Virus viêm gan C có lây không, lây qua đường nào?
Viêm gan C là căn bệnh lây nhiễm và có nguy cơ gây tử vong cao. Virus gây bệnh viêm gan C lây qua đường máu, đường tình dục và đường truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bệnh không lây qua đường tiếp xúc thông thường, đường hô hấp, nước bọt,…
Bệnh viêm gan C có lây không?
Viêm gan C là căn bệnh viêm gan do virus Hepatitis C (HCV) gây ra. HCV là một loại virus mạch đơn, tấn công vào gan, khiến cho gan bị sưng phù.
Cơ chế hoạt động của virus Hepatitis C tại gan là sinh trưởng và phát triển, phá hoại các tế bào gan, giết chết các tế bào gan, dần dần huỷ hoại gan. Người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như: Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, vàng da, đau tức ở vùng hạ sườn bên phải,…
Viêm gan C là căn bệnh có mức độ nguy hiểm không kém viêm gan B. Căn bệnh này có thể cướp đi tính mạng của người bệnh khi không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì lý do này mà vấn đề “bệnh viêm gan C có lây không” được cả bệnh nhân lẫn những người sống xung quanh họ quan tâm.
Viêm gan C là căn bệnh có khả năng lây truyền. Virus viêm gan C có thể được truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh thông qua nhiều con đường khác nhau. Khi tấn công vào cơ thể, chúng thường ủ bệnh trong thời gian dài mà không gây ra triệu chứng nên khó phát hiện sớm.
Xem thêm: Nhiễm virus viêm gan C bao lâu thì phát bệnh?
Những con đường lây truyền viêm gan C
Bệnh viêm gan C có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các con đường sau:
1. Đường máu
Virus viêm gan C tồn tại trong máu của người bệnh. Do đó, khi người khoẻ mạnh tiếp nhận máu của người mắc viêm gan C, họ có thể dễ dàng bị nhiễm virus.
Virus viêm gan C cũng tấn công vào cơ thể qua đường máu khi đang có vết thương hở. Ngoài ra, việc tiếp xúc với virus gây bệnh dính trên dao cạo trâu, cây lấy ráy tai, cây gãi lưng, lược chải đầu, kéo cắt tóc, kim châm cứu,… có thể khiến một cá nhân bị lây nhiễm mầm bệnh.
2. Đường tình dục
Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh viêm gan C, người khoẻ mạnh cũng sẽ bị nhiễm virus viêm gan C. Virus HCV không chỉ có trong máu mà còn được tìm thấy nhiều trong dịch của người bệnh.
Nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan C qua đường tình dục tăng lên khi các cặp đôi không mang bao cao su, quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người hoặc quan hệ bằng miệng. Cơ chế lây bệnh theo con đường này như sau:
- Tinh dịch đi vào âm đạo mang theo virus xâm nhập vào nhiều cơ quan, đi vào máu rồi đến gan gây bệnh;
- Trong quá trình quan hệ, người khoẻ mạnh có thể bị trầy xước ở vùng kín. Virus chứa trong chất dịch sẽ nhanh chóng xâm nhập vào vết xước, đi vào máu và đến gan gây bệnh;
- Khi quan hệ bằng miệng (oral sex), nếu người khoẻ mạnh có vết xước trong miệng hoặc nuốt tinh dịch, nuốt dịch huyết trắng cũng sẽ bị nhiễm virus viêm gan C.
Để phòng tránh viêm gan C lây nhiễm qua đường tình dục, chúng ta cần nâng cao ý thức phòng tránh, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
3. Virus viêm gan C lây từ mẹ sang con
Khi người mẹ bị viêm gan C trong thời gian mang bầu, thai nhi cũng có thể có nguy bị lây bệnh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con khá thấp, chỉ khoảng 5%.
Trong quá trình sinh đẻ, nhau thai sẽ bong tróc và vỡ ra khiến cho virus viêm gan C từ máu mẹ có cơ hội tiếp xúc và tấn công vào cơ thể bé.
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, virus HCV không lây qua đường sữa mẹ. Tuy vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyên rằng người mẹ nên vắt sữa ra ngoài, bảo quản sữa tiệt trùng và cho trẻ uống. Cách này giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền viêm gan C cho trẻ trong trường hợp đầu vú bị trầy xước.
Đáng chú ý: Virus viêm gan C sống được bao lâu khi ở ngoài môi trường?
Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C
Hiện tại, không có vaccine phòng ngừa viêm gan C. Để giảm nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh dùng chung kim tiêm: Đây là con đường lây nhiễm chính của viêm gan C. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được sử dụng chung kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích với người khác.
- Thận trọng với các dụng cụ xâm lấn da: Đảm bảo rằng các dụng cụ được sử dụng cho các thủ thuật xâm lấn như xăm mình, xỏ khuyên, cạo râu hay làm móng được tiệt trùng hoàn toàn trước khi sử dụng.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân: Nếu làm việc trong môi trường y tế hoặc có tiếp xúc với máu, bạn hãy sử dụng găng tay và các thiết bị bảo hộ khác để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu cũng như dịch cơ thể.
- Kiểm tra máu trước khi truyền: Đảm bảo máu và các sản phẩm máu đã được kiểm tra viêm gan C trước khi truyền.
- Cẩn thận khi có tiếp xúc với máu: Trong trường hợp tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể, bạn nên rửa sạch vùng da bị tiếp xúc bằng xà phòng và nước ngay lập tức.
- Tránh chia sẻ các vật dụng cá nhân: Chẳng hạn như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc bất kỳ đồ dùng cá nhân nào khác có thể mang máu hoặc dịch cơ thể chứa virus.
Đến đây thì thắc mắc “Virus viêm gan C có lây không” đã được giải đáp một cách rõ ràng và đầy đủ. Nhận thức rõ về các con đường lây nhiễm của bệnh sẽ giúp chúng ta nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng tránh bệnh căn bệnh nguy hiểm này.
Có thể bạn quan tâm
- Bảng giá xét nghiệm viêm gan C tại các cơ sở y tế
- 9+ Thuốc điều trị viêm gan C hiệu quả nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!