Các xét nghiệm, kiểm tra chức năng gan mới nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xét nghiệm chức năng gan là những thủ thuật cần thiết để đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý về gan mật. Bao gồm xét nghiệm Globulin huyết thanh, Protein máu hay kiểm tra chỉ số men gan ALP…

Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Xét nghiệm chức năng gan là các xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các vấn đề xảy ra ở gan. Các xét nghiệm này thường bao gồm kiểm tra nồng độ protein và enzym trong máu của người bệnh.

xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn
Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán các tổn thương ở gan

Protein là các phân tử cần thiết góp phần hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh. Trong khi enzym là các tế bào có trách nghiệm hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Việc kiểm tra nồng độ Protein và enzym trong máu có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các loại bệnh về gan trong giai đoạn đầu. 

Tuy nhiên không phải lúc nào các xét nghiệm gan cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh gan. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan định kỳ để đánh giá được hiệu quả và theo dõi tiến triển bệnh.

Xem thêmChẩn Đoán Xơ Gan – Tiêu Chuẩn và Các Xét Nghiệm Cần

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan để làm gì?

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể được sử dụng cho các mục đích như:

  • Kiểm tra, chẩn đoán, đánh giá tình trạng tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm virus ở gan.
  • Theo dõi sự phát triển của các bệnh gan bao gồm bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc kiểm tra liệu trình điều trị có mang lại hiệu quả hay không.
  • Kiểm tra, ước lượng các giai đoạn của bệnh gan, đặc biệt là xơ gan.
  • Kiểm tra, đánh giá tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc điều trị bệnh gan.
  • Trong một số trường hợp, kiểm tra chức năng gan có thể được chỉ định cho mục đích khác. Hãy trao đổi với bác sĩ để được giải thích phù hợp.

Xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm chức năng gan thường có nhiều yêu cầu đối với người bệnh. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác để không làm ảnh hưởng đến kết quả.

Thông thường trước khi thực hiện kiểm tra chức năng gan, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tránh một số loại thức ăn trước 6 tiếng. Việc lấy máu thường được thực hiện vào buổi sáng và khi người bệnh đang đói. Đây là lúc thành phần sinh hóa trong máu tương đối ổn định. Do đó, kết quả xét nghiệm thường chính xác, ít sai lệch.

Nếu lấy máu sau khi ăn, thành phần sinh hóa trong máu có thể bị ảnh hưởng hoặc thay đổi tạm thời. Điều này có thể cản trở quá trình chẩn đoán lâm sàng thông qua kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra trước xét nghiệm, người bệnh cũng không được sử dụng thuốc, thuốc bổ, vitamin, thực phẩm chức năng và các chất bổ sung khác.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện

Xét nghiệm chức năng gan gồm những gì?

Khi chức năng gan bị rối loạn sẽ làm cho nồng độ các chất trong máu thay đổi. Do đó, việc xét nghiệm chức năng gan thường là kiểm tra nồng độ một số hóa chất có trong máu như:

1. Xét nghiệm tổng hợp chức năng gan

Xét nghiệm này bao gồm các kỹ thuật như:

  • Xét nghiệm Protein máu:

Hầu hết các protein máu đều được tổng hợp ở gan. Do đó rối loạn protein máu có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

  • Xét nghiệm Globulin huyết thanh:

Globulin được sản xuất và tổng hợp ở nhiều nơi trong cơ thể bao gồm cả gan. Nồng độ Globulin trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu của xơ gan, bệnh viêm gan tự miễn hoặc xơ gan ứ mật nguyên phát.

xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền
Xét nghiệm Globulin huyết thanh có thể giúp đánh giá chức năng gan và phát hiện một số bệnh lý liên quan đến gan
  • Xét nghiệm Albumin huyết thanh:

Albumin là chất duy trì áp lực keo trong lòng mạch và hỗ trợ vận chuyển các chất có trong máu. Gan là bộ phận duy nhất có thể tổng hợp Albumin trong cơ thể.

Khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của Albumin là khoảng 3 tuần. Do đó, nồng độ Albumin trong máu giảm có thể là dấu hiệu của các bệnh gan mãn tính hoặc tổn thương gan vô cùng nghiêm trọng.

  • Kiểm tra thời gian Prothrombin (PT):

Đây là thời gian chuyển đổi Prothrombin thành Thrombin hay còn gọi là thời gian để máu đông lại thành cục máu đông.

Gan là nơi tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu. Do đó, chỉ số PT thay đổi có thể là dấu hiệu tổn thương gan bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư gan. Thời gian đông máu càng kéo dài tình trạng tổn thương gan càng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu ung thư gan giúp nhận biết và điều trị bệnh trong giai đoạn sớm

2. Nhóm xét nghiệm chức năng bài tiết và khử độc của gan

Chức năng bài tiết và khử độc của gan có thể được đánh giá thông qua các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nồng độ Bilirubin trong huyết thanh:

Bilirubin là chất được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Chất này làm cho dịch mật có màu vàng xanh. Khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao có thể dẫn đến vàng da và mắt.

Nồng độ Bilirubin tăng cao có thể liên quan đến một số vấn đề ở gan và mật như viêm gan, xơ gan, xơ gan ứ mật, tắc nghẽn đường mật, ung thư đường mật,… hoặc do uống nhiều rượu trong thời gian dài.

kiểm tra chức năng gan cần làm xét nghiệm gì
Xét nghiệm Bilirubin để kiểm tra các vấn đề ở gan, mật là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan
  • Xét nghiệm Urobilinogen:

Đây là chất chuyển hóa Bilirubin tại ruột già và tái hấp thu Bilirubin vào máu trước khi bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp ống mật bị tắc hoàn toàn, trong nước tiểu sẽ không có sự xuất hiện của Urobilinogen.

Urobilinogen tăng cao trong nước tiểu thường xuất hiện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc các bệnh lý về gan.

  • Xét nghiệm ALP (Alkalin Phosphatase):

ALP là enzym thủy phân Phosphatase có nguồn gốc từ xương và gan. Xét nghiệm men gan ALP thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng tắc mật. Sự tăng trưởng quá mức của ALP thường là dấu hiệu tăng trưởng của các tế bào gan và tế bào biểu mô ống mật.

  • Xét nghiệm GGT, g-GT (G – Glutamyl Transferase , G – Glutamyl Transpeptidase):

GGT và g – GT là những enzym có trong máu. Khi nồng độ cá enzym này tăng cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu tổn thương gan hoặc các bệnh lý về mật.

Ngoài ra, tăng trưởng bất thường GGT đôi khi có thể là dấu hiệu suy thận, nhồi máu cơ tim, bệnh tiểu đường, bệnh phổi hoặc viêm tụy cấp tính.

  • Xét nghiệm NH3 (Amoniac trong máu):

Amoniac được sản xuất từ protein trong máu và vi khuẩn trong đại tràng. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm khử độc NH3, do đó những bệnh nhân gan thường có nồng độ NH3 trong máu cao. Nồng độ NH3 cao có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hoặc dẫn đến teo cơ.

3. Xét nghiệm đánh giá mức độ hoại tử tế bào gan

Đây là xét nghiệm chức năng gan được sử dụng để kiểm tra các loại enzym hỗ trợ chuyển hóa protein có trong gan (hay còn gọi là men gan). Sự tăng trưởng bất thường của các enzym này có thể là dấu hiệu tổn thương gan.

Các xét nghiệm phổ biến thường bao gồm:

+ Xét nghiệm enzym ALT (Alanine Aminotransferase) và AST (Aspartate Aminotransferase):

ALT là enzym phân giải xuất hiện phổ biến ở bào tương của gan. Do đó, sự tăng trưởng bất thường của ALT có thể là dấu hiệu của tổn thương gan hoặc viêm gan.

AST là enzym phổ biến và xuất hiện chủ yếu ở tế bào gan. Do đó việc xuất hiện một lượng lớn nồng độ AST trong máu có nghĩa là gan đã bị tổn thương. Ngoài ra, đôi khi AST cũng tăng bất thường do các vấn để về xơ xương hoặc tim mạch.

Tỷ lệ tăng trưởng ALT và AST có liên quan đến một số bệnh gan như:

  • Tăng nhẹ (<100 UI / L) thường là tình trạng nhiễm virus nhẹ, bệnh gan mạn tính khu trú hoặc lan tỏa và tình trạng tắc mật.
  • Tăng vừa (<300 UI / L) thường là dấu hiệu của bệnh viêm gan do rượu. Men gan chủ yếu tăng là AST tuy nhiên chỉ số tăng trưởng thường chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 2 – 10 lần. Chỉ số ALT có thể bình thường hoặc thấp hơn nồng độ trung bình.
  • Tăng cao (<300 UI / L) thường là dấu hiệu hoại tử tế bào gan như viêm gan do virus, tổn thương gan do độc tố hoặc trụy mạch kéo dài.
xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm ALT trong máu kiểm tra chức năng gan

+ Xét nghiệm LDH (Lactat Dehydrogenase):

Đây là xét nghiệm không đặc hiệu cho cho các bệnh lý về gan. Bởi vì men này xuất hiện ở hầu hết các mô (tim, xương, cơ, thận, hồng cầu, tiểu cầu và cách hạch bạch huyết).

Men LHD 5 là men đặc hiệu cho gan và biểu hiện cho các bệnh lý ở gan. Chỉ số LHD 5 bình thường là 5 – 30 UI / L. Do đó, khi chỉ số tăng cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu hoại tử các mô, tế bào gan hoặc tình trạng sốc gan.

+ Xét nghiệm Ferritin:

Đây là một loại protein dự trữ và hấp thu sắt ở đường tiêu hóa, tùy theo nhu cầu của cơ thể. Nồng độ Ferritin tăng cao có thể là dấu hiệu hoại tử tế bào gan cấp tính hoặc mạn tính và bệnh viêm gan C.

Ngoài ra, nồng độ Ferritin có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu máu thiếu sắt, người ăn chay trường, người thường xuyên hiến máu, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân bị xuất huyết rỉ rả. Tăng Ferritin cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ứ sắt mô, các bệnh ung thư, ngộ độc rượu, hội chứng viêm và nhiễm trùng.

Kết quả và giá trị của các xét nghiệm chức năng gan thường không giống nhau giữa những nơi xét nghiệm khác nhau. Do đó, việc chênh lệch kết quả khi thực hiện kiểm tra chức năng gan ở nhiều nơi là vô cùng bình thường. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cũng không giống nhau ở nam và nữ giới.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan A & Thông tin cần biết

4. Kiểm tra định lượng chức năng gan

Ngoài các xét nghiệm phổ biến để đánh giá chức năng gan, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm kiểm tra khác. Các thủ thuật này thường được chỉ định trước khi phẫu thuật gan như cắt, ghép gan hoặc nghiên cứu các bệnh lý về gan. Các xét nghiệm định lượng chức năng gan phổ biến bao gồm:

  • Đo khả năng thanh lọc BSP (Bromosulfonephtalein)
  • Đo khả năng lọc Indocyanine Green
  • Đo khả năng lọc Antipyrine
  • Kiểm tra chất lượng hơi thở Aminopyrine
  • Đo khả năng lọc caffeine trong máu
  • Đo khả năng thải Galactose.

Xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền?

Giá xét nghiệm chức năng gan tại các cơ sở y tế dao động từ 100.000 đến 500.000 VNĐ. Mức giá này có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Các loại xét nghiệm cụ thể bạn cần thực hiện.
  • Bệnh viện hoặc phòng khám bạn chọn
  • Tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị y tế hỗ trợ.

Nếu bạn hoặc người thân cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan, hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế dự định thực hiện để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Tóm lại, xét nghiệm chức năng gan thường được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu tổn thương gan. Do đó, bạn nên thực hiện định kỳ để tầm soát các bệnh lý về gan. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn những vấn đề cần chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm nhằm thu được kết quả chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Các xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện

Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm gan, sinh thiết gan, xét…

Triệu chứng của bệnh viêm gan B và cách phòng tránh

Viêm gan siêu vi B (viêm gan B) là một bệnh về gan thuộc hàng phố biến nhất tại Việt…

Loại viêm gan nào nguy hiểm nhất, vì sao?

Viêm gan có nhiều loại như viêm gan tự miễn, viêm gan virus hay viêm gan nhiễm độc,... Mỗi loại…

Bảo nam Ích can thang chữa viêm gan c Hành trình chữa bệnh viêm gan C của chàng lập trình viên

“Tôi có hành trình hơn 5 năm điều trị viêm gan C, nếu ai đã từng bị chắc cũng biệt,…

Detox Orgreen – Giải pháp hỗ trợ hạ men gan đột phá của thế kỷ 21

Detox Orgreen được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc là sản phẩm giải độc, hạ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua