Bị viêm gan B nên kiêng ăn gì, bổ sung gì để cải thiện?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng với tiến trình hồi phục của bệnh nhân mắc viêm gan B. Vậy người bị viêm gan B kiêng ăn gì và nên bổ sung những thực phẩm nào? Hiểu rõ được vấn đề này chính là chìa khóa để bệnh nhân xây dựng được thực đơn phù hợp, giúp mau chóng khỏi bệnh.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? – 18 Thực phẩm nên tránh xa
Một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng viêm gan B thêm trầm trọng và đẩy nhanh tiến trình phá hủy tế bào gan. Người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối các thực phẩm sau:
1. Kiêng các thức ăn quá bổ dưỡng và có tính nóng
Chẳng hạn như thịt đỏ ( thịt dê, thịt chó, thịt bò), hay ba ba. Do gan đang bị tổn thương nên sẽ không thể chuyển hóa được hết các chất dinh dưỡng có trong nguồn thực phẩm trên. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.
2. Kiêng ăn các cơ quan nội tạng động vật
Bao gồm tim, cật, gan, phổi, ruột non, ruột già, mật hay lưỡi. Những bộ phận nội tạng này có thể tích tụ các chất độc chưa được phân giải hết nên khi ăn vào sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây nguy cơ ngộ độc gan cao.
Thêm vào đó, nội tạng động vật cũng chứa nhiều chất béo, cholesterol có hại làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết ở mật, từ đó gây ra những tác động tiêu cực với chức năng hoạt động của gan.
3. Bị viêm gan B không nên ăn thực phẩm có quá nhiều chất xơ
Chất xơ bình thường rất quan trọng với hệ tiêu hóa nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều lại gây khó tiêu. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng hơn ở những người bị viêm gan B có kèm theo các biến chứng như giãn nở đường ruột hoặc đang bị xơ gan tĩnh mạch.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tránh dùng các thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ trong thực đơn, chẳng hạn như măng, lá hẹ, rau muống, hành lá.
4. Các món mặn
Tiếp theo trong danh sách các câu trả lời cho vấn đề “viêm gan B không nên ăn gì” đó chính là các món ăn quá mặn. Chúng thường chứa nhiều muối và natri không chỉ gây tích nước ở các chi mà còn khiến gan bị ứ nước, sưng phù.
5. Đồ ăn ngọt
Người bị viêm gan B cũng không nên thường xuyên ăn đồ ngọt. Lượng đường được tiêu thụ quá mức cũng gây cản trở chức năng hoạt động của gan và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi, chuyển hóa chất dinh dưỡng tại gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa.
6. Bị viêm gan B nên kiêng ăn lòng đỏ trứng
Thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm gan B vì nó chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Mặc dù vậy người bệnh có thể ăn lòng trắng bởi phần này lại chứa một số chất có lợi cho gan.
Khi ăn trứng, người bệnh cũng cần lưu ý sử dụng trứng sạch được nuôi thả vườn, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
7. Thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị viêm gan B
Các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật chứa nhiều chất béo bão hòa gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Ngoài ra chúng còn bổ sung thêm nhiều Cholesterol có hại. Tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của gan khi bị virus viêm gan B tấn công. Khi chế biến thức ăn, người bệnh nên thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu hay dầu mè…
8. Đồ ăn cay
Các món ăn chứa nhiều tiêu, ớt, riềng, sa tế hay mù tạt khi ăn sẽ gây nóng gan, ức chế chức năng thải độc của gan và ảnh hưởng không tốt đến tiến trình bình phục của tổn thương viêm do siêu vi B gây ra. Cùng với đó, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay có thể gây ra nhiều vấn đề khác ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón.
9. Bị viêm gan B nên kiêng hải sản
Các loại hải sản, chẳng hạn như tôm, cua, mực đều rất nhiều chất đạm cũng như muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho gan.
Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng hải sản mà ăn trong thời gian bị viêm gan B thì các dấu hiệu của dị ứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
10. Đồ hộp
Rau củ quả hay thịt cá đóng hộp đều chứa nhiều natri và chất bảo quản độc hại. Dùng chúng quá nhiều sẽ khiến gan bị sưng phù và suy giảm chức năng trầm trọng.
11. Nhân sâm
Nhân sâm là thảo dược quý, thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy. Tuy nhiên, nó lại hoàn toàn không tốt cho người bị viêm gan B.
Lý do được đưa ra là bởi nhân sâm có tính nóng. Khi ăn vào sẽ làm tăng nhiệt độ ở gan và cũng khiến các triệu chứng như táo bón, nóng trong thường gặp ở người bị viêm gan B trở nên nghiêm trọng hơn.
12. Bệnh viêm gan B nên kiêng ăn thực phẩm chứa độc tố
Chẳng hạn như măng, khoai tây hay khoai lang đã mọc mầm, củ sắn, cà chua còn xanh… Chúng không chỉ gây hại cho gan mà còn khiến người dùng bị ngộ độc.
13. Thức ăn chưa được nấu chín
Các món ăn chưa được nấu chín, chẳng hạn như nộm, gỏi cá, rau sống đều không tốt cho người bị viêm gan B. Chúng vừa khó tiêu, vừa có thể chứa mầm bệnh gây hại cho gan cũng như toàn bộ cơ thể.
14. Thức ăn nhanh
Các thức ăn được bày bán sẵn ngoài lòng lề đường thường tái sử dụng lại dầu ăn đã dùng chiên nhiều lần trước đó, đồng thời không đảm bảo được điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay cả khi không bị viêm gan B thì bạn cũng nên tránh xa nguồn thực phẩm này.
15. Thực phẩm được nhuộm màu và chứa chất tẩy trắng
Viêm gan B kiêng ăn gì? Nhắc đến vấn đề này thì các thực phẩm được nhuộm màu bắt mắt hoặc sử dụng chất tẩy trắng, hàn the như bánh tráng, bún hay phở cũng nên được đề cập đến. Những chất phụ gia thực phẩm đều có thể gây hại trực tiếp cho gan.
16. Món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị
Các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, chẳng hạn như món ướp, xào lăn.. cũng được liệt kê vào danh sách những thực phẩm người bị viêm gan B không nên ăn. Chúng rất hấp dẫn và kích thích vị giác nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến dạ dày bị kích ứng và làm giảm khả năng giải độc của gan.
17. Viêm gan B cần kiêng uống rượu bia
Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn khác là những thứ người bị viêm gan B cần tuyệt đối tránh xa. Chúng sẽ khiến gan bị tổn thương nặng nề hơn, thậm chí gây ung thư gan nếu lạm dụng quá đà.
18. Hạn chế uống cà phê
Cà phê được nhiều người ưa chuộng và sử dụng vào buổi sáng vì thức uống này giúp đầu óc được tỉnh táo, hưng phấn. Tuy nhiên, hoạt chất cafein trong cà phê rất khó phân giải. Nó có thể tích tụ nhiều tại gan, đặc biệt là khi chức năng gan đang bị suy giảm.
Ngoài việc hạn chế sử dụng cà phê, người bị viêm gan B cũng cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc tránh xa những nơi chứa nhiều khói thuốc lá. Trong khói thuốc chứa nhiều nicotin vô cùng độc hại cho gan.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm gan B có lây không, qua đường nào?
Bị viêm gan B nên ăn gì?
Cùng với nắm rõ người bị viêm gan B kiêng ăn gì thì bệnh nhân hãy tìm hiểu tất cả những thực phẩm có lợi cho gan để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chúng bao gồm:
1. Hoa quả tươi
Trái cây tươi, đặc biệt là những loại quả giàu vitamin A, C như cam, dâu tây, việt quất, đu đủ rất có lợi cho người bị viêm gan B. Chúng giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn với virus gây bệnh, đồng thời làm tăng khả năng thải độc của gan.
2. Rau có màu xanh sẫm
Chẳng hạn như súp lơ xanh, rau bina, rau cải canh hay rau ngót. Nhóm rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa ung thư gan.
Ngoài ra, bổ sung lượng chất xơ vừa đủ từ các loại rau có lá màu xanh sẫm cũng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn ở ruột. Điều này giúp người bệnh giảm gánh nặng cho gan và hỗ trợ đào thải bớt độc tố tích tụ trong cơ thể.
3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Người mắc viêm gan B thường thiếu hụt vitamin D do chức năng tổng hợp chất béo của gan nhằm hòa tan loại vitamin này đang bị suy giảm. Chính vì vậy người bệnh nên tăng cường uống sữa để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Mỗi ngày hãy uống từ 200 – 500 ml sữa hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra có thể dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin D khác như sò, dầu gan cá, ngũ cốc…
4. Uống nhiều nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ gan đào thải độc tố qua đường tiết niệu. Người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Có thể thay thế một phần nước lọc bằng nước ép trái cây hay các loại trà thảo mộc như trà atiso, râu bắp, rau má, cây chó đẻ, trà cà gai leo… Chúng được biết đến với tác dụng tiêu độc, làm mát gan, hạ men gan và một số còn có khả năng ức chế sự phát triển của virus viêm gan B.
Xem thêm: TOP 20 các thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung
Một số món ăn tốt cho người bị viêm gan B
Người bệnh viêm gan B có thể sử dụng các thực phẩm có lợi ở trên để chế biến ra nhiều món ăn ngon, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn.
1. Canh cần tây, nấm hương nấu thịt bằm
- Chuẩn bị: Rau cần tây và thịt nạc lợn bằm mỗi loại 100g, 3 tép tỏi, 20g nấm hương khô, muối, hạt nêm
- Rau cần tây cắt bỏ gốc rễ, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Nấm hương cho vào tô nước nóng ngâm cho đến khi mềm, thái sợi mỏng.
- Phi thơm tỏi rồi cho thịt bằm vào xào chín, thêm lượng nước đủ dùng vào nấu sôi.
- Tiếp tục cho nấm hương và cần tây vào nấu chín, nêm chút gia vị cho vừa miệng.
- Dọn ăn khi còn nóng lúc đang đói bụng có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc. Người bị viêm gan B cấp hay mãn tính đều dùng được.
2. Cháo rau má đậu xanh giải độc, làm mát gan
- Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, 1 lạng rau má tươi và 50g đậu xanh tẩy vỏ
- Trước tiên, vo gạo và đậu xanh rồi đem hầm nhừ thành cháo.
- Rau má nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi cháo đun sôi trở lại
- Nêm thêm ít muối, đường rồi tắt bếp.
- Chia ăn 1 – 2 lần khi đói bụng.
3. Canh nấm rơm nấu thịt lợn nhuận táo, bổ tỳ vị, hỗ trợ điều trị viêm gan B mãn tính
- Chuẩn bị: Nấm rơm và thịt nạc lợn mỗi loại 200g
- Thịt lợn cắt nhỏ. Nấm rơm rửa sạch, cắt làm đôi.
- Cả hai cho vào nồi đất, thêm vào một ít nước rồi nấu chín.
- Cuối cùng, nêm gia vị rồi dọn ăn trong bữa cơm.
4. Món cháo gạo lức nấu hải sâm bồi bổ sức khỏe cho người bị viêm gan B
- Chuẩn bị: Cải cúc và hải sâm mỗi loại 40g, gạo lức 80g và 8 quả táo đỏ
- Gạo vo sạch, đem hầm nhừ.
- Hải sâm ngâm vào nước cho mềm. Rau cải cúc rửa, cắt nhỏ.
- Khi cháo nhừ, cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào nấu thêm vài phút.
- Dùng tốt nhất khi còn nóng lúc bụng đói.
5. Món chè táo đỏ đậu phộng giải độc, chống xơ gan
- Chuẩn bị: 30g táo đỏ, 30g đường phèn và 30g đậu phộng (lạc)
- Trước tiên, cho đậu phộng vào nồi nấu khoảng 20 phút rồi mới cho táo đỏ vào.
- Tiếp tục nấu thêm 20 phút nữa, thêm đường phèn vào, quậy tan, tắt bếp.
- Dùng món này hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng trong 30 ngày liên tiếp.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B
Đối với người bị viêm gan B, việc kiêng cữ là điều cần thiết song vẫn cần đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Tùy theo mức độ bệnh mà điều chỉnh chế độ ăn cho thích hợp.
– Nhu cầu dinh dưỡng trong ngày của bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính:
- Năng lượng: 25Kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày
- Protid: 20-30g
- Lipid: 15 – 20g
- Glucid: 50-280g
- Chất lỏng: 2-2,5 lít
– Trường hợp bị viêm gan B mạn tính:
- Năng lượng: 35Kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày
- Protid : 50-75g
- Lipid: 30 – 40g
- Glucid: 310 – 340g
- Chất lỏng: 1,5 – 2 lít
Khi ăn uống cũng cần đảm bảo nguyên tắc:
- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một để không làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho gan
- Khẩu phần ăn bữa sáng nên nhiều hơn các bữa chiều tối. Điều này nhằm đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng hoạt động suốt cả ngày và cho gan có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo vào ban đêm.
- Ưu tiên cho người bệnh dùng các món ăn mềm, lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn
- Lựa chọn thực phẩm an toàn và đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và sử dụng thức ăn cho người bệnh
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan và cắt giảm những thức ăn có hại trong thực đơn.
Đến đây thì thắc mắc “người bị viêm gan B kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt” đã được giải đáp . Hãy cố gắng tuân thủ tốt chế độ kiêng cữ trong ăn uống và tích cực điều trị để mau chóng đẩy lùi bệnh. Nếu còn băn khoăn điều gì, bạn đọc có thể liên hệ ngay với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn, giải đáp.
Tham khảo thêm
- Các xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện
- Bổ Gan Milk Thistle Extrat Puritan’s Pride 1000mg Của Mỹ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!