Viêm họng kéo dài có thành mãn tính hay ung thư?
Viêm họng kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân và có những cách điều trị phù hợp.
Viêm họng kéo dài có thành mãn tính hay ung thư không?
Viêm họng gây đau và khó chịu kéo dài hơn 3 tháng được gọi là viêm họng mãn tính. Tình trạng này thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng cũng có thể do nhiễm virus ở người sức đề kháng yếu.
Trong một số trường hợp, viêm họng kéo dài là triệu chứng của ung thư vòm họng. Tế bào ung thư có thể bắt đầu phát triển ở dây âm thanh. Sau đó lan rộng dẫn đến đau họng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, nuốt vướng, khó chịu ở họng và thay đổi giọng nói.
Một số dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng phổ biến khác bao gồm:
- Khàn giọng, giọng nói trầm
- Ho mãn tính hoặc cần hắng giọng liên tục
- Khó khăn hoặc đau khi nuốt
- Khó thở
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện một cục sưng hoặc khối u ở cổ
Ung thư vòm họng thường ít phổ biến hơn các loại ung thư khác. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có thể lây lan sang nhiều vùng lân cận và gây bệnh. Do đó, khi bị viêm họng kéo dài, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Liệu có gây ung thư?
Viêm họng kéo dài do nguyên nhân khác
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng kéo dài, bao gồm:
Bệnh dị ứng
Khi cơ thể bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một loạt các phản ứng để chống lại các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như thực phẩm, phấn hoa, lông thú cưng, bụi, nấm móc…
Dị ứng làm kích ứng ở mũi và họng, gây viêm và đau họng kéo dài. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như:
- Sổ mũi
- Ho
- Hắt xì
- Ngứa mắt và chảy nước mắt
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy dư thừa chảy từ xoang vào cổ họng. Khi chất lỏng đặc, chứa vi khuẩn chảy xuống, cổ họng sẽ bị kích ứng và viêm, dẫn đến đau rát, ngứa họng, cảm giác vướng ở cổ họng…
Hội chứng thường liên quan đến sự thay đổi thời tiết, một số loại thuốc, thức ăn quá cay, dị ứng hoặc một số dị tật vách ngăn mũi. Ngoài viêm họng, hội chứng chảy dịch mũi còn có một số triệu chứng khác như:
- Hôi miệng
- Thường xuyên cần hắng giọng
- Ho đặc biệt là về đêm
- Buồn nôn
Trào ngược dạ dày
Trào ngược axit dạ dày thực quản thường gây viêm họng kéo dài. Tình trạng này xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, đến cổ họng và gây kích ứng. Từ đó dẫn đến viêm họng lâu ngày, đôi khi viêm loét họng. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ợ nóng
- Buồn nôn và nôn
- Có vị chua trong miệng, cổ họng
- Nóng rát và khó chịu ở vùng bụng trên
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
Trào ngược axit dạ dày có thể làm tổn thương và hỏng niêm mạc thực quản, cổ họng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nhiễm trùng mũi họng
Nhiễm trùng họng như viêm amidan, viêm xoang mũi… thường gây đau họng dài ngày. Những tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc. Những người bị viêm họng do nhiễm trùng mũi họng sẽ có dấu hiệu đau hoặc ngứa họng, khó nuốt, ho, khàn giọng, sốt…
Áp xe quanh amidan
Nhiễm khuẩn nghiêm trọng quanh amidan có thể dẫn đến áp xe và gây viêm họng kéo dài nhiều ngày. Tình trạng này xảy ra khi viêm amidan không được điều trị đúng cách.
Triệu chứng áp xe quanh amidan tương tự như viêm Amidan nhưng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị sốt cao, đau nhiều ở họng, nhìn thấy túi mủ bên trong.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bệnh bạch cầu đơn nhân được gây ra bởi virus Epstein-Barr và có thể dẫn đến các triệu chứng viêm họng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh bạch cầu đơn nhân thường không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm.
Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Viêm họng
- Sưng Amidan
- Sốt
- Sưng các tuyến ở cổ hoặc nách
- Cơ bắp yếu
- Đổ mồ hôi đêm
- Đau đầu, mệt mỏi
Một số người bệnh bạch cầu đơn nhân có thể bị viêm họng tái phát nhiều lần trong khoảng thời gian nhiễm trùng và điều trị bệnh.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh có thể gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, cổ họng và miệng (nếu quan hệ bằng miệng).
Bệnh lậu có thể gây ra tình trạng viêm họng kéo dài và tái phát nhiều lần cho đến khi bệnh được điều trị hoàn toàn.
Cách xử lý nhanh tình viêm họng kéo dài
Viêm họng kéo dài cần được dùng thuốc để điều trị. Nếu có nhiễm trùng vi khuẩn, kháng sinh sẽ được sử dụng liên tục trong 2 tuần.
Các thuốc trị viêm họng thường dùng khác:
- Thuốc kháng histamin: Trị viêm họng do dị ứng.
- Thuốc trị ho
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
- Thuốc kháng viêm không steroid
Biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ điều trị viêm họng kéo dài:
- Uống nhiều nước, chất lỏng để làm ẩm cổ họng.
- Sử dụng trà thảo mộc thêm chanh, mật ong hoặc gừng có thể làm dịu cổ họng và giảm đau.
- Uống một ít giấm táo pha loãng có thể hỗ trợ diệt khuẩn và giảm đau rát.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Súc miệng, ngậm nước muối trị viêm họng. Hoặc có thể dùng thuốc súc miệng thảo dược.
- Giữ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ.
- Không hoặc ngừng hút thuốc lá.
Trong hầu hết trường hợp, viêm họng kéo dài và các nguyên nhân được chữa khỏi bằng thuốc. Điều quan trọng là tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? 18 thực phẩm giúp giảm nhanh
- 3 Bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả, an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!