Đậu rồng có tác dụng gì? 15 lợi ích tốt cho sức khỏe
Đậu rồng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn. Thực phẩm này cung cấp nhiều protein, canxi, sắt, năng lượng và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Để biết được đậu rồng có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào, xin mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về cây đậu rồng
Đậu rồng còn có tên gọi khác là cây đậu khế hay đậu vuông. Đây là một dạng cây dây leo sống lâu năm. Lá cây có hình tam giác nhọn được tạo thành bởi 3 lá chét. Hoa mạch thành chùm ở nách lá, màu tím hoặc trắng, mỗi chùm mang từ 3 – 6 bông.
Quả đậu rồng dài có 4 nhánh rõ ràng, khi còn non có màu xanh lục, lúc già thì chuyển sang màu nâu, mép quả hình răng cưa. Trong quả có nhiều hạt hình cầu, có thể có màu vàng, trắng, đen hay nâu tùy theo giống cây trồng.
+ Bộ phận sử dụng:
Quả non, hạt, lá non, hoa và củ của cây đậu rồng đều có thể ăn được
+ Phân bố:
Cây đậu rồng có nguồn gốc từ Niu Ghi-nê. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, loại cây này được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành phía Nam và phía Bắc, chẳng hạn như Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Hưng Yên hay Lâm Đồng. Ở miền Nam, cây được trồng quanh năm, trong khi đó tại miền Bắc người dân chủ yếu gieo trồng đậu rồng vào tháng 6 hàng năm.
+ Thành phần dinh dưỡng của đậu rồng
Trong 100g quả đậu rồng chứa: 41,7g Carbohydrate, 29,65g protein; 25,9g chất xơ, 440 mg canxi, 13,44 mg sắt, 179mg magie, 3.721 mangan, 451mg phốt pho, 977 mg kali, 38mg natri, 4.48 mg kẽm, 1,03 Thiamine; 3.09mg 3.09; 45mg Folate.
Hạt đậu rồng chứa nhiều chất béo và protein. Ngoài ra, trong hạt còn có nhiều dưỡng chất khác như lipid, glucid, lysin, cystin hay metionin. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong hạt đậu rồng cao hơn hẳn so với một số loại hạt khác như đậu nành hay lạc.
Trong khi đó, củ đậu rồng lại chứa nhiều tinh bột và đường. Thịt củ có vị ngọt tự nhiên và cung cấp nhiều protid hơn hẳn so với các loại khoai hay củ sắn.
Với nguồn dưỡng chất phong phú, đậu rồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong nhiều năm qua, đậu rồng đã trở thành một loại thực phẩm được ưa thích và có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt.
Đậu rồng có tác dụng gì?
Đậu rồng được các bà nội trợ sử dụng khá rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm này có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nó không chỉ giúp nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Dưới đây là 15 lợi ích tốt mà đậu rồng mang lại cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua:
1. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
Với hàm lượng chất xơ phong phú, đậu rồng có tác dụng kích thích tiêu hóa, thấm hút bớt axit dư thừa trong dạ dày, chống táo bón, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nhẹ các cơn đau dạ dày liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài quả, dân gian còn sử dụng hạt đậu rồng làm thuốc trị đau dạ dày nhai trực tiếp hoặc kết hợp với mật ong. Bài thuốc này đã được áp dụng từ lâu đời và đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng triệt để.
2. Cải thiện thị lực
Thiamine là một hợp chất quý có lợi cho đôi mắt được tìm thấy nhiều trong đậu rồng. Chất này khi được hấp thu sẽ giúp cải thiện thị lực, khắc phục tình trạng suy giảm thị lực liên quan đến các bệnh lý về mắt.
Người già thường xuyên sử dụng đậu rồng trong bữa ăn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, Thiamine còn giúp cơ thể tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu ở các cơ và hệ thần kinh. Điều này có thể giúp đảm bảo cho quá trình kết nối thông tin giữa mắt và não bộ luôn diễn ra thông suốt.
3. Hỗ trợ giảm cân
Nguồn chất xơ phong phú trong đậu rồng không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất béo được dung nạp vào cơ thể, giảm mỡ trong máu. Chất xơ còn mang lại cảm giác no lâu, từ đó giảm bớt lượng thức ăn sử dụng trong các bữa.
Đặc biệt, đậu rồng chứa hàm lượng calo khá thấp nên bạn sẽ không phải lo ngại về tình trạng dư thừa ca lo trong bữa ăn dẫn đến tăng cân. Ngược lại, thực phẩm này còn giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm cảm giác thèm ăn ở những người đang áp dụng chế độ giảm cân.
4. Điều trị tiểu đường
Đây cũng là một trong những tác dụng của đậu rồng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Thực phẩm này được khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị tiểu đường nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin D và canxi. Chúng giúp tăng cường chuyển hóa canxi, giảm hàm lượng đường trong máu.
Các chất dinh dưỡng trên cũng giúp ổn định đường huyết bằng cách tác động đến tế bào tuyến tụy, làm tăng tiết insullin. Thường xuyên sử dụng đậu rồng trong thực đơn sẽ giúp người bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
6. Ngăn ngừa lão hóa
Nếu bạn đang thắc mắc đậu rộng có tác dụng gì trong làm đẹp thì đây chính là một câu trả lời. Nhờ chứa nhiều vitamin A, C, đậu rồng có khả năng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do, bảo vệ da trước sự tấn công của tia UV có trong ánh nắng mặt trời, đồng thời cải thiện sắc tố da, giúp làn da sáng mịn, tươi trẻ hơn.
Phụ nữ đang có dấu hiệu bị lão hóa da như xuất hiện nếp nhăn ở trán, nám, tàn nhang hay khô da nên bổ sung ngay đậu rồng vào trong thực đơn. Ngoài ra, chị em cũng có thể xay quả đậu rồng lấy nước thoa lên mặt để bổ sung dưỡng chất cho làn da từ bên ngoài.
7. Kháng viêm
Mangan là một loại khoáng chất có khả năng giảm sưng viêm tự nhiên trong cơ thể. Chất này được tìm thấy nhiều trong đậu rồng. Chính vì vậy, thực phẩm này vô cùng hữu ích cho các trường hợp bị viêm khớp, sưng viêm ngoài da do chấn thương hay do mắc các bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa cùng thành phần vitamin C có trong đậu rồng cũng là những chất có khả năng chống viêm mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.
Nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh nhân bị viêm khớp ăn đậu rồng thường xuyên sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thiếu hụt superoxide effutase.
8. Tăng cường sức khỏe thai kỳ
Đậu rồng cung cấp cho bà bầu nguồn folate phong phú. Chất này giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về trí não, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và giúp chị em dễ sinh hơn. Cùng với đó, thành phần folate và chất sắt có trong đậu rồng còn giúp tăng cường sản sinh hồng cầu, giảm nguy cơ bị thiếu máu cho mẹ và giúp thai nhi tăng cân đều đặn.
Với những mẹ bầu bị táo bón, đậu rồng chính là phương thuốc nhuận tràng hữu hiệu giúp mẹ đi cầu đều đặn, dễ dàng hơn. Thực phẩm này cung cấp chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, tạo khối và làm mềm phân, phòng chống táo bón cho bà bầu một cách tự nhiên.
9. Đậu rồng cải thiện sức khỏe xương khớp
Đậu rồng đứng đầu trong danh sách các thực phẩm họ đậu có hàm lượng canxi cao nhất. Chất này không thể thiếu cho quá trình hình thành tế bào xương. Nó giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp, gãy xương.
Chính vì tác dụng tuyệt vời ở trên mà đậu rồng được khuyến cáo sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là người già và trẻ em đang trong độ tuổi phát triển mạnh về chiều cao.
10. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Thành phần phốt pho và đường thực vật trong động rồng khi được cơ thể hấp thu sẽ chuyển hóa thành nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động. Chúng giúp chống mệt mỏi, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp để bạn có thể vận động bền bỉ hơn, đồng thời nâng cao năng suất làm việc.
11. Đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Trong đậu rồng chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nó giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh, người mới ốm dậy hoặc các trường hợp giảm cân sai cách khiến cơ thể bị thiếu chất.
12. Cung cấp nguồn protein lành mạnh cho cơ thể
Đậu rồng chứa nhiều protein thực vật có thể giúp thay thế cho nguồn chất đạm động vật khó tiêu hóa. Chính vì vậy, thực phẩm này là sự lựa chọn lý tưởng cho thực đơn của người ăn chay trường, người đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Nó giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ nhu cầu chất đạm trong ngày và giảm bớt được cảm giác thèm ăn thịt.
13. Giảm stress, chống đau đầu
Tryptophan là một thành phần quý được tìm thấy trong đậu rồng. Chất này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng giảm stress, chống căng thẳng thần kinh. Nó hoạt động bằng cách tăng cường tổng hợp serotonin trong não bộ – một loại hormone có tác dụng dẫn truyền thần kinh, cải thiện tâm trạng.
Chính nhờ dưỡng chất trên, đậu rồng cũng có tác dụng tích cực trong việc xoa dịu các cơn đau đầu, đau nửa đầu có liên quan đến bệnh thần kinh.
14. Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể
Vitamin C là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn khi bị vi khuẩn, virus gây hại tấn công. Thêm đậu rồng vào trong bữa ăn hàng ngày chính là một cách đơn giản để cơ thể bạn được cung cấp một lượng lớn vitamin C. Chất này hoạt động như một lá chắn chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể, đồng thời tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh ung thư.
15. Kiểm soát bệnh hen suyễn
Bệnh nhân bị hen suyễn sử dụng đậu rồng sẽ được cung cấp nhiều magie. Chất này giúp làm thư giãn các cơ co thắt trong phế quản, qua đó ổn định hơi thở, hỗ trợ cắt cơn hen nhanh chóng hơn.
Cách sử dụng đậu rồng
Như đã thông tin ở trên, hầu hết các bộ phận của cây đậu rồng đều có thể dùng được, bao gồm lá, quả, hạt và cả củ. Bạn có thể dùng chúng trong chế biến món ăn hoặc bào chế làm thuốc chữa bệnh.
Hạt đậu rồng được sử dụng như thế nào?
Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đậu rồng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Cách sử dụng nguyên liệu này làm thuốc chữa bệnh như sau:
- Cách 1: Lấy vài hạt đầu rồng phơi khô, sao vàng. Sau đó nhai nát và nuốt với nước trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
- Cách 2: Dùng hạt đậu rồng sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 2 thìa bột uống chung với 1/2 thìa cà phê mật ong để xoa dịu cơn đau trong dạ dày. Kiên trì sử dụng trong 1 – 2 tuần để các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ ràng.
Ngoài ra, hạt đậu nành còn được dùng để xay bột làm thức ăn cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc các bé mắc bệnh bụng ỏng do đói protein.
Cách dùng quả đậu rồng
Quả đậu rồng được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Thực phẩm này được xem như một loại rau xanh có thể ăn sống hoặc dùng để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là một số món ngon từ quả đậu rồng được các bà nội trợ ưa thích:
– Đậu rồng xào lòng gà
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Lòng gà 200g, đậu rồng 250g, các loại gia vị
- Lòng gà sơ chế sạch sẽ, thái mỏng, ướp với một chút hành, nước mắm, hạt nêm. Quả đậu rồng bạn cũng đem rửa sạch, bỏ hai đầu và thái miếng vừa ăn.
- Phi hành tỏi cho thơm, bỏ lòng gà vào xào đến khi gần chín thì tiếp tục cho đậu rồng vào
- Nêm nếm gia vị và xào cho đến khi cả hai nguyên liệu chín tới là có thể thưởng thức.
– Đậu rồng xào thịt bò:
- Chuẩn bị: 200g thịt bò, 300g đậu rồng, hành lá, ngò, tỏi
- Thịt bò ướp với một ít dầu ăn, hạt nêm và tỏi bằm trong 15 phút cho thấm. Ngò và hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Đậu rồng bỏ hai đầu, rửa sạch, thái vát.
- Phi thơm tỏi, bỏ thịt bò vào chảo xào nhanh tay trên lửa lớn đến khi chín tái thì xúc ra đĩa.
- Tiếp tục cho thêm một ít dầu vào trong chảo, bỏ đậu rồng vào xào chín, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Sau đó mới bỏ thịt bò vào, đảo đều, thêm hành ngò và một chút tiêu rồi tắt bếp.
- Dọn ăn nóng với cơm.
– Gỏi đậu rồng
- Chuẩn bị: Quả đậu rồng (150g), tôm tươi ( 250g), khổ qua (1 quả), cà rốt (50g), ớt sừng ( 1 quả), chanh, ớt, nước mắm, tỏi, mè, ngò, hành phi.
- Đậu rồng sau khi rửa sạch đem thái vát, trụng qua nước sôi. Tôm luộc chín, bỏ vỏ. Khổ qua bỏ hạt, bào mỏng, cà rốt gọt vỏ, cắt khúc ngắn và thái sợi.Mè rang chín. Ngò rửa sạch, thái nhuyễn.
- Chanh vắt nước cốt, pha chung với nước mắm, tỏi bằm và ớt sao cho có vị chua ngọt.
- Đem tất cả các nguyên liệu trộn chung với nước mắm chua ngọt. Bỏ ra đĩa rồi rắc mè rang cùng với hành ngò lên trên.
- Gỏi đậu rồng có thể dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc hoặc dùng kèm trong bữa cơm vừa ngon miệng, vừa kích thích vị giác.
– Cách ăn lá, hoa và củ đậu rồng:
Lá non và nụ hoa đậu rồng cũng có thể ăn bộ phận này rất giàu protein và vitamin không thua kém gì quả. Chúng được dùng để ăn sống, nấu canh, luộc hay trộn salad chung với các loại rau củ khác.
Củ đậu rồng cũng có thể ăn sống như củ sắn. Ngoài ra, các bà nội trợ cũng có thể dùng củ xào thịt hay chế biến ra nhiều món ăn khác giúp bổ sung chất xơ và protein cho cơ thể.
Bài viết trên đây vừa giúp bạn biết được đậu rồng có tác dụng gì và nên sử dụng như thế nào cho đúng cách để tận dụng được tối đa những lợi ích mà thực phẩm này mang lại cho sức khỏe. Trường hợp có ý định sử dụng hạt đậu rồng để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo không ảnh hưởng đến thuốc điều trị kê đơn.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!