Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp là bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào, gây hủy hoại nhiều khớp, đau đớn cùng cực khi vận động. Nếu để bệnh kéo dài sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh trở nên mãn tính và gay ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở nước ta, do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, lạnh – ẩm nên tỷ lệ người bị viêm khớp dạng thấp khá cao. Theo thống kê, có khoảng 0,5% người bị viêm khớp dạng thấp, trong đó nữ mắc nhiều hơn nam, người có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi có nguy cơ bị bệnh này rất cao.
Cơ chế xuất hiện, phát triển viêm đa khớp dạng thấp
Theo các nhà khoa học, virut Epstein Barr chính là tác nhân gây bệnh. Nó làm thay đổi cấu trúc kháng nguyên của tế bào màng dịch khớp, từ đó làm sản sinh ra một kháng thể và đó chính là yếu tố dạng thấp.
Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể tạo nên những phức hợp miễn dịch. Sau một thời gian, phức hợp này kích thích sản sinh ra yếu tố gây viêm bao gồm Hageman và Prostaglandin, tập trung nhiều bạch cầu đa nhân, đại thực bào khiến men tiêu thể giải phóng, làm phá hủy các mô và gây viêm cho người bệnh.
Đặc biệt, lượng lymphokin được tạo ra từ các lympho bào ở màng dịch khớp làm phá hủy mô và gây viêm. Thực tế, viêm khớp dạng thấp có tính di truyền (chiếm 60 – 70% ở những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp), có nghĩa là trong gia đình có bố mẹ bị khớp thì nguy cơ con các bị viêm khớp rất lớn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp vẫn còn chưa được biết đầy đủ. Gần đây, các bác sĩ cho rằng, viêm đa khớp dạng thấp chịu sự ảnh hưởng của những tác nhân sau:
Viêm gan siêu vi
Theo nghiên cứu, những người bị viêm gan siêu vi B và C có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp rất cao. Nguyên nhân là do, loại virut này thúc đẩy sự phát triển lượng lymphokin càng làm tăng nguy cơ tổn thương và viêm khớp.
Sốt thấp khớp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt thấp khớp, trong đó người bị viêm họng kéo dài, không được điều trị kịp thời, đúng cách có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Sở dĩ như vậy là bởi vi khuẩn phát sinh khi bị viêm họng sẽ làm rối loạn hệ miễn dịch, khiến các mô khởi phát. Tất cả điều này gây ra chứng viêm đa khớp dạng thấp, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng và gây hại cho tim.
Viêm đa khớp dạng thấp do virut lậu cầu khuẩn
Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị viêm đa khớp dạng thấp ngay sau khi nhiễm virut lậu cầu khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp bị bệnh còn do các nguyên nhân khác như cảm cúm, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm trùng tai – mũi – họng… Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch sẽ ngay tập tức tiết ra kháng thể tiêu chúng nhưng cũng chính dịch tiết này làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm khớp do tự phá hủy tế bào của mình.
Theo các bác sĩ, căn bệnh lậu cầu khuẩn chủ yếu qua đường tình dục. Vì vậy, chúng thường gây viêm ở các khớp háng, khớp gối và cổ chân với những biểu hiện như đau nhức kèm sốt cao, nóng, đỏ, sưng, tấy.
Bị viêm đa khớp dạng thấp do ảnh hưởng khí hậu
Thay đổi thời tiết đột ngột, ẩm ướt, lạnh hơn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân khám bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết giao mùa, cảm giác đau nhức dữ dội hơn khi về đêm và sáng. Với những bệnh nhân không sớm điều trị kịp thời, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần.
Chấn thương
Không chỉ những chấn thương do tai nạn nặng mà đơn giản chỉ là một cú chật khớp cũng sẽ tạo nguy cơ cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm, khớp tổn thương nghiêm trọng. Nếu không ngăn chặn kịp thời, thông qua dịch nhầy chúng lây lan sang các bộ phận khác, có thể gây tổn hại nặng đến dây chằng, thậm chí là gân và sụn khớp.
Yếu tố cơ địa
Không phải tự nhiên mà các nhà khoa học đưa ra kết quả: Có đến 70 – 80% nữ giới bị viêm đa khớp dạng thấp. Chứng tỏ, tỷ lệ nam giới mắc bệnh này rất thấp. Lý giải về nguyên nhân, các bác sĩ cho rằng phụ nữ sau khi trải qua những lần sinh đẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều về sức khỏe, lão hóa, ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp, do đó nguy cơ bị viêm đa khớp dạng thấp rất cao.
Yếu tố di truyền
Do có liên quan đến kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 nên những người đã bị viêm đa khớp dạng thấp thì đời con cháu có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, người bị viêm đa khớp dạng thấp còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
- Biến chứng Lupus ban đỏ
- Béo phì, ít vận động
- Người bệnh sau phẫu thuật
- Sức đề kháng yếu
- …
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp đang được các chuyên gia khuyến cáo cao. Hy vọng sẽ cung cấp thêm cho quý độc giả những kiến thức hữu ích, đồng thời nắm được nguyên nhân để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!