7 cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất từ dân gian
Súc miệng với nước muối, dùng trà bạc hà, trà chanh và mật ong,… là các cách chữa viêm họng hạt tại nhà được áp dụng rộng rãi. Áp dụng các mẹo chữa này thường xuyên có thể giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và sưng viêm ở cổ họng.
7 Cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất
Viêm họng hạt là tình trạng quá phát của viêm họng, xảy ra khi các tế bào lympho ở hầu họng bị nhiễm trùng kéo dài và tạo thành các hạt nhỏ. Viêm họng hạt thường gây đau rát, sưng hạch ở cổ, sốt nhẹ, ăn không ngon, mệt mỏi, nghẹn, khó nuốt, hơi thở có mùi,…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà sau đây:
1. Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối là biện pháp giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng ở hầu họng. Ngoài ra nước muối còn có tác dụng giảm sưng đau và cải thiện tình trạng khó nuốt do viêm họng hạt gây ra.
Thực hiện:
- Hòa tan ½ thìa muối với 1 cốc nước ấm
- Sau đó dùng súc miệng trong 2 – 3 phút
Với mẹo chữa này, bạn nên thực hiện 2 lần/ ngày (sáng và tối) nhằm kiểm soát triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
2. Trà gừng giảm đau rát do viêm họng hạt
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm và sát trùng. Do đó ngoài việc được sử dụng trong chế biến thực phẩm, gừng còn được tận dụng để điều trị các chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng hạt và viêm amidan.
Bên cạnh đó hoạt chất gingerol trong gừng còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, bảo vệ và phục hồi các mô niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra gừng còn chứa tinh dầu thơm đặc trưng, giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu do hiện tượng nhiễm trùng mãn tính gây ra.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, sau đó thái thành lát
- Đem gừng hãm với 300ml nước sôi trong 5 – 10 phút
- Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong vào để gia tăng hương vị
- Nhấp từng ngụm nhỏ để thành phần trong gừng thẩm thấu vào bên trong niêm mạc hầu họng
Với mẹo trị viêm họng hạt bằng trà gừng, bạn nên thực hiện vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ. Ngoài tác dụng giảm đau họng, hoạt chất thực vật trong gừng hỗ trợ giảm ho và hạn chế hiện tượng tăng tiết dịch đờm ở cổ họng.
3. Dùng trà mật ong và chanh
Dùng trà mật ong và chanh là mẹo chữa viêm họng hạt được áp dụng rộng rãi. Mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạc và ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Trong khi đó, chanh chứa acid citric, có tác dụng loại bỏ đờm ứ và đánh bật mùi hôi miệng do vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra dùng trà mật ong và chanh thường xuyên còn bổ sung vitamin C và các thành phần thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể kiểm soát hiện tượng nhiễm trùng.
Thực hiện:
- Pha 2 – 3 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm
- Vắt ½ quả chanh vào
- Uống từng ngụm nhỏ để làm giảm triệu chứng do viêm họng hạt gây ra
- Để tăng tác dụng điều trị, bạn có thể thêm 1 ít gừng xắt vào trà mật ong và chanh
4. Ngậm tỏi sống giúp ức chế nhiễm trùng
Hoạt chất allicine trong tỏi có tác dụng sát trùng và chống viêm mạnh. Vì vậy ngoài khả năng tăng hương vị món ăn, tỏi còn được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên.
Sử dụng tỏi không chỉ giảm đau rát cổ họng mà còn giảm ngứa ngáy, sưng viêm và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương ở hầu họng.
Thực hiện:
- Bóc vỏ 1 tép tỏi, sau đó cắt thành lát mỏng
- Ngậm từng lát tỏi để thành phần thẩm thấu vào bên trong niêm mạc
- Hoặc có thể nướng chín tỏi rồi ăn trực tiếp
Nếu kiên trì áp dụng cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi trong 3 – 5 ngày, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ở cổ họng cải thiện đáng kể.
5. Trà bạc hà giảm đau và hôi miệng
Bạc hà chứa nhiều khoáng chất và vitamin, bao gồm vitamin A, C, sắc, canxi, kali, magie,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất acid rosmarinic trong bạc hà còn có khả năng chống viêm và giảm ngứa cổ họng.
Bên cạnh đó, thành phần methol trong thảo dược này còn có hương thơm tự nhiên giúp loại bỏ mùi hôi trong miệng và hỗ trợ làm loãng dịch đờm ứ tại cổ họng.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi và để ráo nước
- Sau đó đem bạc hà giã nát nhẹ và hãm với nước sôi trong 5 – 10 phút
- Có thể thêm 1 ít nước cốt chanh vào và uống từng ngụm nhỏ
XEM THÊM: Ngứa họng nên ăn gì để làm dịu nhanh cơn ngứa?
6. Cháo tía tô trị viêm họng hạt
Tía tô không đơn thuần là một rau gia vị mà còn được dân gian sử dụng để giải cảm, giảm đau họng, tiêu viêm và mụn nhọt. Hơn nữa, các hợp chất thực vật trong tía tô (acid nicotinic, citral) và tinh dầu thơm còn có khả năng loại bỏ mùi hôi khó chịu, giảm viêm và phục hồi các mô hầu họng bị tổn thương.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá tía tô
- Vo 100g gạo và nấu trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ
- Thái nhỏ lá tía tô và bỏ vào cháo
- Có thể thêm 1 quả trứng gà vào cháo để bổ sung dinh dưỡng
7. Kết hợp lá trầu không và gừng tươi
Theo dân gian, lá trầu không có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy và viêm hiệu quả. Do đó kết hợp lá trầu không với gừng tươi có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra.
Thực hiện:
- Rửa sạch ½ củ gừng và 1 lá trầu không tươi
- Thái nhỏ gừng và lá trầu không
- Sau đó đem hãm với nước sôi trong 10 phút
- Nhấp từng ngụm cho tinh chất từ dược liệu thẩm thấu vào cổ họng
Cần lưu ý gì khi áp dụng các mẹo trị viêm họng hạt?
Viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính, có tính chất dai dẳng và kéo dài. Mặc dù các triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng nhưng bệnh lý này rất dễ tái phát khi có điều trị kiện thích hợp.
Vì vậy khi áp dụng các mẹo trị viêm họng hạt, bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý để kiểm soát và dự phòng tái phát:
- Nên phối hợp các cách trị viêm họng hạt tại nhà với những loại thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định.
- Để đạt được kết quả khả quan, bạn nên áp dụng các mẹo chữa này đều đặn và cần duy trì trong một thời gian dài.
- Khi bị viêm họng, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, trà đặc và cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây nhằm nâng cao miễn dịch và hỗ trợ cơ thể tiêu diệt vi khuẩn có hại.
- Giữ ấm cho vùng cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột.
- Nghỉ ngơi và xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Các cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể đem lại cải thiện rõ rệt nếu bạn kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.
ĐỌC NGAY:
- 12 cách làm giảm đau họng hiệu quả tức thì
- Đau họng không ho không sốt có phải ung thư vòm họng không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!