Chỉ số GGT là gì? GGT trong máu cao có nguy hiểm không?
Cùng với AST và ALT, GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng, thực hiện vai trò lớn với chức năng gan. Xác định được chỉ số GGT sẽ góp phần đánh giá mức độ khỏe mạnh cũng như sớm phát hiện khi gan gặp tổn thương.
Chỉ số GGT là gì?
Gamma-glutamyl transferase (GGT) là một loại enzyme được tìm thấy trong nhiều cơ quan trên khắp cơ thể, với nồng độ cao nhất được xác định trong gan. Chỉ số GGT tăng cao trong máu khi mắc hầu hết các bệnh gây tổn thương gan hay ống mật.
Thông thường, GGT có mặt ở mức độ thấp, nhưng trong trường hợp gan bị tổn thương thì chỉ số GGT có thể tăng lên. GGT thường là men gan đầu tiên tăng trong máu khi có bất kỳ ống dẫn mật nào mang mật từ gan tới ruột bị tắc nghẽn, có thể là do khối u hay sỏi. Chính điều này khiến cho GGT trở thành chỉ số men gan nhạy cảm nhất để phát hiện các vấn đề bất thường về ống mật.
Tuy nhiên, xét nghiệm GGT không đặc biệt cũng như không hữu ích trong việc phân biệt giữa các nguyên nhân gây tổn thương gan vì nó có thể tăng ở nhiều loại bệnh về gan. Điển hình như ung thư gan, viêm gan do virus và một số tình trạng không phải do gan khác, ví dụ như hội chứng mạch vành cấp tính .
Cũng chính vì lý do này, xét nghiệm GGT không được khuyến khích thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, nó sẽ rất hữu ích khi kết hợp với các xét nghiệm khác. Đồng thời có tác dụng tốt trong việc xác định nguyên nhân gây ra mức độ phosphatase kiềm (ALP) cao, đây là một loại enzyme khác được tìm thấy trong gan.
Xem thêm: Các xét nghiệm chức năng gan mới nhất
Chỉ số GGT dùng để làm gì?
Chỉ số gamma-glutamyl transferase (GGT) có thể được sử dụng nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây tăng phosphatase kiềm (ALP) . Cả ALP và GGT đều sẽ tăng trong bệnh về ống mật hay trong một số bệnh về gan.
Tuy nhiên chỉ số ALP sẽ tăng trong bệnh xương, còn GGT thì không. Do đó, nếu mức GGT là bình thường ở một người có ALP cao thì nguyên nhân gây ra ALP tăng cao rất có thể là do bệnh xương.
Chỉ số GGT còn được sử dụng để giúp phát hiện bệnh gan hay tắc nghẽn ống mật. Xét nghiệm GGT thường được kết hợp với hay theo dõi các xét nghiệm gan khác như ALT, ALP, AST và bilirubin. Tóm lại, chỉ số GGT tăng cho thấy gan đang bị tổn thương nhưng không chỉ ra một nguyên nhân cụ thể gây ra.
Ngoài ra, chỉ số GGT còn có thể được sử dụng với mục đích sàng lọc lạm dụng rượu mãn tính (chất này có xu hướng tăng ở khoảng 75% người nghiện rượu mãn tính). Đồng thời giúp theo dõi việc sử dụng hay lạm dụng rượu ở những người đang trong quá trình điều trị viêm gan do rượu hoặc chứng nghiện rượu.
Khi nào nên làm xét nghiệm GGT?
Một bài kiểm tra GGT thường được yêu cầu trong trường hợp mức ALP trong máu tăng cao . Xét nghiệm ALP có thể được yêu cầu một mình hay là một phần của bảng điều trị gan thông thường. Mục đích là để sàng lọc tổn thương gan, ngay cả khi triệu chứng chưa xuất hiện.
Xét nghiệm GGT có thể được yêu cầu khi kết quả xét nghiệm ALP cao nhưng các xét nghiệm khác như AST và ALT không có dấu hiệu tăng. Ngoài ra, xét nghiệm GGT cũng có thể được yêu cầu cùng với một xét nghiệm chức năng gan khác. Đặc biệt là trường hợp cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng gợi ý bệnh gan. Một số dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi
- Ăn không ngon miệng
- Buồn nôn và ói mửa
- Bụng sưng và đau
- Vàng da
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân có màu sáng
- Ngứa ngáy, châm chích trên da
Bên cạnh đó, xét nghiệm GGT cũng có thể được chỉ định đối tượng có tiền sử lạm dụng rượu. Khi đã hoàn thành việc điều trị nghiện rượu thì xét nghiệm này sẽ có mục đích theo dõi việc tuân thủ chương trình điều trị.
Tham khảo thêm: Xơ Gan Do Rượu – Chẩn đoán và điều trị
Một số yếu tố khiến chỉ số GGT tăng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GGT trong máu mà không liên quan đến các vấn đề về gan hay ống dẫn mật. Phải kể đến như:
- Sử dụng 1 lượng rượu nhỏ trong vòng 24 giờ cũng có thể gây ra sự gia tăng chỉ số GGT tạm thời.
- Chỉ số GGT cũng có thể tăng khi hút thuốc lá.
- Nồng độ GGT tăng cao có thể là do bệnh tim mạch hay tăng huyết áp.
- Mức độ GGT được cho là sẽ tăng lên theo tuổi ở phụ nữ.
Ngoài những yếu tố trên thì việc sử dụng một số loại thuốc tây cũng có thể khiến mức GGT tăng cao. Phải kể đến một số thuốc sau:
- Phenytoin
- Carbamazepine
- Phenobarbital
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống nấm
- Thuốc hạ lipid
Trong khi đó, một số loại thuốc khác như thuốc tránh thai đường uống hay Clofibrate lại có thể làm cho chỉ số GGT giảm xuống.
Chỉ số GGT tăng cao có nguy hiểm không?
Chỉ số GGT bình thường dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L. Mức độ 40 – 80 UI/L được cho là tăng nhẹ, 80 – 200 UI/L là tăng trung bình và trên 200 UI/L là tăng cao.
Chỉ số GGT tăng cao được đánh giá là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi nó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩm. Nhiều bệnh lý nếu không can thiệp cũng như điều trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Nồng độ GGT tăng cao cho thấy một tình trạng hay bệnh đang gây hại cho gan nhưng không thể hiện cụ thể là vấn đề gì. Nói chung, cấp độ càng cao thì tổn thương gan sẽ càng lớn. Mức tăng có thể là do các bệnh về gan, thường gặp nhất là viêm gan hay xơ gan.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng cũng có thể là do các tình trạng khác, ví dụ như suy tim sung huyết, viêm tụy hay tiểu đường. Ngoài ra, GGT cao cũng có thể được gây ra bởi lạm dụng rượu hay sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan.
Chỉ số GGT có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của gan. Bạn nên làm xét nghiệm GGT định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về gan hay những vấn đề sức khỏe khác liên quan.
Có thể bạn quan tâm
- TOP 20 thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung
- Địa chỉ xét nghiệm viêm gan tốt nhất 2024
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!