Danh sách thuốc trị sổ mũi cho bé an toàn, hiệu quả
Siro Tiffy, Siro Muhi xanh lá, thuốc bột Hapacol 150mg Flu, dung dịch xịt mũi Otrivin 0.05%,… là các loại thuốc trị sổ mũi cho bé có độ an toàn khá cao và được sử dụng phổ biến. Ngoài tác dụng trị sổ mũi, các loại thuốc này còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như sốt, đau đầu, nghẹt mũi và ho.
Khi nào nên dùng thuốc sổ mũi cho bé?
Sổ mũi (chảy nước mũi) là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng này thường xảy ra khi niêm mạc hô hấp bị viêm, dẫn đến hiện tượng tiết ra nhiều dịch nhầy bên trong hốc mũi, gây chảy nước mũi, nghẹt mũi và ngứa mũi.
Sổ mũi có thể do dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng hoặc do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang và viêm VA.
Thông thường, sổ mũi thường xuyên giảm chỉ sau 2 – 3 ngày chăm sóc và nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng cho con trẻ.
Danh sách 10 loại thuốc trị sổ mũi an toàn cho bé
1. Thuốc trị sổ mũi cho trẻ em Siro Tiffy
Siro Tiffy là dược phẩm của Công ty TNHH Thái Nakorn Patana. Thuốc được bào chế ở dạng siro nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Thành phần chính trong siro Tiffy gồm có Paracetamol có tác dụng hạ thân nhiệt, giảm đau nhức và đau đầu. Chlopheniramine (thuốc kháng histamine H1) có tác dụng chống dị ứng, giảm sổ mũi và ngứa mũi. Ngoài ra, thuốc trị sổ mũi siro Tiffy còn chứa hoạt chất Phenylephrine có khả năng giảm phù nề, co mạch và xung huyết mũi giúp làm giảm nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng uống trực tiếp sau bữa ăn
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Dùng 1 thìa cà phê (khoảng 5ml)/ 4 lần/ ngày
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 1 – 2 thìa cà phê (khoảng 5 – 10ml)/ 4 lần/ ngày
- Người trưởng thành: Dùng 1 thìa cà phê (khoảng 10ml)/ 4 lần/ ngày
Lưu ý – Đề phòng:
- Không sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Siro Tiffy có thể gây buồn ngủ trong thời gian sử dụng. Vì vậy cần hạn chế vận hành máy móc và điều khiển phương tiện giao thông.
Giá bán tham khảo:
- Siro Tiffy có giá bán dao động từ 13 – 18.000 đồng/ chai 30ml.
2. Thuốc sổ mũi và ho cho bé – Siro Muhi xanh lá
Siro Muhi xanh lá là thuốc trị ho và sổ mũi cho trẻ nhỏ có xuất xứ từ Nhật Bản. Thành phần của thuốc chủ yếu là các thảo dược tự nhiên như bạch đàn, hoa cúc và bạc hà. Thuốc có tác dụng giảm ho, cải thiện nghẹt mũi và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh.
Siro Muhi màu xanh lá chuyên trị triệu chứng ho kèm sổ mũi. Ngoài ra, thương hiệu này còn có các dòng sản phẩm khác như Siro Muhi màu đỏ trị ho và giảm cảm cúm; Siro Muhi màu hồng trị ho kèm theo sốt cao; Siro Muhi xanh da trời trị chứng ho có đờm.
Hướng dẫn sử dụng Siro Muhi xanh lá:
- Uống trực tiếp và dùng sau bữa ăn
- Trẻ từ 3 – 6 tháng: Dùng 5ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 6 – 12 tháng: Dùng 6ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Dùng 7.5ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 3 – 7 tuổi: Dùng 10ml/ 3 lần/ ngày
- Mỗi lần uống cần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
Lưu ý – Đề phòng:
- Có thể pha siro với nước ấm hoặc nước trái cây để bé dễ uống hơn. Tuy nhiên không pha với nước bưởi vì bưởi có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
- Không sử dụng Siro Muhi xanh lá khi trẻ đang bị tiêu chảy.
Giá bán tham khảo:
- Siro Muhi xanh lá trị ho và sổ mũi cho trẻ em có giá bán khoảng 200 – 220.000 đồng/ chai 120ml.
3. Thuốc bột trị sổ mũi cho trẻ em Hapacol 150mg Flu
Hapacol 150mg Flu là thuốc trị sổ mũi và cảm sốt được bào chế ở dạng bột hương cam. Thuốc được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang (DHG) với thành phần chính là Paracetamol 150mg và Chlorpheniramin 1mg.
Hapacol 150mg Flu được chỉ định trong trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi, cảm sốt, viêm màng nhầy, đau đầu, đau nhức người do viêm xoang, dị ứng thời tiết hoặc do cảm cúm. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Hướng dẫn sử dụng:
- Hòa tan gói thuốc với 1 lượng nước vừa phải cho đến khi thuốc sủi hết bọt và cho trẻ uống trực tiếp.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng: Dùng ½ gói/ 2 lần/ ngày
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Dùng 1 gói/ 2 lần/ ngày
- Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Dùng 1 gói/ 3 – 4 lần/ ngày
- Mỗi liều thuốc phải cách nhau từ 4 – 6 giờ và không dùng quá 5 lần/ 24 giờ
Giá bán tham khảo:
- Thuốc bột sủi Hapacol 150mg Flu trị cảm sốt và sổ mũi cho trẻ em có giá bán dao động từ 45 – 50.000 đồng/ hộp 24 gói.
4. Siro Ho – Cảm Ích Nhi trị ho và sổ mũi cho trẻ
Siro Ho – Cảm Ích Nhi có tác dụng giảm ho và các triệu chứng do cảm như sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát cổ họng, hắt hơi,… Thuốc được bào chế hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên như tinh chất gừng 2.7g, đường phèn 6.7g, húng chanh 16g, tắc 6.7g, mạch môn 16g, mật ong 6.7g và cát cánh 8g.
Hướng dẫn sử dụng:
- Cho trẻ uống trực tiếp và dùng sau khi ăn
- Trẻ từ 6 – 12 tháng: Dùng 5ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Sử dụng 7.5ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Uống 10ml/ 3 lần/ ngày
- Hai liều uống cần cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ
Giá bán tham khảo:
- Siro Ho – Cảm Ích Nhi có giá bán dao động từ 50 – 55.000 đồng/ chai 80ml.
5. Siro Cottu F – Thuốc trị sổ mũi và nghẹt mũi cho trẻ nhỏ
Siro Cottu F là dược phẩm của Công ty Kolon Pharm Inc – Hàn Quốc. Thuốc chứa thành phần chính là Chlorpheniramine – hoạt chất kháng histamine H1 có tác dụng chống dị ứng. Vì vậy Siro Cottu F thường được sử dụng để trị sổ mũi, nghẹt mũi và ngứa mũi do dị ứng thời tiết và viêm mũi dị ứng gây ra.
Hướng dẫn sử dụng:
- Uống trực tiếp siro và dùng sau khi ăn
- Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: Dùng 3ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: Dùng 4ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Dùng 6ml/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Dùng 8ml/ 3 lần/ ngày
- Mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
Lưu ý – Đề phòng:
- Không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Trẻ có thể bị khô miệng và táo bón trong thời gian dùng thuốc
Giá bán tham khảo:
- Siro Cottu F có giá bán khoảng 40 – 45.000 đồng/ chai 100ml.
6. Dung dịch xịt mũi Otrivin 0.05%
Dung dịch xịt mũi Otrivin 0.05% chứa thành phần chính là hoạt chất Xylometazoline. Xylometazoline có tác dụng làm giảm sung huyết niêm mạc mũi, dẫn lưu dịch tiết mũi ra bên ngoài và làm giảm triệu chứng nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng và cảm cúm.
Thuốc được sử dụng bằng cách xịt trực tiếp vào lỗ mũi của trẻ theo liều lượng được chỉ định. So với thuốc uống, thuốc xịt thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên trẻ có thể bị nóng rát ở mũi, cổ họng, buồn nôn và khô mũi khi mới sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ sơ sinh – trẻ dưới 6 tuổi: Xịt 1 lần/ bên mũi, dùng 3 lần/ ngày
- Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
Giá bán tham khảo:
- Dung dịch xịt mũi Otrivin 0.05% có giá bán 40 – 45.000 đồng/ chai 10ml
7. Thuốc bôi trị sổ mũi cho bé Tampei
Tampei là thuốc trị sổ mũi được bào chế ở dạng bôi và có xuất xứ từ Nhật Bản. Thuốc có thành phần chính là tinh dầu bạc hà và chiết xuất từ rễ cam thảo. Ngoài ra, thuốc không chứa chất bảo quản, phụ gia và cồn nên có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Trước khi sử dụng thuốc, cần hút sạch nước mũi cho trẻ và vệ sinh bằng khăn sạch. Sau đó sử dụng 2 – 3 giọt kem rồi thoa xung quanh mũi cho trẻ. Có thể dùng trước khi ngủ để hạn chế tình trạng trẻ bị nghẹt mũi và thức giấc giữa đêm.
Liều dùng tham khảo:
- Dùng 2 – 3 giọt/ lần
- Không sử dụng quá 3 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- Thuốc bôi Tampei trị sổ mũi và nghẹt mũi cho bé có giá bán khoảng 150 – 160.000 đồng/ tuýp 8g.
8. Thuốc trị ho, sổ mũi Siro Kids Allergy 0 – 9 years
Siro Kids Allergy là thuốc trị sổ mũi, ho và đau họng cho trẻ từ 0 – 9 tuổi. Thuốc có xuất xứ từ Mỹ và chứa thành phần là các thành phần an toàn với trẻ nhỏ như Allium cepa 6X, Aralia racemosa 6X, Pulsatilla 8X, Euphrasia officinalis 6X,…
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, chảy nước mắt, ngứa mắt, sốt nhẹ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng dụng cụ đi kèm để lấy siro ra khỏi chai và cho trẻ uống trực tiếp
- Liều dùng thông thường: Dùng 15 giọt (tương đương 0.75mg)/ 3 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- Siro Kids Allergy có giá bán 220.000 đồng/ chai 25ml.
9. Thuốc trị sổ mũi, ho do cảm cho trẻ em – Hadocolcen
Thuốc Hadocolcen được bào chế ở dạng viên, thuốc chứa 3 thành phần chính là Acetaminophen 500mg, Phenylpropanolamine 5mg và Clorpheniramine 2mg. Với các thành phần này, thuốc Hadocolcen có tác dụng giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, sốt và đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng.
Thuốc Hadocolcen chỉ được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Ngoài ra thuốc cũng có thể dùng cho người lớn bị cảm lạnh, viêm họng và cảm cúm.
Liều dùng tham khảo:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống
- Trẻ nhỏ: Dùng ½ viên/ 2 lần/ ngày
- Người lớn: Dùng 1 – 2 viên/ 3 lần/ ngày
Lưu ý:
- Không sử dụng cho người bị suy gan nặng
- Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt
- Người bị các vấn đề về tuyến giáp và bệnh mạch vành
10. Thuốc Decolgen ND trị sổ mũi, sốt và đau đầu cho trẻ em
Thuốc Decolgen ND có thành phần chính là Acetaminophen 500mg và Phenylphrine HCl 10mg. Thuốc có tác dụng giảm ho, nghẹt mũi, đau đầu, sốt cao, nhức mỏi và chảy nước mũi ở cả người lớn và trẻ em. Do không chứa hoạt chất kháng histamine H1 nên thuốc Decolgen ND không gây buồn ngủ và ít ảnh hưởng đến mức độ tập trung.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống
- Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Dùng ½ viên/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 7 – 12 tuổi: Dùng ½ – 1 viên/ 3 lần/ ngày
- Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Dùng 1 – 2 viên/ 3 – 4 lần/ ngày
- Mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
Giá bán tham khảo:
- Thuốc trị sổ mũi và ho cho trẻ em Decolgen ND có giá 120 – 130.000 đồng/ hộp 12 vỉ x 10 viên.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị sổ mũi cho trẻ nhỏ
Trước khi sử dụng thuốc trị sổ mũi cho bé, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
- Trẻ có thể gặp phải tình trạng nóng rát, châm chích, buồn nôn, khô niêm mạc mũi,… khi sử dụng thuốc trị sổ mũi dạng bôi và xịt. Nếu các tác dụng phụ này không thuyên giảm sau 2 ngày, bạn nên ngưng thuốc và liên hệ với dược sĩ để được tư vấn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ mũi chứa corticoid cho trẻ – trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày dùng thuốc, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.
- Nên phối hợp việc sử dụng thuốc trị sổ mũi cho bé với các biện pháp tại nhà như xông mũi với lá bạc hà, rửa mũi với nước muối sinh lý, uống nhiều nước, sử dụng máy tạo độ ẩm,…
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu như sốt cao hơn 39 độ C, thở khò khè, khó thở, mệt mỏi và có dấu hiệu co giật.
Bài viết đã tổng hợp 10 loại thuốc trị sổ mũi cho bé an toàn. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc cho trẻ, bạn nên tham vấn y khoa để dự phòng tình huống rủi ro và các tác dụng không mong muốn.
Tham khảo thêm:
- Các loại thuốc sổ mũi cho người lớn tốt nhất
- Đau họng sổ mũi là bệnh gì, uống thuốc gì nhanh khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!