7 cách chữa viêm họng ở trẻ em đơn giản không dùng thuốc
Cách chữa viêm họng ở trẻ em không dùng thuốc là những cách chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên và chăm sóc tại nhà. Cách chữa này tương đối lành tính, an toàn, dễ thực hiện và chi phí khá phải chăng, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm họng một cách hiệu quả.
7 cách chữa viêm họng ở trẻ em đơn giản, hiệu quả
Thuốc trị viêm họng và ho thường không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và trẻ sơ sinh, ngoại trừ trường hợp bệnh ở mức độ nặng vì tác dụng phụ. Đối với viêm họng mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những cách chữa không dùng thuốc dưới đây:
1. Mật ong
Một số nghiên cứu cho thấy, mật ong chữa viêm họng khá hiệu quả, lành tính với trẻ em trên 1 tuổi. Nguyên liệu thiên nhiên này chứa nhiều chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa, giúp ức chế vi khuẩn, làm dịu cổ họng và chữa lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra các dưỡng chất trong mật ong còn có tác dụng bảo vệ và cung cấp độ ẩm cho niêm mạc vòm họng. Từ đó giúp xoa dịu và hạn chế tình trạng ngứa ngáy do viêm họng gây nên.
Cách dùng:
- Cho trẻ ngậm 1 muỗng cà phê mật ong mỗi khi cảm thấy ngứa họng.
- Hoặc dùng mật ong hòa tan trong nước ấm và cho con uống từ từ.
2. Bạc hà
Ngoài hiệu quả khử mùi hôi miệng, bạc hà còn có tác dụng xoa dịu và làm giảm tình trạng đau nhức ở vòm họng. Bên cạnh đó, các tinh chất trong thảo dược còn giúp làm loãng đờm, thông đường thở.
Đặc biệt, với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, bạc hà giúp cải thiện triệu chứng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn viêm họng phát triển, từ đó giúp đẩy lùi bệnh.
Cách dùng:
- Dùng 5 – 10 lá bạc hà đem rửa sạch và cho vào máy xay, thêm mật và xay nhuyễn
- Sau đó đem hỗn hợp này hấp cách thủy 5 – 10 phút
Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. Cho bé uống liên tục cho đến khi triệu chứng đau rát ở vòm họng biến mất thì ngưng. Ngoài ra có thể dùng lá bạc hà hãm trà và cho trẻ uống.
Tham khảo thêm: 3 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả
3. Húng chanh
Húng chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, hoạt chất cavaron có trong dược liệu này còn có công dụng tiêu độc, trừ đờm, khắc phục triệu chứng viêm họng ở con trẻ.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 10 lá húng chanh và 20 gram đường phèn
- Lá húng chanh đem rửa sạch và thái sợi nhỏ
- Sau đó cho vào bát chúng với đường phèn và tiến hành hấp cách thủy trong vòng 20 phút
- Uống 1 – 2 lần mỗi ngày, từ 3 – 5 ngày.
4. Trà gừng
Gừng chứa nhiều thành phần hóa học có lợi đối với sức khỏe và chứng viêm họng của trẻ em. Gừng không chỉ làm dịu, giảm đau cổ họng mà còn giúp tăng sức đề kháng và ngăn bệnh tái phát.
Hơn nữa, tinh dầu zinggiberen trong gừng còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng và giảm triệu chứng sưng viêm.
Cách dùng:
- Gừng tươi gọt vỏ và đem thái nhỏ
- Sau đó cho vào cốc nước sôi hãm 5 – 10 phút
- Dùng nước gừng cho con trẻ uống từng ngụm nhỏ, giúp làm dịu vòm họng.
- Ngoài dùng gừng tươi, cha mẹ có thể sử dụng trà gừng túi lọc hãm trong nước và cho con sử dụng để cải thiện bệnh.
Tham khảo thêm: Bé bị viêm họng ho nhiều – Cách trị nhanh ba mẹ nên biết
5. Lá xương sông
Lá xương sông có tính ấm và vị đắng, ngoài công dụng tiêu thũng chỉ thống, tiêu đàm thấp và thông kinh hoạt lạc, vị thuốc này còn giúp hỗ trợ điều trị viêm họng ở trẻ em.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 5 – 10 lá xương sông và 20 – 30 ml giấm ăn
- Lá xương sông sau khi rửa sạch sẽ được giã nát và nhúng vào giấm táo rồi ngậm
- Cha mẹ nên cho trẻ ngậm khoảng 5 – 7 ngày để làm dịu và đẩy lùi triệu chứng đau rát ở vòm họng.
- Phụ huynh cũng có thể sử dụng một nắm lá xương sông đem rửa sạch, thái nhỏ và hấp mật.
- Mỗi ngày cho con uống 2 lần, tốt nhất nên uống đều đặn để cải thiện tình ho, đau rát hoặc họng có đờm,… ở trẻ.
6. Cúc tần
Cúc tần có tính ấm, vị đắng và mùi thơm, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, trừ phong thấp và đau mỏi lưng. Bên cạnh đó, thảo dược thiên nhiên này còn giúp hỗ trợ điều trị viêm họng, cảm sốt, ho kéo dài. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng cúc tần để chữa bệnh viêm họng ở trẻ em.
Cách dùng:
- Chuẩn bị cúc tần, hoa ngũ sắc tím và cỏ xước, mỗi loại có lượng bằng nhau
- Sau khi rửa sạch cho lượng nước nhất định và đun sôi
- Các mẹ dùng nước này cho con uống nhiều lần trong ngày giúp giảm ho và cải thiện triệu chứng viêm họng.
7. lá hẹ
Lá hẹ có tính ấm và vị cay, từ lâu đã được dân gian sử dụng như chất kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở cổ họng. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có tác dụng tiêu đờm, tán huyết, giải độc, ngăn ngừa bệnh viêm họng tái phát ở trẻ.
Cách dùng:
- Sử dụng 1 nắm lá hẹ đem rửa sạch, thái khúc
- Cho vào bát và thêm ít đường phèn
- Đem hấp cách thủy khoảng 10 phút
- Mỗi ngày cho trẻ uống 2 – 3 lần nước hẹ hấp đường phèn, mỗi lần uống khoảng 1 – 2 thìa cà phê.
- Để giảm nhanh chứng đau họng, đồng thời cắt cơn ho, cha mẹ nên cho con uống liên tục trong 5 – 7 ngày.
Tham khảo thêm: Bé bị viêm họng cấp sốt cao nên làm gì?
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa viêm họng ở trẻ em tại nhà bằng tự nhiên
Cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ em đơn giản tại nhà
Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong các mùa thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ có thể thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa đơn giản ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp ngăn ngừa viêm họng ở trẻ mà bạn có thể tham khảo:
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm họng: Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người đang có triệu chứng viêm họng để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
- Vệ sinh đồ chơi và núm vú giả thường xuyên: Đảm bảo các vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, núm vú giả… luôn được khử trùng và giữ sạch, tránh vi khuẩn đi len lỏi vào hệ hô hấp của trẻ.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ: Dạy trẻ cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chơi ngoài trời.
- Giữ vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên lau dọn và khử trùng không gian sống của trẻ như sàn nhà, giường ngủ, các vật dụng xung quanh…
- Giữ ấm cho trẻ: Đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh, cần mặc ấm và quàng khăn cổ cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh gây viêm họng.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng: Cung cấp cho trẻ đủ vitamin và khoáng chất từ các thực phẩm như trái cây, rau xanh… để tăng cường sức đề kháng.
- Cho trẻ uống đủ nước: Khuyến khích trẻ uống nước ấm thường xuyên để giữ ẩm cho cổ họng và ngăn ngừa sự khô rát dẫn đến viêm họng.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh: Tránh cho trẻ ăn uống các thực phẩm quá lạnh như kem, đồ uống có đá… vì có thể khiến cổ họng bị kích ứng.
- Tránh cho trẻ hít phải không khí ô nhiễm: Giữ môi trường sống trong lành, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, các tác nhân gây ô nhiễm không khí…
- Tăng cường tập luyện thể dục: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và đề kháng.
- Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm sạch cổ họng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ: Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch, nên đảm bảo trẻ có giấc ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Việc áp dụng các cách chữa viêm họng ở trẻ em tại nhà cần được thực hiện cẩn thận và theo dõi kỹ lưỡng. Các biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ giảm triệu chứng, nhưng không nên thay thế việc thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn được chăm sóc tốt nhất để mau chóng hồi phục.
Có thể bạn quan tâm
- Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì giúp khỏi nhanh?
- Ngứa họng nên ăn gì để làm dịu cơn ngứa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!