Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn các mẹ nên biết
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường là do bé bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm VA… Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ biết được những cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất.
Triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện cộng thêm niêm mạc đường hô hấp của bé khá mỏng nên dễ chịu sự tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài môi trường. Điều này khiến các bé hay bị sổ mũi. Một số trẻ chỉ bị chảy nước mũi ít nhưng cũng có những trường hợp bị nước mũi suốt ngày. Dịch nhầy thoát ra lỏng, trong hoặc cũng có khi mang màu trắng đục, màu vàng hay xanh.
Đôi khi, đi kèm với sổ mũi trẻ còn có thể gặp các biểu hiện như:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Ho
- Nôn trớ, ói mửa
- Khó thở, thở khò khè
- Đau đầu
- Ngứa mũi, ngứa mắt, đỏ mắt
- Quấy khóc
- Biếng ăn, bỏ bú
- Ngủ trằn trọc, không ngon giấc
Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể bị sổ mũi vì nhiều lý do sau:
- Không khí khô hanh, thời tiết lạnh: Điều kiện thời tiết này diễn ra phổ biến nhất vào mùa đông. Hàng ngày, bé phải hít thở không khí lạnh và hanh khô khiến niêm mạc mũi bị kích ứng. Lúc này mũi tiết ra nhiều chất nhầy khiến bé bị sổ mũi.
- Sổ mũi do dị ứng: Một số trẻ có hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các tác nhân như khói thuốc lá, bụi bẩn trong nhà, phấn hoa, lông cho mèo… Hậu quả trẻ có thể bị bệnh viêm mũi dị ứng, ngứa và chảy nhiều nước mũi. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị dị ứng còn có các biểu hiện khác như hắt hơi, ngứa và đỏ mắt, nổi mẩn ngoài da…
- Mắc dị vật trong mũi: Trong quá trình sinh hoạt, trẻ có thể hít phải một mảnh bụi to hoặc bé đùa nghịch khiến một vật nào đó rơi sâu vào khoang mũi và mắc kẹt trong đó. Trường hợp này, bé không chỉ bị sổ mũi mà còn có biểu hiện hắt hơi liên tục kèm theo tình trạng đau, chảy máu mũi.
- Vệ sinh mũi cho trẻ không đúng cách: Nhiều mẹ thường xuyên dùng nước mũi sinh lý xịt rửa mũi cho con ngay cả khi bé không bị bệnh hoặc dùng tăm bông đẩy sâu vào bên trong lấy mũi cho bé. Điều này có thể khiến niêm mạc mũi trở nên khô và dễ bị tổn thương, viêm. Tình trạng sổ mũi cũng bắt nguồn từ đây.
- Viêm VA, viêm amidan: VA và amidan là những tổ chức chứa nhiều tế bào bạch hầu nằm tại ngã tư hầu hậu. Chúng có nhiệm vụ bắt và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng nặng, VA và amindan có thể bị viêm và sưng. Trẻ sơ sinh bị bệnh có thể sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ho, thở khò khè…
- Viêm xoang: Trẻ sơ sinh hiếm khi mắc viêm xoang nhưng chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp bé bị sổ mũi vì nguyên nhân này. Cha mẹ cần thận trọng khi thấy bé bị chảy nhiều nước mũi màu vàng hoặc xanh kèm theo tình trạng ngạt mũi, đau đầu, ho, sốt.
- Cảm lạnh: Trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Sổ mũi là một trong những triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này. Trẻ bị cảm lạnh cũng có thể bị sốt, ho, hắt hơi, mệt mỏi, quấy khóc và hay bị nôn trớ khi ăn.
- Cảm cúm: Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh như sốt cao, ớn lạnh, ho, đau cơ, đau đầu, sổ mũi thường xuất hiện một cách đột ngột. Chúng có thể kéo dài khoảng 1 tuần đến 7 ngày khiến trẻ hết sức mệt mỏi, khó chịu và đôi khi còn gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Việc sử dụng thuốc điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu bé chỉ bị chảy nước mũi đơn thuần và không mắc kèm theo các bệnh lý khác thì cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để khắc phục bệnh cho con.
1. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên
– Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm có thể giúp trẻ bớt bị sổ mũi và cải thiện các triệu chứng khác do cảm lạnh gây ra. Nước cũng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh mũi của bé trong thời gian bị bệnh.
Nếu trẻ còn bú sữa, mẹ nên tăng cữ bú của bé. Trẻ trên 6 tuổi có thể uống thêm nước ép trái cây hoặc ăn cháo lỏng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
– Xịt và hút mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Đây là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng hiệu quả rất tốt. Nó giúp làm bớt dịch nhầy trong mũi, giảm sổ mũi, mang lại cảm giác thông thoáng lỗ mũi cho các bé dễ thở hơn. Tuy nhiên việc xịt và hút mũi cho trẻ cần phải thực hiện đúng cách để niêm mạc mũi của bé không bị tổn thương nặng hơn.
Các bước thực hiện:
- Trước tiên bạn đặt bé nằm trên giường, đầu hơi nghiêng qua một bên
- Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào trong mũi trẻ, để khoảng 10 giây cho nước mũi lỏng ra
- Đặt đầu vòi lớn của dụng cụ hút vào cửa mũi của trẻ và hút nhẹ để lấy hết dịch nhầy trong mũi bé ra ngoài
- Thực hiện tương tự cho bên còn lại.
- Cuối cùng, vệ sinh dụng cụ hút mũi bằng xà phòng và ngâm trong nước nóng để tiệt trùng
- Mỗi ngày, bạn có thể hút mũi cho con khoảng 3 lần và không nên dùng nước muối sinh lý quá 4 ngày.
– Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Tắm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu lên mũi, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được chữa lành. Đồng thời, hơi nóng cũng có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp lỗ mũi trẻ thông thoáng hơn.
Khi tắm cho bé cần chú ý:
- Pha nước có độ ấm vừa phải, phù hợp với thân nhiệt của bé
- Cho trẻ tắm nhanh ở trong phòng kín, không có gió lùa để tránh bị nhiễm lạnh
- Có thể pha thêm chút tinh dầu chàm, dầu khuynh diệp hoặc nước cốt gừng vào trong nước tắm để đạt được tác dụng tốt hơn.
– Day ấn huyệt trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Để chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh, dân gian còn có mẹo day ấn huyệt. Các huyệt đạo cần tác động bao gồm:
- Huyệt ấn đường: Huyệt này nằm 2 bên đầu chân mày của bé. Bạn đặt ngón trỏ và ngón giữa vào huyệt ấn đường, bấm nhẹ. Sau đó kéo tay vuốt lên chân tóc theo hai đường thẳng song song. Lặp lại động tác tương tự trong khoảng 3 phút ( lưu ý, chỉ được vuốt ngón tay theo chiều đi lên, không vuốt ngược xuống). Cuối cùng ấn mạnh vào hai huyệt này và day trong 2 phút.
- Huyệt nghinh hương: Vị trí huyệt nằm hai bên cánh mũi của bé. Bạn chỉ việc ấn và day vào huyệt trong 2 phút.
Thực hiện mẹo này vài lần trong ngày kết hợp với những cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà khác để mau thấy được hiệu quả.
– Kê cao gối trong lúc bé ngủ
Trong lúc ngủ, chất nhầy có thể tồn đọng trong mũi hoặc chảy ngược vào cổ họng khiến bé khó thở, ho và hay ngủ không yên giấc. Bạn nên sử dụng một chiếc gối kê cao phần vai và đầu bé lên để ngăn chặn tình trạng trên.
– Đặt máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng ngủ của bé
Một trong những cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ áp dụng thành công chính là sử dụng máy phun sương trong phòng bé. Chiếc máy này sẽ giúp làm ẩm không khí, tránh được tình trạng khô mũi – nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi.
– Thoa dầu và massage lòng bàn chân
Giải pháo này rất tốt cho những trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh. Khi bé mới chớm bị sổ mũi, bạn nên lấy ngay dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp thoa vào lòng chân của trẻ. Kết hợp massage lòng bàn chân vài phút để tinh dầu thấm sâu vào bên trong và mang tất cho bé. Làm như vậy để cơ thể bé được giữ ấm, nhờ đó tình trạng sổ mũi cũng dần được cải thiện.
2. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc
Không phải trường hợp nào cũng đáp ứng tốt với những biện pháp chăm sóc, chữa trị tại nhà. Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để được dùng thuốc điều trị nếu:
- Trẻ bị sổ mũi kéo dài và đã thử nghiệm các phương pháp tự nhiên nhưng không thuyên giảm
- Bé bị sốt cao từ 39 độ trở lên
- Có biểu hiện ớn lạnh, đau nhức mình mẩy
- Nôn ói nhiều
- Trẻ mắc dị vật trong mũi không thể lấy ra được
- Chảy nước mũi màu vàng hoặc màu xanh
Việc chỉ định loại thuốc chữa sổ mũi ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng bé đang gặp phải. Bác sĩ có thể cho con bạn dùng các thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Nếu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp gây sổ mũi, trẻ sẽ được uống kháng sinh. Loại thuốc này không có tác dụng đối với những trường hợp bị nhiễm virus cúm hay các loại virus thông thường khác.
- Thuốc hạ sốt: Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol) có thể giúp trẻ giảm bớt khó chịu khi bị sốt. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến khích cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Bác sĩ có thể thay thế bằng Paracetamol kết hợp cho trẻ uống nhiều chất lỏng, lau nước ấm thường xuyên và cho bé mặc quần áo thoáng mát để hạ sốt nhanh hơn.
- Thuốc chống dị ứng: Chẳng hạn như Clorpheniramin hay Loratadin… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa mũi, chống sổ mũi do tình trạng dị ứng gây ra.
Khi trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc, bạn cần chú ý cho bé uống đúng liều lượng bác sĩ hướng dẫn. Nếu hết thuốc mà bệnh tình của bé vẫn chưa dứt hẳn thì nên đưa trẻ đi tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Tránh tự ý tăng liều hoặc ngưng cho trẻ uống thuốc mà không thông qua ý kiến bác sĩ.
Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Để hạn chế nguy cơ bị sổ mũi cho con, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:
- Cho trẻ mặc đủ ấm khi trời lạnh
- Sử dụng máy tạo đổ ẩm để mũi của bé không bị khô, nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô hoặc khi bạn cho bé nằm điều hòa.
- Vệ sinh tai, mũi cho bé hàng ngày bằng cách nhúng tăm bông vào nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn ở cửa mũi và tai bé.
- Đưa bé đi tiêm ngừa đầy đủ theo đúng lịch quy định
- Không để trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm
- Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá hoặc ở trong môi trường có nhiều bụi bẩn
- Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu cần được bú mẹ hoàn toàn để có sức đề kháng với bệnh tật
Trên đây là những cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn bạn nên biết để khắc phục bệnh cho con đúng cách. Cần nhớ rằng, tình trạng này có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, khi con có dấu hiệu bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có giải pháp điều trị bệnh dứt điểm để bảo vệ sức khỏe của bé.
Có thể bạn quan tâm:
- Danh sách thuốc trị sổ mũi cho bé an toàn, hiệu quả
- 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian giúp khỏi nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!