Khạc đờm ra máu tươi có nguy hiểm không? 

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hầu hết các bệnh nhân khi gặp phải tình trạng khạc đờm ra máu tươi đều rơi vào tâm lý lo lắng, hoang mang vì không biết vấn đề mình đang phải là gì? Và nó có nguy hiểm không? Chính vì thế mà bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Khạc đờm ra máu tươi có nguy hiểm không?
Khạc đờm ra máu là biểu hiện của bệnh gì? Nó có nguy hiểm không?

Khạc đờm ra máu tươi là bệnh gì?

Phản xạ ho của cơ thể có kèm theo chất nhầy (đờm) có lẫn máu tươi, hiện tượng này có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau như: u phổi, viêm phế quản mạn, viêm amidan, hang lao ở phổi,… đối với những bệnh lý này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có thể chữa khỏi.

Mặt khác bệnh nhân cũng nên xem xét lại vì khạc đờm ra máu tươi cũng không ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang mắc phải những căn bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư vòm họng. Đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, nghiện thuốc lá nặng,… 

Nguyên nhân khạc đờm ra máu tươi

Như các bạn đã biết vòm họng có vị trí khá đặc biệt là điểm giao nhau giữa mũi và miệng, chính vì thế mà ở vị trí này rất dễ gặp phải những vấn đề không mong muốn nếu một trong hai bộ phận trên bị tác động. 

Và dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng khạc đờm ra máu tươi ở nhiều đó chính là:

Do bị tổn thương đường hô hấp

Đã có những trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,… bị khạc đờm ra máu tươi. Nguyên nhân là vì khi gặp phải các vấn đề này đường hô hấp đã chịu thương tổn, khiến các mạch máu vỡ ra, vì thế sẽ có sự xuất hiện máu tươi khi khạc, nhổ.

Ảnh hưởng từ bệnh lý đường tiêu hóa

Như đã nói thì họng là nơi duy nhất có sự giao nhau giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa, vì thế cũng không thể ngoại trừ khả năng các bệnh về đường tiêu hóa khiến cho người bệnh bị khạc đờm ra máu. Và một trong những trường hợp có kể đến là trào ngược dạ dày.

Tào ngược dạ dày xảy ra làm cho các axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc vị trí này bị tổn thương, xung huyết. Điều này cũng phần nào làm cho các mạch máu bị tác động khiến người bệnh dễ dàng khạc ra máu.

Dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm 

khạc đờm ra máu là triệu chúng của bệnh viêm phế quản
Hiện tượng khạc đờm ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm phế quản

Thông thường khi mắc phải chứng khạc đờm ra máu, người bệnh thường nghĩ ngay đến khả năng bản thân đang mắc bệnh lý về lao phổi, viêm phế quản, viêm phổi hay thậm chí là ung thư. Thật vậy, tất cả các trường hợp này đều có thể xảy ra nên chúng ta cần phải cẩn thận, không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. 

Triệu chứng khạc đờm ra máu tươi

Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu khạc đờm ra máu thì chúng ta sẽ không thể biết được vấn đề bản thân đang gặp phải là gì. Chính vì thế mà khi thăm khám, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân mô tả những biểu hiện lâm sàng về tần suất khạc đờm, màu sắc của đờm, màu máu lẫn trong đờm. Tiếp theo bệnh nhân sẽ được nội soi mũi xoang, chụp xoang – mũi- họng và xét nghiệm máu rồi mới kết luận bệnh.

Đặc điểm của đờm và máu quyết định mức độ bệnh lý
Có thể nhận biết bệnh lý qua đặc điểm của đờm và máu

Tùy theo đặc điểm của đờm và máu mà ta có thể chẩn đoán từng trường hợp bệnh:

– Đờm có mủ và những sợi máu, tia máu:

  • Phù phổi cấp: đờm có dạng bọt lẫn máu
  • Ung thư khí quản: Người bệnh khạc đờm lẫn máu kèm theo triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, đau tức vùng ngực
  • Ung thư vòm họng: máu trong đờm có dạng sợi hoặc cục máu nhỏ, bên cạnh người bệnh có cảm giác ù tai, khó nuốt, bị nổi hạch và khản tiếng.
  • Chứng lao phổi, viêm họng, giãn khí phế quản: có hiện tượng đờm dính thành từng tia máu tươi 
  • Bệnh lý tắc nghẽn ở phổi: đờm thường có màu đen

– Đờm có màu vàng, dạng mủ nhầy: hiện tượng này thường xuất hiện khi bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm, viêm khí quản, phổi

– Đờm nhiều dạng nước, sủi bọt, trong suốt: dấu hiệu của bệnh giãn nhánh khí quản

– Đờm có chất nhầy không màu (trong suốt) hoặc có màu trắng nhạt, dính và sủi bọt: Thường gặp ở bệnh viêm phổi giai đoạn đầu, viêm khí quản mạn.

Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không? 

Dựa trên những bệnh lý có liên quan đến hiện tượng khạc đờm ra máu chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một vấn đề rất nguy hiểm. Nó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe hiện tại của chúng ta mà nó còn là biểu hiện của một số bệnh lý đã kéo dài rất lâu nhưng chưa được phát hiện và điều trị nên đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra về khả năng mắc bệnh, hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào bởi nó không phụ thuộc vào yếu tố giới tính hay độ tuổi.

Vì thế lời khuyên cho tất cả những ai đang gặp phải tình trạng này là nên cảnh giác với tất các các dấu hiệu bệnh dù là nhỏ nhất. Bên cạnh người bệnh cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh lý mà mình gặp phải để có hướng khắc phục và điều trị hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa khạc đờm ra máu

Đối với chứng khạc đờm ra máu thường sẽ được phân thành 3 mức độ bệnh khác nhau. Nếu trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu, tức là tần suất khạc đờm không nhiều, máu lẫn trong đờm rất ít,… thì bệnh nhân cần phải theo dõi để phát hiện nguyên nhân.

Đồng thời bệnh nhân cũng nên lưu ý một số điều sau để làm giảm khả năng phát triển của bệnh:

Uống nhiều nước để hạn chế khả năng tích đờm
Uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm giảm khả năng tích đờm
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để làm giảm khả năng tích đờm trong cổ họng, bên cạnh giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng
  • Ăn uống hợp lý để hạn chế các bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hóa chất,… Bởi vì các các chất này có khả năng kích thích lên mũi họng rất mạnh, từ đó rất dễ gây ra hiện tượng khạc đờm ra máu.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm như: hải sản, thịt gà, đồ ăn cay nóng,… để tránh kích ứng đến vòm họng khiến bệnh ngày càng nặng nề hơn
  • Bên cạnh người bệnh có thể tham khảo các thực phẩm tốt cho trường hợp hay khạc đờm ra máu như: mật ong, hoa quả tươi, cháo huyết mạch, cháo ngó sen, mã thầy, thịt lợn,…

Mặt khác các trường hợp bệnh kéo dài chúng tôi khuyến khích bệnh nhân đến ngay các phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc bệnh viện uy tín để được kiểm tra, theo dõi và có hướng điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh có những biến chứng nguy hiểm hơn.

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể cung cấp cho bạn đọc những kiến thức và lời khuyên hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả?

Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có tác dụng giảm đau, sưng tấy, chống viêm, tăng cường lưu thông máu…

Cắt amidan có phải nằm viện không, có cần người thân đi cùng?

Hầu hết bệnh nhân cắt amidan đều lo lắng sẽ bị đau hoặc không thể tự chăm sóc bản thân…

Lý do viêm amidan uống kháng sinh không khỏi & cách trị hiệu quả hơn

Viêm amidan uống kháng sinh không khỏi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được kiểm…

10 viên ngậm ho (dạng kẹo thuốc) – giảm ngứa rát & ho tốt nhất

Viên ngậm ho là các sản phẩm dược liệu bổ sung có thể hỗ trợ sát khuẩn, làm giảm ho…

Bệnh viêm tai – Phân biệt các dạng viêm tai thường gặp

Viêm tai là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh thường có thể tự khỏi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua