Các xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm gan, sinh thiết gan, xét nghiệm kháng nguyên bề mặt hoặc lõi viêm gan B,… Chúng giúp phát hiện sớm bệnh, cho phép bác sĩ đánh giá mức độ nhiễm trùng và tình trạng tổn thương trong gan để lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp.

Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. HBV là một trong 5 loại virus có thể gây viêm gan siêu vi nguy hiểm. Tương tự như viêm gan C, viêm gan B có nguy cơ tiến triển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan.

các xét nghiệm viêm gan b
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B sẽ giúp bạn có cách điều trị và phòng ngừa bệnh hợp lý

Việc xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B có thể được yêu cầu khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Chẳng hạn như mệt mỏi, giảm cân, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, chán ăn, khó chịu ở vùng bụng trên.

Bên cạnh đó, các đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan B cũng được yêu cầu làm xét nghiệm. Bao gồm:

  • Đã tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B
  • Du lịch hoặc sinh sống ở những nơi có nguy cơ viêm gan B cao
  • Người bệnh thận hoặc đã lọc máu thận
  • Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới
  • Bị nhiễm HIV hoặc HCV
  • Những người hiếm máu, huyết tương, mô, nội tạng hoặc tinh dịch

Việc xét nghiệm viêm gan B cũng được chỉ định cho những người nhiễm viêm gan B mạn tính để theo dõi tiến triển bệnh, thường là 6 tháng một lần. Trong một số trường hợp, xét nghiệm cũng được chỉ định để xác định liệu trình điều trị có hiệu quả hay không.

Xem thêm: Nhận diện triệu chứng của bệnh viêm gan B trong các giai đoạn

Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến

Để chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tổn thương gan như vàng da hoặc đau bụng. Một số xét nghiệm cũng được thực hiện để xác định chính xác bệnh và mức độ bệnh. Bao gồm:

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu hiệu của virus viêm gan B trong cơ thể và có thể cho biết mức độ gây tổn thương của virus là cấp tính hay mạn tính.

Thông qua chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định xem người bệnh có miễn dịch với virus viêm gan không. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được dùng để chẩn đoán phân biệt viêm gan B các dạng viêm gan khác như viêm gan A và C.

cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan b
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B được thực hiện thông qua kiểm tra công thức máu

2. Siêu âm gan

siêu âm gan là một xét nghiệm hình ảnh quan trọng trong chẩn đoán viêm gan B. Hình ảnh siêu âm cho pháp bác sĩ đánh giá được những sự thay đổi trong cấu trúc của gan và phát hiện các dấu hiệu bất thường như tổn thương gan, tích tụ chất lỏng trong gan… 

3. Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là một xét nghiệm có thể giúp đánh giá mức độ tổn thương của gan và tầm soát các biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả ung thư gan.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một mẫu gan nhỏ thông qua một cây kim mỏng xuyên qua da, đi vào gan. Mẫu mô bệnh phẩm sau đó được đưa vào phòng thí nghiệm để tiến hành sinh thiết

4. Xét nghiệm chức năng gan 

Kiểm tra chức năng gan rất quan trọng ở những người bị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ biết về số lượng Enzyme do gan tạo ra.

Nồng độ gan thay đổi hoặc men gan cao cũng là một dấu hiệu gan bị tổn thương hoặc viêm. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định  phần nào hoạt động của gan có bình thường hay không.

Nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan dương tính, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành thêm các biện pháp chẩn đoán viêm gan B, C hoặc các dạng nhiễm trùng gan khác.

Đừng bỏ qua: Bệnh viêm gan B có lây không, qua đường nào?

Cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B

Hiểu kết quả xét nghiệm viêm gan B là điều quan trọng để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm máu trong chẩn đoán viêm gan B như sau:

1. Xét nghiệm HBsAg (Kháng nguyên bề mặt viêm gan B)

Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B là dấu hiệu huyết thanh học đầu tiên ở người bệnh viêm gan B. Các dấu hiệu sớm nhất có thể xuất hiện sau 1 tuần và muộn nhất là 9 tuần sau khi nhiễm virus.  

Nếu kết quả dương tính có nghĩa là người bệnh đã nhiễm viêm gan B và có thể lây truyền virus cho người khác. Kết quả âm tính nghĩa là một người không bị viêm gan B.

Xét nghiệm này chỉ có thể xác định tình trạng người bệnh có hoặc không nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, phương pháp này không thể giúp xác định được tình trạng nhiễm trùng là cấp tính hay mãn tính.

2. Xét nghiệm Anti – HBc hoặc HBcAb (kháng nguyên lõi viêm gan B)

Kháng nguyên lõi viêm gan B thường xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời. Vì vậy xét nghiệm này thường được sử dụng để đánh giá tình trạng của các bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B.

Nếu kết quả dương tính có nghĩa là người làm xét nghiệm đã nhiễm viêm gan B hoặc đang trong quá trình hồi phục sau điều trị tích cực.

các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan b
Kết quả xét nghiệm viêm gan B có thể xác định tình trạng bệnh và mức độ tổn thương gan

3. Xét nghiệm Anti – HBs hoặc HBsAb (Kháng thể bề mặt viêm gan B)

Xét nghiệm kháng thể bề mặt viêm gan B được sử dụng để kiểm tra khả năng miễn dịch với viêm gan B. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc đã tiêm vắc – xin phòng viêm gan B.

Nếu xét nghiệm dương tính có nghĩa là người bệnh được miễn dịch với viêm gan B.

4. Xét nghiệm HBeAg (kháng nguyên viêm gan B)

Xét nghiệm này thường được thực hiện ở những bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính mới. Sự xuất hiện của HBeAg thường có liên quan đến nồng độ DNA virus viêm gan B cao và tăng khả năng lây nhiễm cho người khác.

5. Xét nghiệm kháng thể IgM và IgG (tổng số lõi chống viêm gan B)

Xét nghiệm này có thể được sử dụng để phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B cấp tính và mạn tính. Các kháng thể IgM được tạo ra ngay sau khi người bệnh nhiễm virus nhằm đối phó với kháng nguyên cốt lõi trong quá trình nhiễm trùng và thường tồn tại suốt đời.

Xét nghiệm IgM dương tính cho thấy người bệnh bị nhiễm viêm gan B cấp tính. Đôi khi, chỉ số IgG dương tính cũng có thể là dấu hiệu người bệnh đã từng nhiễm viêm gan B trong quá khứ.

Bên cạnh các xét nghiệm viêm gan B phổ biến như trên, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm gan khác như Aspartate Aminotransferase (AST), Alanine Aminotransferase (ALT) và Gamma – Glutamyl Transferase (GGT) để theo dõi tiến triển của bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần làm sinh thiết gan để đánh giá mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của gan, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Một số thông tin cần biết khi xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Để  kết quả xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B được chính xác, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Trước khi xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B, người bệnh có thể ăn uống bình thường mà không cần phải nhịn ăn,. Điều này không gây ảnh hưởng đến kết quả cũng như quá trình xét nghiệm.

chỉ số xét nghiệm viêm gan b
Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm kiểm tra viêm gan B

Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thảo dược và viên uống bổ sung. Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

2. Giá xét nghiệm viêm gan B là bao nhiêu?

Chi phí xét nghiệm viêm gan B tại các bệnh viện công lập dao động khoảng 50.000 – 150.000 đồng. Chi phí này chỉ bao gồm xét nghiệm xác định tình trạng có tồn tại viêm gan B hay không và phụ thuộc vào nơi thực hiện xét nghiệm cũng như tình trạng của người bệnh. 

Trong trường hợp người bệnh đã dương tính với viêm gan B trong quá khứ và cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, chi phí có thể từ 500.000 – 2.000.000 đồng.

3. Xét nghiệm viêm gan B ở đâu?

Hiện tại rất nhiều bệnh viện và phòng khám có thể tiến hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tính chính xác của xét nghiệm, người bệnh nên đến những cơ sở y tế đạt chuẩn, uy tín để thực hiện xét nghiệm. Một số bệnh viện uy tín có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B bao gồm:

Tại Hà Nội:

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương:

  • Địa chỉ cơ sở 1: Số 78, đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Địa chỉ cơ sở 2: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Quân đội 108 – Khoa bệnh lây qua đường máu – Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm:

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Phòng khám số 1:

  • Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc:

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
xét nghiệm viêm gan b ở đâu
Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương là một trong những đơn vị xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B uy tín và chính xác

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nghiên cứu và điều trị viêm gan:

  • Địa chỉ: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp.HCM.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới:

  • Địa chỉ: Số 764, Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, Tp.HCM.

Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM – Phòng khám Viêm gan:

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp.HCM.

Virus viêm gan siêu vi B có thể gây nhiễm trùng gan nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan. Do đó, bạn tìm đến những cơ sở uy tín để thực hiện các xét nghiệm viêm gan B nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc đang có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan C và cách phòng ngừa

Sử dụng chung kim tiêm, nhận máu từ người nhiễm bệnh, quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung…

Bị viêm gan B nên kiêng ăn gì, bổ sung gì để cải thiện?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng với tiến trình hồi phục của bệnh nhân mắc…

Các xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện

Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm gan, sinh thiết gan, xét…

Kinh nghiệm điều trị viêm gan B, loại bỏ mặc cảm nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Viêm gan B là bệnh lý khá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên nếu can thiệp…

Viêm gan A có lây không, qua đường nào?

Bệnh viêm gan A nếu không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương, suy giảm chức năng gan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua