Những Câu Hỏi Khi Đi Khám Phụ Khoa – Chị Em Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Thăm khám phụ khoa là điều cần thiết và nên được thực hiện định kỳ 6 tháng/ lần nhằm đảm bảo phát hiện những căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn. Tuy nhiên, không phải chị em phụ nữ nào cũng hiểu được điều này. Vì vậy, việc biết được những câu hỏi khi đi khám phụ khoa dưới đây sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt hơn về mặt tâm lý cũng như hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh. 

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết không thể bỏ qua của chị em phụ nữ. Theo lời khuyên của các chuyên gia, chị em phụ nữ nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, hãy đảm bảo chị em ở mọi lứa tuổi, những chị em đã có kinh nguyệt cần thăm khám thường xuyên. 

Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là việc làm cần thiết của chị em phụ nữ, nên thực hiện 6 tháng một lần

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà (Nguyên Trưởng khoa Phụ tại Bệnh viện YHCT Trung ương) khuyến khích phụ nữ nên thực hiện thăm khám phụ khoa lần đầu tiên trong giai đoạn từ 13 – 15 tuổi. Ngoài ra, việc thăm khám phụ khoa nên được thực hiện trước khi kết hôn, trước khi mang thai. Hoặc với những người cảm thấy cơ thể, cụ thể là cơ quan sinh dục có những biểu hiện bất thường như ngứa ngáy, ra khí hư bất thường… nên đi khám phụ khoa lần đầu càng sớm càng tốt.

Đây là điều hết sức bình thường, nếu muốn thăm khám lần đầu nhưng chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến của người thân, cha mẹ để tạo tâm lý thoải mái hơn. 

Việc thường xuyên khám phụ khoa sẽ giúp sớm phát hiện những bất thường hoặc kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ở cơ quan sinh dục, đồng thời có những biện pháp điều trị can thiệp kịp thời. Trong quá trình thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng cơ quan sinh dục ngoài gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, cơ quan sinh dục trong gồm vòi trứng, tử cung và buồng trứng. 

Khám phụ khoa chỉ đơn thuần là cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa bác sĩ và người bệnh. Bên cạnh đó người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo… để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh. 

Việc thăm khám phụ khoa định kỳ đem lại những lợi ích gì?

Cơ quan sinh dục là một trong những cơ quan có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ. Đây cũng là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, theo thống kê của Bộ Y tế có đến hơn 90% nữ giới từng ít nhất 1 lần gặp phải bệnh lý phụ khoa. 

Việc thăm khám phụ khoa định kỳ đem lại những lợi ích gì?
Việc thăm khám phụ khoa sớm sẽ giúp phát hiện các bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như hỗ trợ bảo vệ sức khỏe

Vì vậy, việc thăm khám phụ khoa sớm và thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

  • Phát hiện sớm các bệnh ảnh hưởng khả năng sinh sản: Thông qua các biện pháp kiểm tra cả trong và ngoài cơ quan sinh dục sẽ giúp phát hiện các bệnh liên quan ngay từ giai đoạn sớm. Có thể kể đến một số bệnh như viêm âm đạo, u nang buồng trứng, u xơ tử cung… và tiến hành can thiệp điều trị kịp thời. 
  • Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe: Việc thăm khám phụ khoa định kỳ còn giúp bác sĩ đưa ra những thông tin cơ bản về sức khỏe sinh sản của chị em. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng cách chăm sóc vệ sinh cơ quan sinh dục, hướng dẫn cách quan hệ, cách phòng tránh thai hay cách thụ thai theo ý muốn… Từ đó, giúp chị em tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vùng kín khoa học. 

Những câu hỏi khi đi khám phụ khoa chị em cần biết

Khám phụ khoa là việc làm chị em phụ nữ không thể nào bỏ qua và để việc thăm khám đem lại kết quả chính xác chị em nên ghi nhớ một số thông tin của bản thân để trả lời những câu hỏi của bác sĩ đưa ra trong quá trình khám. 

Thông tin cá nhân

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh nhân thân và làm thủ tục thăm khám:

  • Tuổi tác
  • Bạn đã từng quan hệ tình dục chưa?
  • Tuổi tác của chồng bạn

Lịch sử về các yếu tố phụ khoa

Ghi nhớ các mốc thời điểm của những yếu tố phụ khoa như:

  • Thời điểm lần đầu xuất hiện kinh nguyệt
  • Ngày bắt đầu có kinh gần nhất
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có đều đặn hay không
  • Hiện tại bạn có đang sử dụng các biện pháp ngừa thai nào hay không
  • Bạn đã từng thực hiện thăm khám phụ khoa lần nào chưa? Nếu có thì thời gian khám gần đây nhất?
  • Kết quả thăm khám phụ khoa như thế nào của cả hai vợ chồng
  • Có đảm bảo được mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng hay không?
  • Chị em đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật phụ khoa nào hay chưa?
  • Cơ quan sinh dục có xuất hiện những triệu chứng phụ khoa bất thường nào hay không. 

Tham khảo thêm: Có nên dùng thuốc đặt phụ khoa Đông Y? Vì sao?

Lịch sử mang thai và sinh con

Bác sĩ cũng sẽ hỏi kỹ hơn về lịch sử mang thai và sinh con như:

Lịch sử mang thai và sinh con
Ghi nhớ các yếu tố phụ khoa như kinh nguyệt, đã từng mangn thai hay chưa… để bác sĩ có thêm cơ sở đánh giá, chẩn đoán bệnh
  • Chị em đã từng mang thai hay chưa?
  • Có từng bị sảy thai hay phá thai không? Thai bao nhiêu tuần, thai kỳ có khỏe mạnh không? Nếu có biến chứng thì nguyên nhân là gì?
  • Bạn có từng thực hiện nạo hay nong buồng tử cung hay không, có để lại biến chứng sau phẫu thuật hay không?
  • Quá trình mang thai có suôn sẻ hay không, có từng mang thai ngoài tử cung hay có thực hiện phẫu thuật nào hay không?
  • Nếu đã từng sinh con thì chị em đã sinh con bao nhiêu lần, thời gian cụ thể mỗi lần sinh con, giới tính, trọng lượng của thai, sinh thường hay sinh mổ và trong quá trình sinh con có khó khăn, biến chứng hậu sản nào hay không?..

Quá trình dùng thuốc, sinh hoạt hằng ngày

Việc sử dụng các loại thuốc và chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những yếu tố hàng đầu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ quan sinh dục. Cụ thể, bác sĩ sẽ hỏi kỹ lưỡng một số câu hỏi như:

  • Hiện tại bạn có đang sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nào không? Nếu có thể hãy đưa cho bác sĩ đơn thuốc bạn được kê sử dụng. 
  • Có tiền sử bị dị ứng với loại thuốc nào hay không?
  • Người bệnh có đang sử dụng chất kích thích nào không?
  • Chế độ ăn uống hằng ngày có khoa học hay kiêng cữ gì không? Cân nặng có thay đổi bất thường hay không?
  • Chị em có thường xuyên tắm hơi hay sử dụng bồn tắm nước nóng hay không?
  • Trong thời gian gần đây, chị em có thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, các loại sơn, thuốc trừ sâu, thuỷu ngân, chì, tia bức xạ, các dung môi, chất độc hại…
  • Hoạt động sinh hoạt tình dục của bạn và chồng? Có thực hiện các biện pháp ngừa thai nào hay không? 
  • Có thực hiện vệ sinh âm đạo, có sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín hay không?
Quá trình dùng thuốc, sinh hoạt hằng ngày
Ghi chếp cẩn thận lịch sử quá trình sử dụng thuốc hay các hoạt động sinh hoạt gần đây để thông báo cho bác sĩ

Tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình

Ngoài yếu tố sức khỏe, bệnh tật của bản thân, chị em cũng sẽ được bác sĩ hỏi thêm lịch sử y tế của gia đình như:

  • Bản thân và những người trong gia đình có từng mắc các bệnh lý nghiêm trọng nào hay không. Đặc biệt là những bệnh mãn tính như động kinh, cao huyết áp, tiểu đường hay các bệnh với biểu hiện co giật, ung thư hay các bệnh về rối loạn mô liên kết như nổi ban đỏ, viêm thấp khớp
  • Bạn có đang tiếp xúc với bất kỳ người nào trong gia đình đang mắc bệnh truyền nhiễm hay không?
  • Chồng, gia đình chồng hay gia đình của bạn có ai mắc các bệnh lý di truyền, bệnh nam khoa hay không?
  • Bạn đã từng thực hiện phẫu thuật chưa, nguyên nhân phải phẫu thuật, thời gian phẫu thuật và có từng gây mê hay chưa?

Những câu hỏi chị em nên hỏi khi thăm khám phụ khoa

Bên cạnh những câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi vừa kể trên, chị em phụ nữ thăm khám phụ khoa, đặc biệt là những người thăm khám lần đầu tiên nên ghi nhớ một số câu hỏi và thẳng thắn trao đổi:

Cần thực hiện các xét nghiệm nào?

Sau quá trình thực hiện thăm khám lâm sàng cùng các bước kiểm tra cơ quan sinh dục, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm phổ biến như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo, siêu âm…

Lúc này, chị em nên hỏi lại một số thông tin về các xét nghiệm này kỹ hơn như mục đích thực hiện, quá trình thực hiện, bao lâu có kết quả và chi phí thực hiện. 

Hỏi kỹ về kết quả thăm khám của bản thân

Sau khi đã có kết quả thăm khám, thay vì chỉ nghe theo những gì bác sĩ thông tin và chỉ định, người bệnh cũng hãy chủ động hơn trong việc hỏi han về kết quả thăm khám, những chỉ số thông tin xét nghiệm, kết quả bệnh.

Chị em có thể hỏi và nhờ bác sĩ chỉ rõ bộ phận vùng kín bị viêm nhiễm, giải thích cặn kẽ về hướng phát triển của bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Hỏi về nguyên nhân gây bệnh

Hãy chủ động hỏi rõ bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh cùng các yếu tố nguy cơ khiến bệnh ngày càng tiến triển xấu hơn. Sau khi đã hiểu được nguyên nhân gây bệnh, hãy hỏi kỹ hơn về biện pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, đừng quên chia sẻ với bác sĩ về các thói quen sinh hoạt, quan hệ tình dục hằng ngày cũng như tiền sử của bệnh… để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. 

Hỏi về nguyên nhân gây bệnh
Thay vì chỉ nghe những gì bác sĩ đưa ra về kết quả chẩn đoán, người bệnh nên chủ động hỏi kỹ hơn về những gì chưa hiểu

Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị

Thay vì chỉ răm rắp làm theo phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định như sử dụng thuốc hay hay các thủ thuật điều trị…, chị em nên chủ động hỏi kỹ hơn về công dụng của phương pháp đó, thuốc có tác dụng phụ hay không, sử dụng bao lâu thì khỏi, biến chứng của thuốc cũng như cách xử lý các biến chứng nhanh nhất, hiệu quả. 

Bên cạnh đó, nếu bác sĩ yêu cầu thực hiện các biện pháp ngoại khoa, người bệnh cần hỏi kỹ hơn về ưu và nhược điểm của phương pháp đó, những lợi ích cũng như rủi ro mà phương pháp này đem lại, thời gian điều trị có lâu hay không, có yêu cầu gì khi điều trị, kiêng cữ trong quá trình điều trị ra sao cho tốt nhất…

Có biện pháp điều trị nào tốt hơn không?

Câu hỏi này rất quan trọng và người bệnh không nên bỏ qua. Hầu hết những trường hợp sau khi thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị và người bệnh sẽ tuân theo biện pháp đó chứ không nghĩ đến các phương pháp khác có thể sẽ đem lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có thể vì muốn tiết kiệm chi phí cho bạn mà bác sĩ không gợi ý.

Có biện pháp điều trị nào tốt hơn không?
Không nên bỏ qua các câu hỏi về biện pháp xét nghiệm, cách điều trị phù hợp với bệnh lý phụ khoa đang mắc phải

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh phụ khoa, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm nhược điểm như hiệu quả, chi phí, thời gian điều trị khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi kỹ bác sĩ về phương pháp điều trị và phù hợp với từng trường hợp người bệnh. 

Có nên kết hợp chữa bệnh đông y hay biện pháp dân gian không?

Với một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh phụ khoa có thể kết hợp chữa trị bằng biện pháp Đông y – Tây y để làm tăng hiệu quả điều trị. Biện pháp này đã được chứng minh về hiệu quả cũng như đã được áp dụng thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh. Vì vậy, chị em hãy hỏi kỹ về phương pháp điều trị kết hợp này, sử dụng loại thuốc nào cũng như nhờ bác sĩ tư vấn, chỉ dẫn cụ thể. 

Còn trường hợp bác sĩ đưa ra lời khuyên không nên áp dụng thì không nên tự ý mua về sử dụng. Vì nếu tự ý dùng sai cách có thể gây ra những biến chứng khó lường. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng hoặc địa chỉ mua thuốc Đông y đáng tin cậy, uy tín. 

Gợi ý: Các loại thuốc trị viêm phụ khoa tốt nhất – Nên lưu ý gì khi dùng?

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao cho hiệu quả?

Để bảo vệ sức khỏe tổng quát và sức khỏe phụ khoa, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Vì vậy, đây là một trong những câu hỏi không nên bỏ qua khi đi khám phụ khoa.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao cho hiệu quả?
Sau khi thăm khám phụ khoa, chị em nên chủ động hỏi kỹ hơn về chế độ ăn uống, nên ăn gì kiêng gì tốt cho cơ quan vùng kín

Ngoài ra, chị em cũng đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những thói quen sinh hoạt, cách quan hệ tình dục, cách vệ sinh vùng kín hiệu quả, loại dung dịch vệ sinh và cách thực hiện chăm sóc vùng kín an toàn, hiệu quả…

Hỏi về cách phòng tránh bệnh

Những bệnh lý phụ khoa như nhiễm trùng nấm, viêm âm đạo, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung… thường có nguy cơ tái phát rất cao nếu quá trình điều trị không dứt điểm và đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy, chị em hãy chủ động hỏi bác sĩ về nguy cơ này và cách phòng bệnh hiệu quả thông qua cách chăm sóc cũng như ngăn ngừa các yếu tố khiến bệnh tái nhiễm…

Thời gian nên tái khám

Có rất nhiều trường hợp sau khi thăm khám phụ khoa và chữa trị nhưng lại quên đi thời gian tái khám mặc dù bác sĩ đã căn dặn hoặc ghi rõ ràng trong sổ khám bệnh nhưng bạn không chú ý. Vì vậy, hãy chủ động hỏi kỹ cho bác sĩ về thời gian tái khám khi nào là tốt nhất, khi tái khám cần chú ý gì, có cần chuẩn bị gì hay không hoặc tái khám ngay khi có các triệu chứng nào…

Khám phụ khoa ở đâu uy tín

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa cho chị em lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, chính xác, người bệnh nên tìm đến những cơ sở đã có uy tín nhiều năm, đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng về đội ngũ bác sĩ, phương pháp áp dụng,…

Đọc thêm: Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Lá Lốt Được Nhiều Người Tin Dùng

Một số lưu ý khi thực hiện thăm khám phụ khoa

Trên thực tế, khám phụ khoa là quá trình thăm khám đơn giản, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh được bác sĩ cung cấp những kiến thức điều trị cơ bản, chị em cũng cần lưu ý một số lưu ý sau đây để đem lại kết quả thăm khám hiệu quả nhất:

  • Không nên thăm khám phụ khoa vào những ngày đèn đỏ đang hành kinh: Vì sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Máu kinh cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, mùi hôi của máu kinh khiến chị em cảm thấy không thoải mái trong quá trình thăm khám. 
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này: Sự xuất hiện của tinh trùng lẫn trong dịch âm đạo hoặc các tế bào nằm sâu bên trong tử cung có thể làm ảnh hưởng sai lệch về kết quả chẩn đoán, xét nghiệm.
  • Tránh thụt rửa âm đạo và không dùng dung dịch vệ sinh: Sử dụng nước rửa vệ sinh và thụt rửa âm đạo là điều cần tránh thực hiện trước khi thăm khám phụ khoa. Các tế bào gây bệnh trôi mất sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thăm khám. Thay vào đó, nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm là tốt nhất. 
  • Chuẩn bị đủ các thông tin cần tư vấn: Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình thăm khám diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. 
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng: Không nên quá áp lực và lo lắng vì thực chất đây cũng chỉ là một cuộc kiểm tra sức khỏe nhẹ nhàng, không quá đáng sợ.
  • Chọn lựa địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín: Nên chọn lựa một cơ sở y tế hoặc bệnh viện khám phụ khoa uy tín, đáng tin cậy. 
Một số lưu ý khi thực hiện thăm khám phụ khoa
Thăm khám phụ khoa rất đơn giản, không quá phức tạp nên chị em không cần phải quá lo lắng, chuẩn bị tâm lý và các yếu kỹ lưỡng các yếu tố khác

Một số lưu ý khác: 

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích, thức ăn ngọt, chế biến nhiều dầu mỡ trước khi thăm khám phụ khoa. Đây là những tác nhân có chứa nhiều chất làm tăng nhiệt độ cơ quan sinh dục, làm tăng dịch tiết âm đạo, vô tình tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển hơn so với bình thường. 
  • Khi đi khám nên mặc đồ rộng rãi để việc thăm khám được thuận lợi và dễ dàng hơn. 
  • Nên nhịn ăn vào buổi sáng trước khi đi khám và uống nhiều nước để bù trừ. 
  • Chuẩn bị đầy đủ chi phí gồm chi phí thăm khám, xét nghiệm và điều trị cùng các chi phí khác. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về những câu hỏi khi đi khám phụ khoa cũng như bỏ túi các kinh nghiệm khám phụ khoa nữ giới chi tiết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho quá trình thăm khám.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:42 - 05/03/2024 - Cập nhật lúc: 13:23 - 27/05/2024
Chia sẻ:
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng khi mang thai cần được can thiệp kịp lúc và đúng cách để tránh nguy cơ…

Ngứa Vùng Kín Sau Sinh Và Cách Điều Trị An Toàn

Ngứa vùng kín sau khi sinh là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình…

Siêu âm có phát hiện được lạc nội mạc tử cung Siêu âm có phát hiện được lạc nội mạc tử cung không?

Siêu âm có phát hiện được lạc nội mạc tử cung không sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác…

Tới tháng đau bụng kinh dữ dội – Nguyên nhân & cách chữa

Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu cho thấy cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục đang…

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và cách trị Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và cách trị

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên của ung thư cổ tử cung, có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua