Men Gan Là Gì? Các Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Khắc Phục
Men gan là chất men có trong tế bào gan làm nhiệm vụ chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, chất này còn đóng vai trò nhất định trong việc hỗ trợ và chi phối các chức năng gan. Ngược lại, khi gan bị tổn thương thì các chỉ số men gan trong cơ thể cũng gặp vấn đề.
Men gan là gì?
Men gan là một loại enzyme được tìm thấy bên trong tế bào gan. Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Hẳn bạn cũng biết, gan là một trong những cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Bộ phận này đảm nhiệm các chức năng quan trọng mà không một cơ quan nào có thể thay thế được. Gan không những là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng như carbohydrates, vitamin,… mà còn là nơi đào thải các độc tố bên trong cơ thể.
Men gan tham gia hỗ trợ và chi phối nhiều chức năng hoạt động của gan. Chất này luôn được duy trì ở một nồng độ nhất định. Tuy nhiên, một khi gan có vấn đề thì chỉ số men gan có thể bị rối loạn.
Các loại men gan có trong tế bào gan
Chất men (hay enzyme) tồn tại trong tế bào gan bao gồm các loại men AST, ALT, GGT, LDH,… có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời còn là yếu tố giúp đánh giá sức khỏe, phát hiện các bệnh lý về gan.
Cụ thể men gan có 4 loại chính là:
- AST (Aspartate Transaminase): Loại enzym này có ở bào tương, ty thể, gan, tim, thận, não, tụy và nhiều nhất là ở cơ. Nó đóng vai trò như chất men xúc tác trong các phản ứng giữa aspartate và alpha- ketoglutarate chuyển hóa thành oxaloacetate và glutamate.
- ALT (Alanine Transaminase): Đây là men trong bào tương, chủ yếu tồn tại trong tế bào gan. Một ít men ALT cũng được tìm thấy ở tế bào cơ vân và tim. Đó là lý do mà sự tăng men ALT sẽ gây tổn thương cho tế bào gan hơn so với AST. ALT là chất men xúc tác phản ứng transamination chuyển nhóm amino từ Alanine sang alpha-ketoglutarate tạo thành Glutamate và Pyruvate.
- GGT (Gamma Glutamyl Transpeptidase): Là chất men có trong tế bào thành của ống mật.
- Phosphatase: Là loại men có trong tiểu quản tế bào gan.
Các vấn đề thường gặp về men gan
Men gan là các enzyme nằm trong tế bào gan, có liên quan mật thiết đến các chức năng gan. Khi các tế bào gan bị tổn thương hay hoại tử thì các enzyme này sẽ được “giải phóng” và hòa tan vào máu nhiều hơn. Do đó, nếu xét nghiệm máu mà thấy các chỉ số của các men này tăng hoặc thấp một cách bất thường thì chứng tỏ gan của bạn đang gặp vấn đề.
Thông thường các trường hợp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, bằng việc xét nghiệm có thể dựa vào các chỉ số bình thường của men gan để so sánh và phát hiện bệnh, cụ thể:
- AST (SGOT): Mức độ bình thường sẽ vào khoảng 20 – 40 UI/L.
- ALT (SGPT): Nằm trong khoảng 20 – 40 UI/L tương đương với chỉ số men AST.
- GGT (hay Gamma GT): Ở mức bình thường sẽ rơi vào khoảng dưới 60 UI/L (cụ thể nam 11- 50 UI/L và nữ 7 – 32 UI/L)
Dưới đây là các vấn đề thường gặp về men gan:
1. Men gan cao
Chỉ số men gan cao xảy ra khi một hoặc nhiều enzyme trong tế bào gan tăng hơn mức bình thường. Tình trạng này phản ánh tế bào gan đang bị tổn thương. Nếu chỉ số men gan thể hiện càng cao thì đồng nghĩa với việc nhu mô gan bị tổn thương càng nhiều.
Các trường hợp bị tăng men gan ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thường không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu có thể giúp xác định tình trạng này.
Men gan cao được xác định khi:
- Chỉ số men AST (SGOT) và ALT (SGPT) cao hơn 40UI/L
- Chỉ số men GGT (hay Gamma GT) cao hơn 32UI/L.
Tham khảo thêm: Chỉ số men gan là gì? Bao nhiêu là cao và nguy hiểm?
2. Men gan thấp
Tương tự như trường hợp men gan cao, tình trạng men gan thấp cũng là dấu hiệu đáng báo động. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Căn cứ vào chỉ số của hai loại enzyme AST và ALT, những người bị men gan thấp sẽ có chỉ số thấp hơn so với mức bình thường, cụ thể là:
- Chỉ số của ALT và AST sẽ nhỏ hơn 20UI/L
- Chỉ số của men GGT sẽ nhỏ hơn 7 UI/L
- Ở mức độ nặng sẽ không phát hiện ra bất kì chỉ số men gan nào
Biến chứng nguy hiểm từ các vấn đề về men gan
Dù là men gan cao hay men gan thấp thì đều sẽ gây nguy hại như nhau và có mức độ nguy hiểm giống nhau. Những vấn đề này nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến rối loạn men gan nghiêm trọng, từ đó gây ra các biến chứng như:
- Đối với men gan cao: Đây là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm túi mật, viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan.
- Đối với men gan thấp: Chỉ số men gan thấp cũng cảnh báo bệnh xơ gan, suy gan nặng, u mạch máu gan, nóng gan,…
Mặc dù tình trạng men gan thấp không phổ biến nhưng cũng gây ra không ít hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, các vấn đề này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các yếu tố ảnh hưởng đến men gan
Tình trạng rối loạn men gan có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:
1. Đối với men gan cao
Một số yếu tố có thể làm tăng men gan như:
- Ảnh hưởng từ bệnh viêm gan: Do vi rút xâm nhập, nhanh chóng lây lan và làm hủy hoại các tế bào gan. Các mô càng bị hư hại nhiều thì men gan càng tăng.
- Do uống nhiều bia rượu: Những người thường uống nhiều rượu bia sẽ có tỷ lệ bị men gan cao cao hơn người bình thường. Khi sử dụng các thức uống này, quá trình giải độc của lá gan không được đáp ứng, vô tình sinh ra những tổn thương. Bên cạnh, một phần lượng bia rượu sẽ đi vào máu khiến men gan tăng cao có thể lên đến từ 2 – 10 lần. Trường hợp này gặp nhiều ở nam giới.
- Do ảnh hưởng của rất nhiều bệnh lý như: Bệnh đái tháo đường, bệnh sốt rét, bệnh về đường mật,…
Xem thêm: Nguyên Nhân men gan cao và cách giảm nhanh nhất
2. Đối với men gan thấp
- Ảnh hưởng từ bệnh thận: Những người phải thường xuyên đi lọc thận định kỳ sẽ khiến men gan thấp và không thể tăng
- Do hội chứng ure huyết cao
- Ăn uống thiếu đạm, thiếu sắt và canxi
- Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ
Cách phòng ngừa và khắc phục rối loạn men gan
Hầu hết các bệnh lý men gan cao và men gan thấp thường không biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, mỗi cá nhân cần chủ động trong việc thăm khám sức khỏe thường xuyên định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý về rối loạn men gan.
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn men gan, bạn có thể áp dụng các giải pháp đơn giản sau:
- Kiêng uống các chất có nồng độ cồn như: bia, rượu hoặc các loại nước giải khát có chứa cồn
- Xét nghiệm viêm gan nếu có nguy cơ cao, đặc biệt là viêm gan B và C. Điều trị triệt để các bệnh lý này nếu có.
- Hạn chế ăn quá nhiều mỡ động vật hay các loại thức ăn chiên, xào có dầu mỡ.
- Thường xuyên luyện tập thể thao để cải thiện thể chất, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng gan.
- Tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng các loại thuốc Tây, thuốc Nam hay thuốc Đông y với ý định hỗ trợ cải thiện. Bất kỳ trường hợp sử dụng thuốc cho mục đích nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ được sử dụng khi có sự cho phép.
Tóm lại, men gan là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe và chức năng của gan. Để duy trì mức men gan ổn định và sức khỏe gan tốt, một lối sống lành mạnh cùng với việc theo dõi sức khỏe định kỳ là không thể thiếu, giúp bạn phát hiện sớm và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến gan.
Có thể bạn quan tâm:
- Men gan cao có nguy hiểm không? Chuyên gia nói gì?
- Top 5 Thuốc hạ men gan tốt nhất cho người men gan cao
Bình luận (36)
Cho hỏi men gan cao nếu không điều trị có nguy hiểm hay không vậy