Bệnh men gan cao nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?
Người có men gan cao nên ăn gì, kiêng gì để giảm lượng mỡ trong gan, hỗ trợ tái tạo và phục hồi tế bào hư tổn? Bạn nên chọn thức ăn giàu vitamin C, protein, cá béo, rau xanh hay các loại đậu bởi chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan nhanh chóng.
Mắc bệnh men gan cao nên ăn gì?
Men gan cao là tình trạng chỉ số men gan cao hơn mức thông thường. Đây là hệ quả do chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc lá trong thời gian dài, sử dụng rượu bia, lạm dụng thuốc giảm đau, thừa cân – béo phì,…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ men gan, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ chức năng, làm giảm lượng chất béo tích tụ và ổn định men gan. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học còn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan và những bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
Để hỗ trợ làm giảm men gan, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây:
1. Bổ sung thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần cần thiết cho quá trình phát triển và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể thúc đẩy phục hồi tế bào ở ống mật và gan, nhằm tăng cường chức năng và hỗ trợ giảm men gan.
Bên cạnh đó, protein còn giúp nâng cao sức khỏe, cơ bắp và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên bạn nên tránh bổ sung các nguồn đạm từ mỡ động vật và thịt đỏ. Thay vào đó nên cung cấp protein cho cơ thể bằng các loại đậu, trứng, cá, mực, thịt gà, cua,…
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B là một trong những loại vitamin cần thiết đối với cơ thể. Vitamin B chịu trách nhiệm chuyển hóa tế bào, duy trì cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nhóm vitamin này còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B vào chế độ dinh dưỡng có thể thúc đẩy hoạt động của gan và đưa chỉ số men gan trở về mức bình thường.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: Trứng, sữa, phô mai, thịt gà, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, hàu, nghêu, đậu nành,…
Xem thêm: Chỉ số men gan là gì? Bao nhiêu là cao và nguy hiểm?
3. Bị men gan cao nên ăn thực phẩm giàu vitamin C
Cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa tế bào gan. Bên cạnh đó loại vitamin này còn có tác dụng giảm viêm và ổn định men gan.
Hơn nữa, các loại thực phẩm giàu vitamin C còn giúp kiểm soát tiến triển của bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh gout. Những bệnh lý này kéo dài đều có thể gây áp lực lên gan và khiến men gan tăng cao.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, quýt, bưởi, lựu, dưa hấu, dưa lưới, chanh, tắc,…
4. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có vai trò bảo vệ thị lực và ngăn ngừa các bệnh ở mắt. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có tác dụng duy trì hàng rào bảo vệ cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan nội tạng.
Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A có thể hạn chế tình trạng viêm gan do virus và một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho gan, hạn chế tình trạng tăng men gan.
Các loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho người bệnh men gan cao bao gồm: Cà rốt, khoai tây, nghệ, khoai lang, gan bò, cá hồi, bơ, phô mai, trứng,…
5. Người bị men gan cao nên ăn gì? – Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không chỉ hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của đường ruột mà còn giúp ổn định hoạt động thải độc của gan. Bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể còn giúp giảm lượng chất béo tích tụ trong gan, làm sạch mạch máu và ổn định đường huyết.
Hơn nữa, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ còn giúp giảm nồng độ cholesterol, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong gan và kiểm soát tình trạng men gan cao. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ người bệnh nên ăn bao gồm: Rau xanh, trái cây, các loại củ, đậu, hạt, nấm,…
Đừng bỏ qua: TOP 20 thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung
Men gan cao nên kiêng gì?
Một trong những nguyên nhân khiến men gan tăng cao là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Do đó để ổn định và làm giảm men gan, bạn nên kiêng cữ các loại thực phẩm và đồ uống sau:
1. Rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về gan, dạ dày và đường ruột. Cồn và ethanol trong loại thức uống này có thể khiến tế bào gan tích trữ chất béo triglyceride và khiến men gan tăng cao.
Hơn nữa việc thu nạp rượu bia trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ xơ gan, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm loét dạ dày,… Vì vậy, bạn nên từ bỏ thói quen sử dụng rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác.
2. Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể cung cấp một lượng chất béo triglyceride cho cơ thể. Sau khi được thu nạp, gan sẽ chuyển hóa chất béo này thành năng lượng dự trữ ở các tế bào mỡ.
Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chất béo, gan không thể chuyển hóa hoàn toàn và gây ra hiện tượng triglyceride tích trữ bên trong cơ quan này. Tích tụ chất béo trong gan có thể tăng men gan và gây ra các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, đột quỵ, các bệnh về tim mạch,…
3. Đường và gia vị cay nóng
Thực phẩm chứa nhiều đường và gia vị cay nóng có thể gây áp lực lên gan và khiến men gan tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này còn gây tăng cân, béo phì và phát triển các bệnh lý về tim mạch.
5 Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị men gan cao
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để hạ men gan, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh bổ sung một hoặc vài nhóm thực phẩm cố định. Tình trạng này có thể khiến cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng, dễ suy nhược và mệt mỏi.
- Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn nhằm bảo vệ gan, tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Bổ sung lượng nước dồi dào có thể thúc đẩy hoạt động đào thải độc tố và tái tạo màng tế bào gan hư tổn.
- Đa dạng trong cách chế biến món ăn để kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ trước khi dùng.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng với thói quen luyện tập hợp lý, ngủ đủ giấc nhằm tác động toàn diện đến tình trạng tăng men gan.
Nhận thức đúng đắn về vấn đề “bệnh men gan cao nên ăn gì và kiêng gì” là một bước vô cùng quan trọng để bạn xây dựng chế độ ăn hợp lý, giúp hỗ trợ tốt nhất cho thuốc điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhằm điều chỉnh thói quen ăn uống và lối sống sao cho phù hợp, góp phần bảo vệ và cải thiện chức năng gan một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 thuốc hạ men gan tốt nhất cho người men gan cao
- Men gan cao có nguy hiểm không? Chuyên gia nói gì?
Bình luận (2)
Bài viết hay quá.
Tôi vừa đi xét nghiệm máu về. Kết quả: Bị men gan cao. Tôi rất hoang mang lo lắng. Nhưng khi đọc bài này, có hướng dẫn và phân tích cụ thể, tôi hiểu dc là tôi phải ăn uống như thế nào Và để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống. Cảm ơn Tác giả rất nhiều!
Bài viết rất hữu ích cho người bệnh tham khảo. Cảm ơn tác giả !