Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em và cách điều trị
Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường phổ biến hơn người lớn. Bệnh có thể kích thích hệ thống hô hấp và phổi khiến trẻ bị ho, khó thở và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan khác.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh gì?
Ở trẻ em, viêm phế quản cấp tính thường diễn ra khác nhanh chóng và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Bệnh có thể kéo dài dưới 10 ngày hoặc liên tục trong 2 đến 3 tuần.
Tình trạng viêm phế quản cấp tính ở trẻ em có thể liên quan đến nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một số tác nhân tương tự. Bệnh thường xảy ra sau một đợt cảm lạnh hoặc do bệnh đường hô hấp như:
- Viêm xoang, dị ứng hoặc viêm Amidan.
- Tiếp xúc với bụi, chất gây dị ứng, khói công nghiệp, khói thuốc lá.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có các khối u nang.
- Trẻ em sinh non, không được tiêm các loại vắc – xin cúm, viêm phổi và ho gà.
Xem thêm: Viêm phế quản có nguy hiểm không? Biện pháp phòng ngừa
Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em
1. Dấu hiệu nhận biết phổ biến
- Sổ mũi (chảy nước mũi).
- Đau họng.
- Mệt mỏi.
- Hắt xì nhiều lần.
- Khò khè, khó thở.
- Dễ cảm thấy lạnh..
- Đau nhức cơ bắp.
- Sốt từ 37.7 độ C đến dưới 38 độ C.
2. Các triệu chứng nghiêm trọng
- Giảm cân mà không rõ lý do.
- Ho nghiêm trọng, kéo dài hơn 10 ngày.
- Khó thở.
- Đau ngực.
- Sốt trên 38 độ C..
- Có máu trong chất nhầy cổ họng.
- Mất nước.
- Chán ăn hoặc ăn mất ngon.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trong trường hợp cấp tính, viêm phế quản thường không quá nguy hiểm và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, viêm phế quản cấp ở trẻ em có xu hướng nghiêm trọng hơn, tăng một số rủi ro như:
- Phơi nhiễm với các loại virus khác.
- Hen suyễn, dị ứng.
- Viêm xoang mạn tính.
- Khiến các túi khí nhỏ bên trong phổi chứa đầy chất nhầy.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm phế quản ở trẻ em có thể lan đến phổi và gây viêm phổi.
Ngoài ra, viêm phế quản cấp tính là tình trạng truyền nhiễm. Nhiễm trùng có thể lây lan sang người khác khi trẻ ho, hắt hơi hoặc cười nói.
Đọc thêm: Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều – Cách khắc phục hợp lý
Biện pháp điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em
1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để hồi phục cơ thể.
- Làm sạch chất nhầy từ mũi của bé.
- Cho bé uống nhiều nước.
- Dùng mật ong nguyên chất có thể làm dịu cổ họng và kháng virus. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Không hút thuốc hoặc không cho người khác hút thuốc ở xung quanh trẻ.
Gợi ý: Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị
2. Điều trị y viêm phế quản cấp ở trẻ em
Chú ý khi dùng thuốc cho trẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Sử dụng đúng liều lượng và cách dùng.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid:
Các loại thuốc phổ biến như Ibuprofen có thể giảm sưng, viêm, đau và cải thiện tình trạng sốt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày và một số vấn đề ở thận.
- Acetaminophen:
Acetaminophen là thuốc hạ sốt và giảm đau mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng không đúng cách.
- Thuốc ho:
Thuốc ho có thể làm loãng chất nhầy trao phổi của trẻ và giảm khó chịu khi ho.
- Ống hít đặc trị viêm phế quản:
Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị dưới dạng ống hít để trẻ hít vào phổi. Ống hít được cho là có thể giúp bé dễ thở hơn và cải thiện tình trạng ho.
Biện pháp ngăn ngừa viêm phế quản cấp ở trẻ em
- Tránh để bé chạm miệng, mũi hoặc mắt với người xung quanh.
- Không dùng chung thức ăn, nước uống hoặc vật dụng cá nhân.
- Rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.
- Cho trẻ tiêm vắc – xin cúm, viêm phổi và ho gà.
Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em thường được cải thiện sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm:
- Viêm phế quản mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị
- Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!