Trẻ bị ngạt mũi khô – Cách xử lý và chữa trị
Trẻ có thể bị ngạt mũi khô do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường là do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hay do sự sai lệch cấu trúc mũi xoang. Tình trạng ngạt mũi khô gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Tìm hiểu về chứng ngạt mũi khô ở trẻ em
Tình trạng ngạt mũi ở trẻ em thường đi kèm với triệu chứng chảy nước mũi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ bị ngạt mũi nhưng lại không có dịch nhầy chảy ra. Triệu chứng này được gọi là ngạt mũi khô.
Lúc này dịch nhầy trong mũi thường bị cô đặc lại và tắc nghẽn rất khó thoát ra ngoài. Chính điều này khiến cho việc xử lý và khắc phục trở nên khó khăn hơn. Trẻ có thể bị ngạt mũi khô do một số các nguyên nhân phổ biến như:
1. Cảm lạnh – Cảm cúm
Trẻ em là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch còn rất yếu nên dễ bị virus tấn công. Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh nhiễm trùng hô hấp trên mà trẻ rất dễ mắc phải.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khô. Đối với bệnh cảm lạnh, các triệu chứng thường nặng nề hơn khi trời chuyển lạnh. Còn với bệnh cảm cúm thì triệu chứng ngay từ khi mới xuất hiện đã có mức độ nặng nề hơn cảm lạnh.
Ngoài bị nghẹt mũi khô thì trẻ còn gặp các triệu chứng khác như đau đầu, soosy. sổ mũi, hắt hơi, ho… Cả bệnh cảm lạnh và cảm cúm đều không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2. Dị ứng
Trẻ bị ngạt mũi khô phần nhiều có thể là do dị ứng thời tiết hay các yếu tố dị nguyên gây nên. Khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích thì niêm mạc đường hô hấp thường có xu hướng bị phù nề và tăng dẫn lưu dịch.
Lúc này, trẻ thường gặp phải hàng loạt các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi, đỏ mắt, liên tục hắt hơi… Tình trạng ngạt mũi không một số trường hợp có thể kèm theo ngứa ngáy nhưng lại không chảy nước mũi.
Ngoài ra, vấn đề dị ứng còn khiến trẻ bị phát ban hay ngứa dữ dội trên da. Điều này khiến trẻ hay quấy khóc, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
ĐỌC NGAY: Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết – Những điều mẹ cần biết
3. Viêm xoang
Tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô cũng có thể là do bệnh viêm xoang gây ra. Đây là bệnh nhiễm trùng đặc trưng bởi tình trạng lớp mô lót tại các xoang bị phản ứng viêm tấn công. Nguyên nhân có thể là do virus, vi khuẩn, nấm hay dị ứng.
Bệnh viêm xoang sẽ làm ngưng trệ quá trình dẫn lưu dịch qua mũi, gây ra chứng ngạt mũi, khó thở. Đôi khi dịch nhầy bị tắc sâu trong các xoang nên trẻ bị ngạt cứng mũi không thở được nhưng lại không thấy nước mũi chảy ra.
4. Dị vật trong mũi
Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ bị ngạt mũi khô nhưng phụ huynh lại không hay biết. Trong lúc chơi trẻ có thể sẽ vô tình để các dị vật nhỏ lọt vào mũi.
Nhiều trường hợp, bị mắc dị vật trong mũi khiến trẻ bị nghẹt đường thở, gây đau, thậm chí là chảy máu mũi. Dị vật trong mũi là một tình trạng cấp cứu cần được can thiệp kịp thời để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Trẻ bị ngạt mũi khô – Làm sao để khắc phục?
Đối với tình trạng nghẹt mũi khô ở trẻ, một số biện pháp chăm sóc ngay tại nhà có thể sẽ giúp khắc phục triệu chứng. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau nếu trẻ bị ngạt mũi khô:
1. Xông hơi cho trẻ
Biện pháp xông hơi hoàn toàn có thể đáp ứng với tình trạng nghẹt mũi khô ở những trẻ trên 3 tuổi. Cách này giúp cho hơi nước len lỏi vào bên trong hốc mũi. Từ đó có thể làm loãng dịch nhầy đã đặc lại và giúp đẩy chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Để tránh tình trạng nghẹt mũi khô ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ thì bạn nên cho trẻ xông hơi vào buổi tối. Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp hay cho vài lát gừng tươi vào nước xông để nâng cao hiệu quả.
**Chú ý: Làn da của trẻ còn rất mỏng và nhạy cảm nên tránh để nước xông quá cận mặt. Sau khi xông nên dùng khăn ẩm hay tăm bông để làm sạch dịch mũi còn ứ đọng ở bên trong.
2. Bổ sung thêm nước
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị ngạt cứng mũi và phải thở bằng miệng. Việc uống đủ nước sẽ giúp giữ cân bằng độ ẩm cho niêm mạc họng, tránh bị khô hay kích ứng vùng họng.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước còn hỗ trợ làm lỏng dịch mũi đang bị khô đặc nhằm đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, bổ ung thêm nước còn hỗ trợ loại bỏ dị nguyên cũng như tăng cường trao đổi chất cho cơ thể.
3. Giúp trẻ massage mũi
Massage mũi cũng là liệu pháp rất hiệu quả có thể áp dụng khi trẻ bị ngạt mũi khô. Tuy nhiên cách này chỉ đáp ứng với những trẻ đủ 6 tuần tuổi trở lên. Massage đúng cách sẽ giúp tăng cường dẫn lưu dịch nhầy, từ đó giúp giảm ngạt mũi hiệu quả.
Bạn có thể massage mũi cho trẻ theo các bước như sau:
- Dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng ở 2 bên cánh mũi của trẻ khoảng từ 1 – 3 phút.
- Sau đó xác định huyệt Ấn Đường (nằm ngay giữa 2 đầu chân mày) và xoay nhẹ lên huyệt này.
- Tiếp tục dùng 2 – 3 ngón tay đặt nhẹ lên vùng má của trẻ rồi ấn nhẹ nhàng và xoa bóp khoảng 1 – 3 phút.
- Cuối cùng, dùng 1 ít dầu khuynh diệp để thoa vào vùng cổ cho trẻ.
**Lưu ý: Trước khi massage cho trẻ bạn cần cắt gọn móng tay để không làm cho làn da non nớt của trẻ bị trầy xước hay tổn thương.
4. Giữ ẩm không khí
Không khí khô cũng là một trong những điều kiện khiến cho tình trạng ngạt mũi khô ở trẻ nặng nề thêm. Chính vì thế, bạn nên chú ý đến độ ẩm không khí ngay tại không gian sống để tránh làm ảnh hưởng đến trẻ.
Việc giữ ẩm không khí sẽ giúp làm giảm tình trạng kích ứng lên niêm mạc mũi. Đồng thời hỗ trợ làm loãng dịch mũi để đường thở được thông thoáng hơn. Đặt một chiếc máy làm ẩm ngay tại phòng ngủ là hoàn toàn cần thiết trong trường hợp này.
5. Hút dịch mũi
Giải pháp này phù hợp hơn với tình trạng ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi nhiều. Tuy nhiên khi trẻ bị ngạt mũi khô thì cách này vẫn có thể đáp ứng được.
Đối với trường hợp trẻ bị ngạt mũi khô thì liệu pháp hút dịch mũi đặc biệt thích hợp khi vừa xông hơi xong. Bởi việc xông hơi sẽ giúp dịch nhầy đặc trong mũi loãng ra. Chính vì vậy kết hợp với việc hút sẽ giúp đẩy dịch ra ngoài triệt để hơn.
6. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp sau, việc đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ là cần thiết:
- Các biện pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng
- Trẻ bị nghẹt mũi khô kéo dài hay tái phát thường xuyên sau khắc phục
- Các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau họng, nhức mắt, giảm thính giác… đi kèm.
Ngạt mũi khô ở trẻ mặc dù không phải là triệu chứng nghiêm trọng nhưng bạn chớ nên chủ quan. Bởi trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, chăm sóc không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển. Cần hết sức chú ý để sớm đưa trẻ thăm khám khi cấp thiết.
XEM THÊM
- Trẻ bị ngạt mũi về đêm – Khó ngủ phải làm sao?
- Các bệnh về Mũi thường gặp và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!