Bệnh viêm họng hạt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm họng hạt không chỉ gây ngứa rát khó chịu mà còn khiến bệnh nhân ho nhiều, tái phát liên tục gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng hạt là gì?
Theo bác sĩ Những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ): Bệnh viêm họng hạt là sự tiến triển nặng hơn của viêm họng mãn tính. Lúc này vòm họng đã bị viêm nặng, các tổ chức bạch huyết bị suy yếu khiến mô lympho phát triển quá mức. Cuối cùng tạo thành các hạt trong vòm họng.
Bệnh được chia thành 2 dạng:
- Cấp tính: Là giai đoạn đầu của bệnh. Các biểu hiện của bệnh chưa nhiều, hạt lympho nhỏ nên nhiều người thường chủ quan. Ở giai đoạn này nếu bệnh không được điều trị tích cực và đúng cách sẽ rất nhanh phát triển thành mãn tính.
- Mãn tính: Viêm họng hạt mãn tính là tình trạng nặng, thường tái phát liên tục. Lúc này các tổ chức lympho thay vì làm nhiệm vụ tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, virus thì lại bị viêm nhiễm nặng nề, dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt là căn bệnh nguy hiểm, dễ gây ra các biến chứng khó lường như:
- Áp xe thành họng, xung quanh amidan.
- Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi.
- Viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim…
Triệu chứng viêm họng hạt
Các triệu chứng ở giai đoạn đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng thông thường hoặc viêm amidan. Một số dấu hiệu viêm họng hạt mãn tính và cấp tính thường gặp như sau:
- Cảm giác vướng víu như có dị vật trong họng. Người bệnh thường cố gắng khạc nhổ để bớt cảm giác khó chịu.
- Họng ngứa rát, cảm giác cay nóng.
- Ho khan hoặc ho có đờm, ho nhiều hơn vào buổi sáng nhất là khi mới thức dậy.
- Khi nhìn vào vòm họng có thể thấy xuất hiện một số hạt trắng ở hai bên thành họng.
Nguyên nhân viêm họng hạt
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp là biến chứng của bệnh viêm mũi mãn tính.
Tình trạng viêm mũi kéo dài khiến dịch nhầy trong xoang mũi chảy xuống họng, bao phủ lên niêm mạc ở thành họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, phát triển nhanh chóng gây ra.
Nguyên nhân khác:
- Các bệnh lý: Viêm họng, viêm amidan mãn tính, trào ngược dạ dày, suy gan.
- Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích.
- Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus do tác động của môi trường, thời tiết.
Viêm họng hạt có lây không, qua con đường nào?
Đây là căn bệnh có lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus. Bệnh lây qua đường hô hấp theo cơ chế sau: Khi người bệnh ho hoặc khạc nhổ dịch nhầy trong họng sẽ phát tán virus ra ngoài không khí. Người tiếp xúc với bệnh nhân ở cự ly gần dễ bị các virus gây bệnh xâm nhập và bị lây nhiễm.
Cách điều trị bệnh viêm họng hạt hiện nay
Viêm họng hạt cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để chữa căn bệnh này như đốt hạt, dùng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian…
Đơn thuốc điều trị bằng Tây y
Để đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp, cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Bác sĩ thường chỉ định nuôi cấy để phân lập vi khuẩn, virus kết hợp làm kháng sinh đồ để tìm ra loại kháng sinh phù hợp nhất.
Trong đơn thuốc điều trị viêm họng hạt thường được chỉ định một số loại sau:
- Thuốc chống viêm
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc long đờm
- Thuốc giảm ho…
Khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua, uống thuốc hoặc tăng giảm liều lượng để tránh dẫn tới các tác dụng phụ nguy hiểm.
Đốt họng hạt
Phương pháp này được đánh giá là nhanh nhất nhưng dễ tái phát. Bởi đốt viêm họng hạt chỉ giải quyết phần ngọn mà không điều trị vào căn nguyên gây bệnh. Đốt laser làm tiêu biến các hạt lympho trong họng mà không điều trị các ổ viêm trong thành họng nên bệnh rất nhanh tái phát.
Khi đốt họng hạt, bệnh nhân được hướng dẫn ngồi đúng tư thế, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng họng và dùng dụng cụ chuyên khoa để đốt các hạt lympho trong họng. Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng. Tuy nhiên, cần thực hiện tại các địa chỉ uy tín, bởi nếu đốt sai kỹ thuật có thể để lại sẹo trong họng.
Điều trị tại nhà
Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như:
- Gừng: Dùng 1 củ gừng nhỏ, rửa sạch rồi giã nát. Hòa gừng với một chút nước ấm và uống 3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Mật ong: Hòa mật ong với một chút nước ấm, thêm 1 lát chanh và uống nhiều lần trong ngày.
- Tỏi: Giã nát vài nhánh tỏi, cho vào nồi đun với chút nước, thêm 1 thìa cà phê mật ong để tạo thành siro trị viêm họng hạt.
Tuy nhiên, các phương pháp này thường chỉ giúp giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh chứ không đủ mạnh để đẩy lùi bệnh. Mặt khác, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà nếu không đảm bảo khâu vệ sinh, tiệt trùng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tại họng càng nghiêm trọng hơn.
ĐỌC NGAY: Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả, nên áp dụng
Viêm họng hạt cần kiêng gì?
Để phòng ngừa viêm họng hạt tái phát hoặc trở nên nặng hơn, bệnh nhân nên tạo lập cho mình những thói quen tốt giúp bảo vệ sức khỏe như:
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các loại chất kích thích.
- Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối hàng ngày.
- Giữ ấm vùng cổ và ngực, hạn chế thở bằng miệng khi ngủ.
- Đeo khẩu trang khi có những dấu hiệu viêm họng để tránh lây nhiễm sang người khác.
- Không nên nói to, gào thét khi bị bệnh.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
Chế độ ăn uống cho người bị viêm họng hạt
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiến triển của bệnh. Vì thế, cần chú trọng vấn đề dinh dưỡng và xây dựng thực đơn hợp lý, lành mạnh.
Những loại thức ăn người viêm họng hạt nên tránh xa như:
- Đồ ăn cứng giòn, nhiều góc cạnh.
- Đồ ăn cay nóng.
- Đồ nướng, rán.
- Món ăn có nồng độ axit cao.
- Chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Đồ uống nhiều đá lạnh.
XEM THÊM: Bị viêm họng hạt nên kiêng gì và ăn gì tốt?
Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp…
- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, xoài, bơ…
- Các loại rau lá xanh như rau ngót, cải bắp, súp lơ…
- Mật ong giúp sát khuẩn, giảm ho.
- Một số gia vị tốt như tỏi, gừng…
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm họng hạt, bệnh nhân nên thăm khám kịp thời để được các bác sĩ chẩn đoán sớm tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
KHÔNG THỂ BỎ QUA:
- 3 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả
- Bé bị sốt viêm họng có nên đưa đi viện liền?
Bình luận (1)
Nha thuoc xin tư vân.nguyen thị phụng 03798999**.viem họng hạt