Bệnh viêm phế quản cấp – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh viêm phế quản cấp thường khởi phát do sự tấn công của virus là chủ yếu. Bệnh thường dễ điều trị nếu sớm phát hiện. Tuy nhiên nếu chủ quan thì bệnh có thể thành mãn tính với nhiều yếu tố rủi ro.
Viêm phế quản cấp tính là gì? Nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm thường kéo dài dưới 10 ngày. Hầu hết các trường hợp sẽ trở nên tốt hơn chỉ trong vòng vài ngày.
Viêm phế quản cấp tính được xem là một bệnh truyền nhiễm. Điều này là do nó gây ra bởi một nhiễm trùng ngắn hạn. Nhiễm trùng có thể lây lan thông qua dịch nhầy thải ra khi bạn ho, hắt hơi hay nói chuyện.
Thông thường, viêm phế quản cấp không được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm. Và nếu sớm phát hiện thì việc điều trị sẽ rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu không nghiêm túc điều trị thì bệnh sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn.
Đọc thêm: Viêm phế quản co thắt: Triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp
- Nhiễm virus: Các loại virus gây cúm hoặc cảm lạnh.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Vi khuẩn Bordetella pertussis, Chlamydia pneumoniae hay Mycoplasma pneumoniae.
- Chất kích thích: Khói bụi, khói hóa chất.
- Tình trạng hô hấp khác: Những người bị hen suyễn, viêm phổi.
Một số vấn đề khác là yếu tố nguy cơ:
- Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém.
- Không tiêm vắc-xin cúm, ho gà hay viêm phổi.
- Những người trên 50 tuổi.
Nhận biết bệnh viêm phế quản cấp dựa vào triệu chứng
- Ho, tức ngực hay chảy nước mũi.
- Số.
- Tiết đờm màu trắng, vàng hay xanh nhạt.
- Đau họng.
- Khò khè
- Mệt mỏi, uể oải, xanh xao, chán ăn…
Chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp tính bằng cách khám sức khỏe và khai thác tiền sử bệnh, các triệu chứng mà bạn gặp phải.
Một số xét nghiệm có thể sẽ được thực hiện:
- X-quang ngực
- Khí máu động mạch
- Nhiễm oxy xung
- Nuôi cấy dịch mũi và đờm
- Xét nghiệm chức năng phổi
Gợi ý: Dùng thuốc nam chữa phế quản mãn tính có hiệu quả không?
Phương án điều trị bệnh viêm phế quản cấp
1. Sử dụng thuốc khắc phục triệu chứng
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Acetaminophen và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt thông dụng nhất.
- Thuốc kháng histamine và thuốc chống sung huyết mũi: Có tác dụng khắc phục nhanh các triệu chứng sổ mũi hay ngạt mũi.
- Thuốc giãn phế quản: Giảm tình trạng khò khè.
- Thuốc làm loãng đờm: Bromhexin, acetylcystein, carbocystein…
- Thuốc kháng virus: Không được khuyến khích sử dụng nhưng có thể được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là virus cúm.
**Lưu ý: Tất cả các loại thuốc điều trị viêm phế quản cấp cần phải dùng đúng với chỉ định mà bác sĩ khuyến cáo.
2. Vấn đề dùng kháng sinh
- Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
- Có bệnh phổi, thận, thần kinh cơ, gan, suy giảm miễn dịch đi kèm.
- Người trên 65 tuổi bị ho cấp tính hoặc tiểu đường.
- Người có tiền sử suy tim xung huyết.
- Bệnh nhân đang dùng Corticoid đường uống.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản chi tiết
3. Các biện pháp hỗ trợ
- Lấy máy tạo độ ẩm để tạo độ ẩm trong không khí.
- Uống nhiều chất lỏng hơn.
- Thêm gừng vào trà hay nước nóng để uống.
- Dùng mật ong để làm dịu cơn ho do bệnh gây ra.
Chăm sóc và dự phòng bệnh viêm phế quản cấp tính
- Tránh chạm tay vào mũi, miệng hay mắt khi đang tiếp xúc với người mắc bệnh.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày và đi ngủ trước 23 giờ.
- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ.
- Hạn chế hút thuốc lá hay dùng chất kích thích.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng, khoa học.
- Tiêm vắc-xin đầy đủ.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích.
Bệnh viêm phế quản cấp mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng bạn tuyệt đối không được phép chủ quan. Cần phát hiện sớm và điều trị để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Tham khảo thêm:
- Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!