Các công dụng của táo và lưu ý khi dùng

Táo là loại trái cây chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng, bao gồm chất xơ, nguyên tố vi lượng, nước, vitamin và các chất chống oxy hóa. Vì vậy bổ sung loại quả này vào chế độ ăn có thể đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên trước khi dùng táo, bạn cần lưu ý một số thông tin quan trọng nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh.

táo có nhiều đường không
Tìm hiểu các công dụng của táo và những lưu ý khi sử dụng

Ăn táo có tác dụng gì?

Táo là loại trái cây quen thuộc, có nguồn gốc từ Tây Âu và được phát hiện vào Thế kỷ 12. Tính từ thời điểm đó đến nay, loại quả này đã được sử dụng rộng rãi và trồng nhiều nơi trên thế giới.

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, táo còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện nồng độ đường huyết, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp.

Dưới đây là một công dụng của quả táo:

1. Táo cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào

Táo là một trong những loại trái cây lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích đối với cơ thể. Bởi táo chứa rất nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa và các loại vitamin cần thiết.

Trung bình 100g táo cung cấp hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng 52 kcal
  • Nước 85.56g
  • Vitamin B1 (Thiamin) 0.017mg
  • Vitamin B5 (Acid pantothenic) 0.061mg
  • Vitamin E 0.18mg
  • Magie 5mg
  • Kali 107mg
  • Sắt 0.12mg
  • Vitamin C 4.6mg
  • Vitamin B3 (Niacin) 0.091mg
  • Zeaxanthin và Lutein 29gg
  • Protein 0.26g
  • Chất béo 0.17g
  • Beta-carotene 27gg
  • Vitamin B2 (Riboflavin) 0.026mg
  • Vitamin B9 (Folate) 3gg
  • Canxi 6mg
  • Phốt pho 11mg
  • Mangan 0.035mg
  • Vitamin K 2.2gg
  • Vitamin B6 0.041mg
  • Vitamin A 3gg
  • Natri 1mg
  • Carbohydrate 13.81g

2. Ăn táo giúp cải thiện hệ thần kinh

Hợp chất chống oxy hóa Quercetin trong táo có tác dụng ngăn chặn quá trình thoái hóa và viêm ở các tế bào thần kinh. Ngoài ra một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí bệnh Alzheimer cho thấy, bổ sung nước ép táo mỗi ngày có thể sản sinh acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh) ở trên chuột thực nghiệm.

Ở những người mắc bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ), nồng độ acetylcholine thường thấp hơn bình thường. Vì vậy thường xuyên ăn táo có thể ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của hội chứng này.

táo có nhiều đường không
Bổ sung táo giúp ngăn chặn thoái hóa tế bào thần kinh và làm giảm triệu chứng của bệnh Alzheimer

Bên cạnh đó, các loại vitamin B trong táo còn giúp tăng cường và duy trì chức năng của hệ thần kinh. Hơn nữa thường xuyên cung cấp vitamin B từ loại quả này còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về thần kinh như viêm thần kinh thị giác/ thính giác và viêm dây thần kinh ngoại vi.

3. Táo có công dụng giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng lành mạnh trong táo còn có tác dụng giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng hàm lượng cholesterol HDL (tốt) đáng kể. Bên cạnh đó, các vitamin, chất xơ và khoáng chất trong táo còn có tác dụng giảm lượng chất béo triglyceride tích trữ trong cơ thể.

Với những tác dụng nói trên, táo có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và phát triển các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như sắt, mangan, magie,… trong loại quả này còn có tác dụng kích thích hồng cầu sản sinh và tăng lượng oxy trong máu.

4. Bổ sung táo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu Mối quan hệ giữ việc bổ sung trái cây thường xuyên và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy, sử dụng 3 bữa táo/ tuần có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó các thành phần chống oxy hóa trong táo (polyphenol) còn có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa và tổn thương các tế bào beta trong tuyến tụy. Trong đó tuyến tụy là cơ quan sản sinh insulin nhằm giúp cơ thể chuyển hóa đường và duy trì nồng độ đường huyết ổn định.

5. Ăn táo thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Các thành phần trong táo như chất xơ, nước và vitamin có tác dụng làm sạch mảng bám ở răng và kích thích sản xuất nước bọt. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và ngăn ngừa được tình trạng sâu răng, viêm nướu,…

Bên cạnh đó, hàm lượng acid trong táo còn có tác dụng làm sạch răng và khoang miệng. Do đó sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng từ ½ – 1 quả táo để duy trì sức khỏe răng miệng.

6. Kiểm soát triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột già co thắt quá mức gây ra triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hấp thu kém,.. Bổ sung táo mỗi ngày có thể điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón và đầy hơi do hội chứng này gây ra.

táo có bao nhiêu calo
Hàm lượng chất xơ trong táo giúp ổn định hoạt động của đường ruột và giảm triệu chứng của IBS

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong táo còn có tác dụng ức chế hại khuẩn và cân bằng men vi sinh trong đường ruột. Ở những người thường xuyên sử dụng táo và chất xơ, đường ruột ít khi bị kích thích và co bóp quá mức.

7. Ăn táo giúp ngăn ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hệ quả của tình trạng táo bón mãn tính, xảy ra khi tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị giãn và ứ huyết. Thường xuyên bổ sung táo trong chế độ ăn có thể cung cấp chất xơ và nước, giúp hạn chế tình trạng phân khô và cứng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng khi đi đại tiện và làm giảm áp lực lên niêm mạc hậu môn.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ dồi dào trong táo còn có tác dụng duy trì chức năng tiêu hóa và hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy, táo bón,…

8. Tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung táo hằng ngày

Hợp chất thực vật Quercetin trong táo có thể củng cố và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn táo thường xuyên giúp duy trì sức đề kháng ngay cả khi bạn bị nhiễm trùng hay căng thẳng.

Vì vậy loại quả này có thể tăng hàng rào bảo vệ của cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

9. Táo giúp ngăn ngừa ung thư

Các nhà khoa học cho biết, thành phần chống oxy hóa trong táo có tác dụng chống thoái hóa tế bào, kháng viêm và hạn chế nguy cơ loạn sản. Vì vậy thường xuyên ăn loại quả này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư vú.

10. Hợp chất thực vật trong táo giúp kiểm soát hen suyễn

Hợp chất thực vật trong táo có tác dụng bảo vệ tế bào phổi và chống viêm ở phế quản. Vì vậy sử dụng loại quả này thường xuyên có thể giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn và ngăn chặn phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, thành phần Quercetin trong táo còn có khả năng điều hòa miễn dịch và giảm tần suất bùng phát các cơn hen cấp tính.

11. Ăn táo giúp duy trì sức khỏe xương khớp

Táo cung cấp nhiều khoáng chất, nước, vitamin và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ngoài tác dụng đối với hệ tiêu hóa và tim mạch, các vi chất dinh dưỡng trong táo còn có tác động tích cực đến sức khỏe xương.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tác dụng chống viêm và ngăn ngừa oxy hóa của táo có thể duy trì mật độ xương và làm chậm quá trình thoái hóa. Bên cạnh đó, loại quả này còn cung cấp một lượng canxi nhất định cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

12. Táo làm giảm ảnh hưởng của NSAID đối với dạ dày

NSAID là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên loại thuốc này có thể kích thích niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng.

Nghiên cứu Thành phần của táo và lợi ích đối với sức khỏe con người cho thấy, catechin và axit chlorogen trong táo có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi ảnh hưởng của NSAID. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở mức sơ bộ và cần thời gian để đưa ra kết luận cụ thể hơn.

13. Ăn táo giúp cải thiện triệu chứng ở cơ quan hô hấp

Hàm lượng vitamin C và khoáng chất trong táo có tác dụng tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng miễn dịch. Do đó bổ sung nước ép táo trong thời gian điều trị các bệnh ở đường hô hấp có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như nóng sốt, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi,…

ăn táo có tác dụng gì
Dùng nước ép táo có thể giảm triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt,… do viêm đường hô hấp trên

Ngoài ra, bổ sung táo còn thúc đẩy quá trình hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị các bệnh lý truyền nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng do virus,…

14. Táo có công dụng tăng cường tuần hoàn máu

Hàm lượng sắt trong táo có thể duy trì số lượng hồng cầu trong máu và hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, loại quả này còn có tác dụng tăng oxy trong hồng cầu và điều hòa huyết áp. Tuần hoàn máu được thúc đẩy có thể làm giảm chứng thiểu năng tuần hoàn não, tăng tốc độ chữa lành các tổn thương trong cơ thể, kích thích mọc tóc,…

15. Táo giúp nuôi dưỡng làn da

Vitamin C, nước và các nguyên tố vi lượng trong táo có thể giữ ẩm cho da, tiêu trừ melanin và duy trì làn da trắng sáng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào còn thúc đẩy hình thành collagen, giúp da săn chắc và hạn chế sự xuất hiện của các nếp nhăn.

16. Mặt nạ từ táo giúp ngăn ngừa mụn và se khít lỗ chân lông

Hàm lượng acid nhẹ trong táo có tác dụng làm sạch dầu thừa, bã nhờn và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Từ đó giúp lỗ chân lông se khít. giảm nguy cơ bị mụn nhọt và mụn trứng cá. Bên cạnh đó, mặt nạ từ táo còn cân bằng độ pH trên da, điều hòa hoạt động của tuyến dầu và hạn chế tình trạng tăng tiết dầu thừa.

17. Phòng ngừa bệnh sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi nồng độ cholesterol cao và tích tụ bên trong ống mật. Trong khi đó, bổ sung táo thường xuyên có tác dụng kiểm soát cholesterol, giảm lượng mỡ trong máu và duy trì cân nặng phù hợp.

Bên cạnh đó, chất xơ từ quả táo còn có tác dụng tăng cường chức năng chuyển hóa của gan và làm giảm chất béo triglyceride tích tụ trong gan, ống mật,..

Những điều cần lưu ý khi bổ sung táo vào chế độ dinh dưỡng

Táo là loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên trước khi bổ sung loại quả này vào chế độ ăn, bạn nên chú ý các thông tin sau:

công dụng của táo
Hạt táo chứa chất độc xyanua, vì vậy cần bỏ hạt trước khi ép lấy nước hoặc xay nhuyễn
  • Hạt táo chứa xyanua – một chất độc cực mạnh có khả năng gây tử vong. Do đó bạn nên bỏ hạt táo trước khi ép hoặc xay nhuyễn.
  • Nên lựa chọn táo được trồng hữu cơ hoặc các loại táo có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp.
  • Phần lớn các hợp chất chống oxy hóa trong táo đều tập trung ở phần vỏ. Vì vậy bạn nên tránh gọt bỏ vỏ khi sử dụng.
  • Nước ép táo có thể tương tác với thuốc Fexofenadine và một số loại thuốc kháng histamine khác. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để ngăn ngừa hiện tượng này.
  • Nên ăn táo trực tiếp để cung cấp chất xơ cho cơ thể thay vì sử dụng nước ép.
  • Táo có chứa một lượng đường nhỏ. Tuy nhiên lượng đường này dễ chuyển hóa và không hề gây tăng cân hay tăng đường huyết. Do đó loại trái cây này có thể được sử dụng cho người béo phì và bệnh nhân tiểu đường type 2.
  • Một số thông tin cho rằng, trà táo có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Táo có thể gây dị ứng ở một số trường hợp. Nếu nhận thấy tình trạng phát ban da, ngứa và sưng họng, bạn nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Sử dụng các loại nước ép táo đóng hộp có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây đầy bụng do hương liệu, đường và chất bảo quản.

Bài viết đã tổng hợp một số công dụng của táo và các lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đã biết cách bổ sung loại quả này vào chế độ ăn nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Bạn có thể tham khảo: Công dụng của Tổ Yến và cách dùng đạt hiệu quả cao nhất

Chia sẻ:
Tác dụng của hành tây với nam giới – Khỏe hơn, sung hơn

Hành tây có nhiều đặc tính dược lý chống ung thư, kháng khuẩn, chống oxy hóa và có mang lại…

Biến chứng bệnh Lupus ban đỏ (thận, tim, phổi, thần kinh)

Lupus ban đỏ là bệnh lý diễn biến phức tạp, phát triển theo từng đợt, đợt sau thường nặng hơn…

Các loại cây nhân sâm Việt Nam – Công dụng & cách dùng

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được cho là có công dụng bồi bổ sức khỏe. Cùng với sâm…

Baking soda là gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Baking soda (hay bột nổi) là nguyên liệu có nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày như giúp bánh…

Hạt macca là gì? Tác dụng với sức khỏe và cách dùng

Hạt macca là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp nhiều vitamin A, B, C, canxi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua