Đau họng đau tai là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh viêm họng đau tai. Đây là biến chứng của viêm họng. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng khác như viêm tai giữa,… Người bệnh cần điều trị sớm, để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khôn lường của bệnh.

Đau họng kèm với đau tai là dấu hiệu của bệnh viêm họng đau tai.
Đau họng kèm với đau tai là dấu hiệu của bệnh viêm họng đau tai.

Đau họng đau tai là bệnh gì?

Viêm họng đau tai là biến chứng của bệnh viêm họng. Tai – mũi – họng là các bộ phận có sự liên thông với nhau. Khi một bộ phận bị bệnh, rất có thể những cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân gây biến chứng đau họng đau tai là do không chăm sóc và điều trị đúng cách khi bị viêm họng. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm ở khoang họng trở nên nặng nề hơn, lan rộng lên vùng tai, dẫn đến viêm đau tai.

Nguyên nhân gây đau họng đau tai

Các nguyên nhân sâu xa của viêm họng đau tai gồm:

  • Thời tiết thay đổi thất thường;
  • Người bệnh không giữ ấm cơ thể và cổ họng khi đi ra ngoài trời lạnh;
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm;
  • Uống nước đá lạnh;
  • Ăn các loại thực phẩm cay nóng, khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn;
  • Thường xuyên tắm đêm;
  • Virus gây bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Bệnh nhân mắc phải viêm họng đau tai sẽ có các triệu chứng như đâu rát ở họng, sốt cao, nổi hạch ở cổ,...
Bệnh nhân mắc phải viêm họng đau tai sẽ có các triệu chứng như đâu rát ở họng, sốt cao, nổi hạch ở cổ,…

Triệu chứng phổ biến nhất:

  • Đau rát ở họng mỗi khi nuốt nước bọt;
  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ;
  • Đau amidan;
  • Sưng hạch ở cổ;
  • Mệt mỏi;
  • Xuất huyết thành họng;
  • Ho và ho có đờm;
  • Cơ thể suy nhược.

Đau họng đau tai có nguy hiểm không?

Viêm họng đau tai được chia thành hai mức độ:

  • Bệnh nhẹ: Có thể khỏi sau 3 – 4 ngày nếu chăm sóc tốt;
  • Bệnh nặng: Bệnh sẽ diễn biến sức tạp hơn.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm. Viêm họng đau tai có thể gây ra những biến chứng khác liên quan đến tai như viêm tai giữa,…

Viêm họng đau tai là một biến chứng của bệnh viêm họng. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì sẽ dễ gây ra viêm tai giữa.
Viêm họng đau tai là một biến chứng của bệnh viêm họng. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì sẽ dễ gây ra viêm tai giữa.

Khi nghi ngờ bị mắc bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh viêm họng đau tai có thể được điều trị khỏi, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị đau họng đau tai như thế nào?

1. Dùng thuốc

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, đang ở giai đoạn đầu, bệnh nhân viêm họng đau tai sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc giảm viêm, chống sưng. Ngoài ra thuốc viên uống vitamin C cũng được dùng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Đối với trường hợp viêm họng đau tai ở mức độ nặng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng một loại kháng sinh mạnh để kháng viêm, giảm sưng ở khu vực tai giữa và vòm họng.

Bệnh viêm họng đau tai có thể điều trị bằng thuốc Tây, kháng viêm, giảm đau.
Bệnh viêm họng đau tai có thể điều trị bằng thuốc Tây, kháng viêm, giảm đau.

2. Tự chăm sóc tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Đây cũng là phương pháp để bệnh nhân tự điều trị tại nhà.

Người bệnh viêm họng đau tai cần:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có nhiều vitamin C, thịt cá,…
  • Giữ ấm tai, cổ và cơ thể khi thời tiết lạnh và ra ngoài trời;
  • Hạn chế nói nhiều và nói to để tránh làm tổn thương vùng cổ họng;
  • Uống nước ấm, uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Vệ sinh tai sạch sẽ;
  • Không nên tắm khuya, hãy tắm nước ấm vào những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp;
  • Uống nước cam, nước chanh để giúp sát khuẩn cổ họng;
  • Súc miệng, súc họng bằng nước muỗi pha loãng để giúp cổ họng sạch khuẩn;
  • Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ liều, không lạm dụng thuốc;
  • Mang khẩu trang khi đi ra ngoài, khi làm việc trong môi trường khói bụi;
  • Nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi;
  • Chọn ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt;
  • Không ăn các món ăn cay nóng, khô cứng;
  • Kiêng dùng bia rượu, thuốc lá, nước đá lạnh.
Điều trị viêm họng đau tai như thế nào?
Người bệnh viêm họng đau tai cần có chế độ ăn uống phù hợp, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Phòng tránh viêm họng đau tai như thế nào?

Để phòng ngừa chứng viêm họng đau tai, bạn cần:

  • Điều trị bệnh viêm họng dứt điểm ngay khi bệnh vừa khởi phát. Điều trị bệnh sớm giúp ngăn chặn những biến chứng liên quan đến vùng tai và mũi.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống đầy đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, chơi thể thao đúng cách để rèn luyện sức khỏe.
  • Hạn chế uống nước đá lạnh để không gây tổn thương vùng cổ họng.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực, cổ và tai vào những ngày thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ môi trường xuống thấp.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá.
  • Súc miệng với nước muối pha loãng hàng ngày để giúp cổ họng luôn sạch khuẩn.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng đau tai nhưng hầu hết đều không quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy người bệnh không nên chủ quan, hãy sớm thăm khám nếu các triệu chứng kéo dài.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ:
Nổi mụn trắng trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Nổi mụn trắng trong cổ họng – Dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường

Nổi mụn trắng trong cổ họng có thể là dấu hiệu của vi khuẩn hoặc vi rút gây ra viêm…

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi có an toàn, hiệu quả? Bố mẹ hãy tham khảo

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi là mẹo dân gian được người xưa áp dụng phổ biến. Nhưng…

Thông Xoang Khang Dược ĐẶC TRỊ Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không?

Sau nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thông Xoang Khang…

Bị viêm xoang hàm nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Viêm xoang hàm nên ăn gì? Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy nhanh…

Nguyên nhân gây nấm thanh quản, dấu hiệu và cách chữa trị

Nấm thanh quản là tình trạng nhiễm nấm ở thanh quản, thường không ảnh hưởng đến khoang miệng, hầu, phổi…

Bình luận (2)

  1. Kim thị bé Ngọc
    Kim thị bé Ngọc says: Trả lời

    Sao mà còn đau kì lắm bác sĩ

  2. Trần Trang
    Trần Trang says: Trả lời

    Mình bị đau họng do covid, đau lan tới tan khi nuốt nước bọt. Mình có uống nước cam nhưng khi nuốt rất đau, cho mình lời khuyên ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua