Chỉ số AST (sgot) là gì? AST trong máu cao có nguy hiểm?
Chỉ số AST là nồng độ của men gan Aspartate Transaminase trong máu được xác định khi làm xét nghiệm. Đây chính là căn cứ giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan, men gan cao hay xơ gan.
Chỉ số AST (SGOT) là gì?
Chỉ số AST là nồng độ men gan trong máu được bác sĩ dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của gan. Theo các chuyên gia, AST (Aspartate aminotransferase) hay còn gọi với tên gọi khác là SGOT (glutamic-oxaloacetic transaminase) là một loại enzyme được tạo ra bởi gan. Bên cạnh đó, enzyme này cũng được các cơ quan khác tạo ra như tim, não và thận nhưng số lượng nhỏ hơn gan.
Thông thường, nếu gan khỏe, nồng độ AST trong máu thường thấp. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương, chúng sẽ đưa nhiều AST vào trong máu và khiến hoạt chất này tăng cao. Một khi mức enzyme này trong máu cao hơn mức bình thường thì khả năng gan bị tổn thương là rất cao.
Thế nhưng, trong một số trường hợp chỉ số AST cao không đồng nghĩa với vấn đề men gan tăng và gan bị chấn thương mà là sự tổn thương ở các cơ quan khác gây nên như:
- Bệnh tim
- Thận
- Thai kỳ
- Viêm tụy
- Chấn thương cơ bắp
- Thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao
- Mắc bệnh đông kinh
- Phẫu thuật
Ngoài ra, xét nghiệm SGOT đôi khi cho kết quả dương tính giả. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chủ yếu là do sử dụng thuốc kháng sinh như Erythromycin estolate, Axit para-aminosalicylic hoặc thuốc Ketoacidosis.
Do đó, để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm máu để xác định chỉ số AST. Một số xét nghiệm liên quan đến các loại men gan khác như xét nghiệm ALT (SGPT), GGT,… có thể được tiến hành đồng thời nhằm đánh giá chức năng gan.
Xem thêm: Chỉ số men gan là gì? Bao nhiêu là cao và nguy hiểm?
Xét nghiệm AST
Xét nghiệm AST ( hay xét nghiệm SGOT) là một loại xét nghiệm máu nhằm đo lượng nồng độ enzym AST trong máu, từ đó giúp kiểm tra tổn thương gan. Nhân viên y tá hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ dùng kim châm lấy máu ở tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh.
Sau khi lấy máu, họ sẽ cho máu vào một ống hoặc lọ đựng máu chuyên dụng có đầy đủ thông tin của người xét nghiệm rồi chuyển về phòng phân tích. Thông thường, quá trình thực hiện xét nghiệm máu chỉ mất một vài phút và người bệnh sẽ nhân được kết quả trong khoảng một ngày.
Những rủi ro có thể xảy ra khi xét nghiệm AST?
Trong quá trình lấy máu xét nghiệm AST có thể sẽ gây ra một vào rủi ro phổ biến. Cụ thể, người bệnh có thể gặp triệu chứng khó chịu khi lấy máu. Hoặc cũng có thể bị đau tại vị trí đâm kim lấy máu. Dưới đây là một số rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra do rút máu xét nghiệm như:
- Người xét nghiệm bị ngất xỉu do kim đâm
- Tại vị trí châm kim có thể gây chảy máu nhiều
- Khó lấy máu dẫn đến việc đâm kim nhiều lần gây đau nhức
- Tích tục máu dưới da hoặc nhiễm trùng tại vị trí lấy máu.
Chỉ số AST cho biết điều gì?
Theo các chuyên gia, chỉ số AST ở người có sức khỏe gan bình thường trung bình dao động từ 20 – 40 UI/L. Tuy nhiên, chỉ số này ở nữ và nam thường thể hiện khác nhau. Cụ thể, chỉ số AST bình thường ở nữ giới là 9 – 32 UI/L, còn nam là 10 – 40 UI/L.
Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số AST tăng nhẹ 40 – 80 UI/L, tăng trung bình 80 – 200 UI/L, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về gan sau:
- Viêm gan mạn tính (bệnh đang diễn ra)
- Xơ gan do sẹo gan hoặc do tổn thương lâu dài ở gan
- Sự tắc nghẽn trong các ống mật mang chất lỏng tiêu hóa từ gan đến ruột và túi mật
- Bệnh ung thư gan
Trong trường hợp, chỉ số AST tăng cao so với mức bình thường nhiều lần (AST > 200 UI/L), người bệnh có thể bị:
- Viêm gan siêu vi cấp tính
- Tổn thương gan do các chất độc hại gây ra, trong đó có khói thuốc và thuốc tân dược
- Tắc nghẽn lưu lượng máu đến gan
Ngoài việc dựa vào chỉ số AST để chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể so sánh giữa AST và ALT. Nếu người bệnh bị bệnh gan, chỉ số ALT thường sẽ cao hơn chỉ số AST.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số ALT là gì? ALT trong máu cao có nguy hiểm không?
Chỉ số AST trong máu cao có nguy hiểm?
Như đã đề cập ở trên, chỉ số AST là căn cứ giúp chẩn đoán mức độ tổn thương ở gan. Nếu chỉ số này tăng nhẹ ở mức 40 – 80 UI/L, khi đó men gan tăng nhẹ và mức đổ tổn thương ở gan còn thấp. Tuy nhiên, người bị tăng men gan nhẹ cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong lên đến 32%.
Nếu chỉ số AST tăng ở mức trung bình 80 – 200 UI/L hoặc cao > 200 UI/L, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên 78%. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ số men gan càng cao thì khả năng gan bị tổn thương càng lớn. Khi đó, nếu người bệnh không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến gan bị hoại tử và đe dọa đến tính mạng.
Việc kiểm tra chỉ số AST trong máu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi tiến trình điều trị và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra liên quan đến tổn thương gan. Bạn nên đến bệnh viện làm xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ giúp theo dõi nồng độ men gan trong máu nhằm đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng phát sinh.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên nhân gây men gan cao và cách điều trị hiệu quả
- Bệnh men gan cao nên ăn gì và kiêng ăn gì giảm nhanh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!