùng thượng vị lan ra giữa hai bả vai, xuống bụng kèm theo ho, khó thể, tê ở tay trái, có thể xảy ra khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm
  • Thường bị đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, hồi hộp, lo âu, choáng váng, vã mồ hôi, ho, khó thở
  • Ở giai đoạn nhẹ, cơn đau có thể chỉ kéo dài dưới 5 phút, sau tăng dần, thuyên giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giãn mạch vành… 

Phương pháp điều trị các bệnh tim mạch ở người già

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh đặc biệt phổ biến ở người già, có nguy cơ gây tử vong cao, ngày càng có xu hướng gia tăng. Được biết, ước tính, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam rất cao, có đến 20% dân số gặp phải các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Ban đầu, người bệnh rất khó phát hiện mình mắc bệnh, bệnh tim mạch tiến triển âm thầm, chỉ đến khi nghiêm trọng, người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, người mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu năng lượng.

Người cao tuổi nên sớm thăm khám khi có các triệu chứng bất thường trong cơ thể
Người cao tuổi nên sớm thăm khám khi có các triệu chứng bất thường trong cơ thể

Người cao tuổi nên thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường như đau thắt ngực, đau đầu, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đánh trống ngực… Đối với người mắc bệnh tim mạch thường sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:

Điều trị bằng thuốc 

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Không chỉ vậy, các căn bệnh này không xuất hiện riêng lẻ mà còn có sự tác động, ảnh hưởng của những căn bệnh khác nhau rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp, đái tháo đường… Việc điều trị bệnh tim mạch ở người cao tuổi được đánh giá là khó và phức tạp hơn so với người trẻ. 

Đối với những trường hợp nhẹ, phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc thích hợp nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do bệnh tim mạch gây ra. Các thuốc này có thể kể đến như:

  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch máu
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE: Cũng là thuốc có tác dụng hạ huyết áp và thư giãn mạch máu
  • Thuốc tăng co bóp cơ tim: Có tác dụng cải thiện chức năng bơm máu của tim, ổn định huyết áp
  • Thuốc chẹn beta: Hỗ trợ hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, cải thiện chức năng tim
  • Thuốc lợi tiểu: Kích thích đi tiểu, giúp bệnh nhân hạ huyết áp, hạn chế tích nước trong cơ thể
  • Một số thuốc điều trị khác: Có thể kể đến như thuốc hạ cholesterol máu, thuốc chống tập kết tiểu cầu, thuốc chẹn canxi, thuốc giãn mạch, thuốc làm tan cục máu đông, thuốc chống đông máu, thuốc ức chế hấp thu cholesterol… 

Việc sử dụng các loại thuốc điều trị phải dựa vào kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng nhằm tránh các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các tác dụng phụ, bạn cần ngưng thuốc, nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời. 

Can thiệp ngoại khoa

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng can thiệp ngoại khoa kết hợp với việc điều trị bằng thuốc. Các can thiệp ngoại khoa sẽ tác động trực tiếp lên vị trí tổn thương có thể là mạch máu bị tắc, xơ vữa hoặc tác động trực tiếp lên tim. Tùy vào căn bệnh, tình trạng, mức độ tổn thương và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Tuy nhiên, việc điều trị bằng can thiệp ngoại khoa ở người già thường kèm theo rất nhiều rủi ro, cần được cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện. Các biện pháp điều trị này có thể kể đến như:

  • Tiêm thuốc tiêu huyết khối để làm tan huyết khối trong lòng mạch
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch nhằm tái thông dòng chảy của máu
  • Thủ thuật đặt stent, nong động mạch, tạo thành mạch bằng bóng với bệnh động mạch vành
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch, dùng thiết bị hỗ trợ tâm thất nếu bệnh nhân bị suy tim
  • Thủ thuật nong van tim bằng bóng cho trường hợp bị hẹp van tim
  • Phẫu thuật sửa chữa van tim, thay van tim bằng van nhân tạo
  • Dùng máy trợ tim hoặc máy khử rung tim với tình trạng rối loạn nhịp tim…

Các bệnh lý tim mạch có thể điều trị dứt điểm và không gây nguy hại cho sức khỏe ở giai đoạn sớm. Vì vậy, khi có các triệu chứng như huyết áp tăng giảm đột ngột, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực… người cao tuổi cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thể kéo dài tiên lượng sống, ít nhiều cũng làm giảm đi đáng kể sức khỏe của bệnh nhân và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro không ngờ. Tốt nhất bệnh nhân nên lựa chọn khám, chữa bệnh ở những địa chỉ uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi mắc bệnh tim mạch cần được chăm sóc đúng cách để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng của những căn bệnh này. Để phòng ngừa bệnh tim mạch cho người cao tuổi, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, hợp lý, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ, các loại trái cây tươi. 
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại hoa quả đóng hộp, các loại thức ăn có chứa nhiều cholesterol
  • Nên sử dụng dầu oliu, dầu vừng, dầu đậu phộng thay vì sử dụng dầu động vật, các loại mỡ động vật có chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe
  • Chỉ nên ăn thịt nạc, các loại cá, hạn chế ăn thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ vì chúng chứa nhiều cholesterol xấu, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Cần tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao, chọn các bài tập vận động vừa sức, hợp lý như tập dưỡng sinh, đi bộ… 
  • Nên giảm chế độ muối trong khẩu phần ăn, tổng lượng muối từ tất cả các món ăn tốt nhất chỉ nên dưới 5g/ngày. Hạn chế ăn mặn, ăn ngọt để tránh làm tăng huyết áp, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Tích cực điều trị, kiểm soát các bệnh lý trong cơ thể, thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm. Đặc biệt, cần chú ý hơn đến sức khỏe của người cao tuổi, nếu có các triệu chứng như huyết áp tăng giảm đột ngột, đau thắt ngực, tim đập nhanh thì cần gọi bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức. 

Trên đây là một số bệnh tim mạch ở người cao tuổi dễ gặp mà bạn có thể tham khảo. Người già, cơ thể lão hóa, dễ mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, cần được chú ý chăm sóc, phòng ngừa đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tập thể dục thể thao đúng cách với cường độ phù hợp rất tốt cho sức khỏe tim mạch 7 Bài Tập Tốt Cho Tim Mạch Dễ Thực Hiện Ngay Tại Nhà
Nhiều người thường cho rằng, người mắc bệnh tim mạch thì cần tránh vận động mạnh, không nên luyện tập thể dục thể thao để tránh khiến sức khỏe suy…
Co cứng cơ sau đột quỵ Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ: Nên Làm Gì Để Hồi Phục?

Co cứng cơ sau đột quỵ là một trong những di chứng thường gặp, dễ xuất hiện ở người từng…

Nhồi máu cơ tim thành dưới là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhồi máu cơ tim thành dưới là bệnh lý thường gặp ở những người có tiền sử bị cao…

Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản ai cũng biết

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ tử vong và tàn tật. Tại Việt…

Có rất nhiều thực phẩm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa mạch máu 21+ Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu người bệnh chớ bỏ qua

Sử dụng các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa và cải thiện đáng…

Bệnh tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đến tim giảm sút khiến cơ tim không được cung cấp đủ máu, oxy và dưỡng chất cần thiết Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Triệu chứng và Hướng điều trị

Thiếu máu tim cục bộ là bệnh lý tim mạch thường gặp, cũng là một trong những nguyên nhân gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua