Phác Đồ Điều Trị Viêm Amidan Mới Nhất (Tham Khảo BYT)

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Phác đồ điều trị viêm amidan là kế hoạch điều trị được bác sĩ đưa ra sau khi thăm khám, chẩn đoán bệnh. Phác đồ này bao gồm các thông tin về loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng thuốc, các xét nghiệm cần làm, các biện pháp hỗ trợ điều trị khác (nếu có)…

Phác đồ điều trị viêm amidan của Bộ Y tế

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp và tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của xã hội hiện đại và môi trường ô nhiễm. 

phác đồ điều trị viêm amidan
Phác đồ điều trị viêm amidan thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân gây ra viêm

Phác đồ điều trị viêm amidan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể phác đồ như sau:

1. Nguyên tắc chẩn đoán và điều trị

  • Đối với viêm amidan cấp tính: Việc điều trị đối với những người thuộc thể bệnh này chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng sức đề kháng để phục hồi sức khỏe, thoát khỏi bệnh. Một số trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn, có biến chứng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. 
  • Đối với viêm amidan mãn tính: Việc điều trị chủ yếu là cân nhắc phẫu thuật cắt amidan để chấm dứt bệnh nhanh chóng. 

2. Phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính

Điều trị bằng thuốc:

  • Kháng sinh:
    • Amoxycillin hoặc Cephalexin (liều ban đầu)
    • Thay đổi nếu không đáp ứng: Cefaclor, Cefuroxim
    • Thay thế cho người dị ứng: Erythromycin, Clindamycin, Azitromycin
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt:
    • Paracetamol
  • Thuốc điều trị triệu chứng:
    • Thuốc nhỏ mũi
    • Thuốc xịt tại chỗ giảm sung huyết
  • Dung dịch súc miệng kiềm ấm:
    • Borat natri, nicarbonate
phác đồ điều trị viêm amidan hốc mủ
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan theo chỉ định của bác sĩ

Chăm sóc tại nhà:

  • Vệ sinh răng miệng:
    • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
    • Súc miệng 2-4 lần bằng nước sinh lý hoặc nước muối pha loãng
  • Chế độ ăn uống:
    • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin từ rau xanh, củ quả, trái cây
  • Uống nước đủ lượng:
    • Nước lọc, nước ấm, nước ép trái cây
    • Uống từng ngụm nhỏ để duy trì độ ẩm cổ họng
  • Tránh tác nhân gây bệnh:
    • Che mũi, khẩu trang
    • Tránh bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất, lông động vật
    • Giữ ấm vùng cổ họng trong thời tiết lạnh

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm amidan để lâu có sao không? Cần làm gì? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

3. Phác đồ điều trị viêm amidan mãn tính

Chỉ định phẫu thuật:

  • Trong trường hợp nặng, không có kết quả từ điều trị nội khoa
  • Cấu trúc amidan bất thường, viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần
  • Gây biến chứng nhiễm trùng như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm cầu thận

Chống chỉ định phẫu thuật:

  • Rối loạn đông máu, suy tim, suy thận, cao huyết áp, suy gan giai đoạn mất bù
  • Viêm họng cấp tính, viêm xoang, viêm mũi, viêm nhiễm virus cấp tính
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trong thời kỳ hành kinh, đang tiêm chủng
phác đồ điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em
Cắt amidan được chỉ định khi các triệu chứng nghiêm trọng

Phương pháp phẫu thuật:

  • Gây tê tại chỗ: Anse, Sluder
  • Gây mê nội khí quản: Anse, cắt bằng dao điện đơn, dao lưỡng cực, laser, Coblator

Phác đồ điều trị trước phẫu thuật:

  • Dùng kháng sinh như Beta-lactams, Macrolides, Cephalosporin I, II, III, IV, Vancomycin, Clindamycin, Metronidazole, Lincomycin
  • Thuốc giảm đau, tan đàm, kháng dị ứng, súc họng

Phác đồ trong phòng hồi sức:

  • Bù dịch bằng Ringerlactate, glucose 5%, glucose 10%
  • Kháng sinh tiếp tục
  • Thuốc cầm máu như Transamin
  • Thuốc giảm đau như Paracetamol
  • Thuốc chống nôn dùng Primperan

Phác đồ hậu phẫu 3 ngày đầu:

  • Kháng sinh tiếp tục
  • Thuốc kháng viêm bao gồm Methylprednisolone, Hydrocortisol, Prednisolon
  • Alphachymotrypsine
  • Thuốc cầm máu Transamin
  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chống nôn Primperan
  • Thuốc tan đàm, kháng dị ứng, thuốc ho, súc họng

4. Theo dõi và tái khám sau khi cắt amidan

Bệnh viêm amidan thường có tiên lượng khá tốt nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Sau phác đồ điều trị, đặc biệt là khi áp dụng phẫu thuật, quan trọng để theo dõi và xử lý tai biến. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

Theo dõi sau phẫu thuật:

  • Người bệnh cần ở lại bệnh viện từ 1-3 ngày sau khi phẫu thuật
  • Không nên rời viện trước 12 tiếng sau khi cắt amidan
  • Theo dõi các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, khạc ra đờm, buồn nôn, nôn, chóng mặt, chảy máu

Chảy máu:

  • Chuẩn bị một khay để người bệnh có thể nhổ máu và theo dõi lượng máu
  • Theo dõi mạch và huyết áp ít nhất 2-6 tiếng sau phẫu thuật
  • Nếu người bệnh nhổ ra máu tươi liên tục, thông báo ngay cho bác sĩ
  • Cầm máu kịp thời bằng cách cột, đốt cầm máu hoặc khâu trụ

Có thể bạn muốn biết: Bị Viêm Amidan Hốc Mủ Nên Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Những điều lưu ý dành cho bệnh nhân sau cắt amidan

Về chăm sóc xử lý:

  • Sau ngày thứ 2, bệnh nhân có thể đau hơn do thuốc giảm đau hết tác dụng
  • Không khạc nhổ, hắng giọng, hét lớn để tránh chảy máu
  • Uống thuốc ho, thuốc long đờm theo chỉ định của bác sĩ

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt:

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm cứng, nóng, chua, cay, rượu bia, chất kích thích
  • Ngày đầu tiên chỉ uống sữa, cháo loãng nguội
  • Ngày thứ 2-3: súp nguội, cháo loãng, sữa lạnh
  • Ngày thứ 4-14: cháo đặc, phở, bún, hủ tiếu, thức ăn mềm
  • Ngày thứ 15 trở đi: ăn cơm, thức ăn bình thường
  • Nói nhỏ nhẹ, hạn chế nói nhiều
  • Có thể hoạt động nhẹ nhàng sau 10 ngày, không lao động nặng trong 2 tuần
  • Vận động vừa sức để tăng cường sức đề kháng

Tuân thủ phác đồ điều trị viêm amidan sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi sức khỏe của người bệnh. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 07:37 - 21/12/2023 - Cập nhật lúc: 08:34 - 23/05/2024
Chia sẻ:
viêm amidan ở trẻ em Viêm amidan ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả

Viêm amidan là một bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ em. Khi được can thiệp kịp thời, bệnh…

Phương pháp Coblator tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật và có thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn nhất Sau cắt amidan tĩnh dưỡng bao lâu, mấy ngày thì khỏi?

Cắt amidan bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả tình trạng sức khỏe ban…

Bã đậu amidan Bã Đậu Amidan Là Gì? Cách Lấy, Loại Bỏ Ngay Tại Nhà

Bã đậu amidan là một dạng viêm amidan mạn tính, xảy ra khi các chất cặn bã, mủ, vi khuẩn…

Viêm amidan khạc ra máu Viêm Amidan Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Viêm amidan khạc ra máu là một triệu chứng không phổ biến và có thể là dấu hiệu của một…

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không? Điều Cần Biết

Viêm amidan hốc mủ là một dạng biến chứng của viêm amidan mãn tính với các triệu chứng bệnh nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua